Đại kế hoạch tài chính, đối ngoại, giáo dục và truyền thông của IS
Loại bỏ mọi ràng buộc với phương Tây, quản lý chặt ngành dầu mỏ, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các giá trị Hồi giáo là những điều thủ lĩnh IS khẳng định sẽ giúp chúng thiết lập một “nhà nước” vững mạnh.
Chiến binh IS. Ảnh: Alarabiya
Theo The Guardian, trong tài liệu nội bộ 24 trang bị rò rỉ của IS, những kẻ cầm đầu khẳng định chúng phải thoát khỏi sự ràng buộc với phương Tây, thông qua việc tự kiểm soát tài sản, giảm chi phí và xem buôn bán với bên ngoài như nguồn thu nhập chính.
Cụ thể, IS nói rằng chúng chỉ có được sức mạnh thông qua giải phóng hoàn toàn khỏi những “ràng buộc với sự chuyên quyền mà phương Tây sử dụng như công cụ chống lại IS”. Nhóm cực đoan cho rằng, phương Tây sở dĩ có thể làm việc đó là do họ biết rõ nhu cầu cần được hỗ trợ, cung cấp vũ khí và tiền bạc của các chiến binh.
Do đó, chúng vạch ra kế hoạch nâng cao sức mạnh và sự độc lập của tổ chức. Cụ thể là:
- Tận dụng các nguồn lực (con người và hạ tầng) và quản lý các dự án sản xuất của chính quyền trước đó, nhưng có những biện pháp kiểm soát và quản lý chặt chẽ chúng.
- Để các chuyên gia phụ trách và giám sát toàn bộ các cơ sở sản xuất.
- Bảo vệ các nguồn dự trữ bổ sung để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục trong mọi hoàn cảnh.
- Quản lý chi phí thông qua kiểm soát toàn diện, không phân chia theo từng tỉnh hoặc từng nhóm.
- Thành lập các nhà máy tại địa phương, phục vụ quân đội và sản xuất lương thực, giữ thế tự chủ trong các nguyên liệu cần thiết, không phụ thuộc vào những kẻ buôn bán vũ khí độc quyền, và sẵn sàng chấm dứt quan hệ trong trường hợp có lợi ích đối kháng.
- Hạn chế chi tiêu thừa thông qua giám sát tại các tỉnh.
- Xem hoạt động kinh doanh với bên ngoài là nguồn thu chính, giao dịch trực tiếp với bên ngoài mà không qua trung gian.
Dự án
IS còn lập ra một ủy ban để quản lý các dự án sản xuất và lập kế hoạch triển khai các dự án đầu tư mới. Những ai đầu tư vào đất đai của IS sẽ được bảo vệ toàn diện.
Video đang HOT
Dù vậy, các nhà đầu tư sẽ bị cấm tham gia ba loại dự án, gồm dầu mỏ, vàng, đồ cổ, và vũ khí.
Theo bản kế hoạch, bất kỳ ai chưa tuyên bố trung thành với nhà nước Hồi giáo sẽ không được đầu tư vào một mỏ dầu hay khí đốt trong lãnh địa IS kiểm soát. Dù vậy, nhà đầu tư sẽ được phép sản xuất các sản phẩm phái sinh, sau khi mua dầu thô từ các giếng dầu của IS, và cũng được phép bán và giao dịch dầu mỏ cả trong và ngoài vùng nhóm này kiểm soát.
Đối với vàng và cổ vật, nhà đầu tư không được phép đào, đãi vàng và tìm kiếm đồ cổ tại vùng IS kiểm soát, trừ khi được IS cấp phép. Toàn bộ vàng và đồ cổ trong khi vận chuyển hay cất trữ đều sẽ bị tịch thu đưa vào quỹ của IS. Nhưng nhà đầu tư được phép mua bán vàng đến từ các nguồn khác, không phải khai thác từ lòng đất.
Tương tự, việc xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí và vật liệu chế tạo vũ khí cũng bị cấm, trừ khi được cấp phép cụ thể. IS cũng cấm lập các cửa hàng bán vũ khí và giao dịch vũ khí giữa các cá nhân, nếu không được chỉ huy quân sự tại địa phương cấp phép.
Đối với nhu yếu phẩm, các thủ lĩnh IS cũng phải được báo cáo thông tin về mọi phương thức sản xuất và kinh doanh, ví dụ các giao dịch về nước, bột mì và gia súc.
Giáo dục
Một lớp học về jihad của IS. Ảnh: breitbart
IS khẳng định giáo dục là nền tảng xã hội của Hồi giáo, và đây chính là điều tạo nên “sự khác biệt giữa những người Hồi giáo và những kẻ không mộ đạo”.
Do vậy, mục tiêu về giáo dục được IS đề ra là:
- Ươm trồng các giá trị Hồi giáo trong xã hội cũng như các phong tục và nghi thức xã hội dựa trên luật Sharia của người Hồi giáo.
- Chấn chỉnh những nhận định sai lầm mà các chương trình trước đây đã tạo ra về các “nhà nước” và lãnh tụ Hồi giáo.
- Phát triển xã hội Hồi giáo trên cơ sở các nghi thức và theo luật Sharia.
- Nuôi dạy một thế hệ người Hồi giáo hiểu biết về việc gánh vác quốc gia và tương lai quốc gia mà không cần kiến thức phương Tây.
Do vậy, các ngôi trường Hồi giáo sẽ là một trong những địa điểm để chúng truyền bá tư tưởng tôn sùng, phục tùng tổ chức. Bản kế hoạch cũng khẳng định việc mỗi cá nhân quan tâm và sử dụng ngôn ngữ Arab trong đời sống hàng ngày là vấn đề quan trọng của IS.
Đối ngoại
IS cho rằng đối ngoại là nền tảng quan trọng để xây dựng một quốc gia, và là một trong những nền tảng cho thấy sức mạnh của nhà nước.
Bản kế hoạch khẳng định nhà tiên tri Mohammed là chủ của thông điệp Hồi giáo toàn cầu. Và nhà tiên tri cần biết những gì xảy ra xung quanh các quốc gia láng giềng, rồi từ đó mời họ đến với “nhà nước Hồi giáo”. IS muốn sử dụng quan hệ với bên ngoài làm chìa khóa để nắm bắt tình hình chính trị quốc tế xoay quanh mình.
Theo luật Sharia, những người cầm đầu IS không được phép chấp nhận liên minh với một quốc gia hoặc triển khai một thỏa thuận với quốc gia đó nếu việc này vi phạm quy tắc chính trị Hồi giáo. Do vậy, mọi thỏa thuận phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Giữ nguyên “chủ quyền” nội bộ của IS, không cho phép các nước khác can thiệp vào các vấn đề luật pháp Hồi giáo và chính trị nói chung của IS.
- Bảo vệ ranh giới của IS khỏi mọi kẻ sùng bái, bội đạo, xâm lược và thậm chí cả bạn bè, bởi không đạo quân hoặc lực lượng nào khác được vào ranh giới địa bàn của IS trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- IS nói rằng người Hồi giáo sẽ được đối xử tốt trên mảnh đất của mình, và sẽ thể hiện tình yêu thương đến giữa những người Hồi giáo tại các khu vực khác trên thế giới. Theo luật lệ, chiến binh IS không được phép bắt tay với “một quốc gia khác từng có lịch sử phản đối sự truyền bá đạo Hồi, ngăn cản xây dựng đền thờ Hồi giáo và đàn áp người Hồi giáo”.
- Bất kỳ thỏa thuận nào của IS với bên ngoài phải có ưu tiên hàng đầu là vì lợi ích của người Hồi giáo, không phải những kẻ ngoại đạo.
- Thỏa thuận giữa IS với bên ngoài không được có bất kỳ điều khoản nào trong tương lai có thể đụng chạm tới dự do và “chủ quyền” của IS. Không được ràng buộc về nợ nần hay có các điều gây hại đến IS.
- Mọi thỏa thuận được ký kết sẽ phải vì các quyền lợi và sự tự do của người Hồi giáo tại quốc gia ký kết với IS.
- Mọi điểm trong thỏa thuận phải rõ ràng đối với thủ lĩnh tối cao và các tay sai.
Truyền thông
Một cảnh trong video tuyên truyền của IS. Ảnh: AFP
Hoạt động truyền thông được những kẻ cầm đầu IS khẳng định là công cụ chính để quảng bá các bước đi trên thực tiễn, và phải được quản lý thống nhất. Theo đó hệ thống truyền thông sẽ gồm cơ quan trung ương, văn phòng truyền thông tại các tỉnh và các cơ sở phụ trợ.
Trong đó, cơ quan truyền thông trung ương sẽ trực thuộc Diwan al-Khilafa (văn phòng của thủ lĩnh tối cao) hoặc Majlis al-Shura (hội đồng cố vấn). Tên đứng đầu cơ quan truyền thông trung ương phải là người thân cận với chỉ huy quân đội, người đứng đầu cơ quan an ninh hoặc chính thủ lĩnh tối cao. Cơ quan này sẽ đặt ra các quy tắc và nhiệm vụ truyền thông, đồng thời giám sát công việc của các văn phòng truyền thông mỗi tỉnh và các cơ sở truyền thông khác.
Nhiện vụ của cơ quan này là giám sát hoạt động của các văn phòng trực thuộc thông qua một ủy ban, thực hiện các đợt kiểm tra tại các tỉnh và địa bàn hoạt động. Đây cũng là cơ quan hoạch định nhân sự truyền thông, các chi phí và yêu cầu, đồng thời hàng tháng tiếp nhận báo cáo hoạt động của các văn phòng.
Tại mỗi tỉnh sẽ có một văn phòng truyền thông, phối hợp chặt chẽ với những tên chỉ huy quân đội và an ninh trong khu vực. Tên đứng đầu văn phòng này sẽ báo cáo trực tiếp lên cấp trên ở cơ quan trung ương.
Nhiệm vụ của văn phòng truyền thông cấp tỉnh bao gồm đưa tin về các chiến dịch quân sự và kết quả của nó, viết bài tổng kết về các chiến dịch quân sự lớn hoặc đặc biệt. Nó cũng đưa tin về các cơ sở tôn giáo, việc triển khai các quy định Hồi giáo và đời sống tại mỗi tỉnh.
Ngoài ra, IS còn có các cơ sở phụ trợ, được thành lập theo nhu cầu của văn phòng mẹ. Cơ sở phụ trợ sẽ chuyên về theo dõi các hoạt động quân sự và nghi lễ tại một tỉnh hoặc một vài tỉnh, tuy nhiên, sản phẩm của chúng không đại diện cho văn phòng trung ương của IS và không mang biểu tượng liên quan trực tiếp tới IS. Các cơ sở kiểu này không được phép đưa tin về các chiến dịch an ninh hoặc việc thực thi luật lệ hồi giáo của IS.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Đức lo ngại chiến binh IS trà trộn với dân nhập cư
Trưởng Văn phòng Liên bang Bảo vệ Hiến pháp của Đức, Hans-Georg Maassen cho biết có hàng trăm phần tử Hồi giáo cực đoan ở Đức có thể thực hiện tấn công khủng bố bất cứ lúc nào, đài Deutsche Welle đưa tin hôm 12.12.
Lính Đức lên máy bay chuẩn bị tác chiến. Đức đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố từ những kẻ Hồi giáo cực đoan tại nước này - Ảnh: Reuters
Theo lời ông Maassen, tại Đức có tổng cộng 1.100 người ủng hộ Hồi giáo cực đoan, có khả năng sử dụng bạo lực, trong đó có 430 đối tượng được xếp vào hạng rất nguy hiểm, luôn sẵn sàng thực hiện những hành động tội ác nghiêm trọng.
Ông Maassen cũng lưu ý về một vấn đề đáng quan ngại, đó là việc các phần tử Hồi giáo cực đoan đang đẩy mạnh tuyên truyền và tuyển mộ ủng hộ viên trong số những người tị nạn từ Trung Đông mới nhập cư vào Đức. Gần đây, các cơ quan an ninh của Đức đã theo dõi và phát hiện 150 trường hợp như vậy.
Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ bang Nordrhein-Westfalen ở miền Tây nước Đức, Ralfph Jaeger cũng đã bày tỏ quan ngại về mối nguy tiềm ẩn từ hơn một nghìn người Hồi giáo cực đoan ở Đức. Đồng thời ông cũng cho biết, ở Đức đã có khoảng 8.000 người Hồi giáo mới nhập cư trong tổng số 4 triệu người Hồi giáo của nước này.
Công tố viện tối cao CHLB Đức hiện thụ lý hồ sơ của khoảng 200 người Đức đã đi đến Syria để tham gia chiến sự và rất có thể đang chiến đấu trong hàng ngũ IS.
Tuần trước, với đa số phiếu thuận, Quốc hội Đức đã đồng ý cho chính phủ hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Dự kiến, sứ mệnh này sẽ kéo dài đến 31.12.2016, với sự tham gia của 1.200 binh sĩ, tổng chi phí vào khoảng 134 triệu euro. Một số máy bay trinh sát Tornado đã được đưa tới Trung Đông và một tàu khu trục nhỏ của Đức cũng được điều tới Địa Trung Hải để yểm trợ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Binh sĩ Anh cụt chân gây 'bão' Facebook vì ủng hộ người Hồi giáo Chris Herbert trở thành tâm điểm trên mạng xã hội Anh khi phản đối mạnh mẽ tư tưởng chống Hồi giáo dù bị mất một chân trong cuộc chiến với phiến quân ở Iraq. Chris Herbert mất chân phải vào năm 2007. Ảnh: Facebook Theo CNN, Herbert, người từng phục vụ trong quân đội Anh ở Basra, Iraq, bị mất chân phải khi...