Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm ‘đại sứ’ lan tỏa tình yêu đọc sách

Theo dõi VGT trên

Với chủ đề Khát vọng phát triển đất nước, lễ phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức sáng 18.4 đã thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên.

Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc trong thời gian qua đã góp phần hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ; những đại sứ của cuộc thi đã khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 1

Các đại biểu bấm nút phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022

Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc được tổ chức từ năm 2019 trong chiến dịch triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030″ của Thủ tướng Chính phủ, đã thực sự trở thành một diễn đàn được học sinh, sinh viên cả nước yêu thích và nhiệt tình tham gia. Cuộc thi đã thắp lên tình yêu đọc sách, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc ngay từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Những “đại sứ” của cuộc thi đã khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 2

Chương trình văn nghệ tại lễ phát động

Tại lễ phát động, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổng kết và khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tham gia cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2021. Năm 2021 là năm đầu tiên nhà trường tổ chức tham dự cuộc thi nhưng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo sinh viên. BTC đã nhận được 657 bài dự thi của sinh viên đến từ 11 khoa. Trong đó, Khoa Thông tin, Thư viện có số lượng bài dự thi cao nhất: 226 bài; Khoa Du lịch có số lượng bài dự thi đạt kết quả cao nhất: 23 bài. Có 10 bài dự thi đạt giải Vòng sơ khảo cấp trường và 4 bài dự thi đạt giải Vòng chung kết cấp Bộ.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 3

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Văn hóa tổng kết số liệu Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh, không thể phủ nhận lợi ích mà Internet mang lại, đặc biệt trong giáo dục. Tuy nhiên, các thiết bị di động thông minh kết nối Internet có quá nhiều ứng dụng hấp dẫn đã làm giảm sự chú ý, giảm sự quan tâm đến việc đọc các tài liệu in, trong đó có sách. Trong khi đó, lợi ích từ việc đọc sách in là mang lại khả năng đọc tốt hơn, khả năng phát triển vốn từ vựng.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 4

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tham gia Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021

“Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, đặc biệt là các trường đại học thực sự quan trọng. Những định hướng, tư vấn cho việc đọc từ giảng viên sẽ giúp người học hình thành thói quen đọc sách, nhằm trang bị hành trang bước vào đời, theo kịp xu thế phát triể của thời đại. Ngoài ra, các cuộc thi tìm hiểu tác giả, tác phẩm, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn cũng giúp kích thích phát triển phong trào văn hóa đọc trong nhà trường”, TS. Đinh Công Tuấn phát biểu.

Video đang HOT

Lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa cũng bày tỏ kỳ vọng việc phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2022 sẽ không dừng lại ở hoạt động tham gia cuộc thi do Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) phát động mà nó thực sự cần phải trở thành chuỗi hoạt động thiết thực, đi kèm những hành động cụ thể, sáng tạo và hấp dẫn trong phát triển văn hóa đọc của nhà trường.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 5

TS. Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu định hướng cuộc thi

Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) Đoàn Quỳnh Dung cho biết, trong những năm qua, phát triển văn hóa đọc đã lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Triển khai Luật Thư viện, năm 2022 là năm đánh dấu Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất theo Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ với buổi Lễ Khai mạc và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 19.4.2022 tại TP. Hồ Chí Minh.

Bà Đoàn Quỳnh Dung nhấn mạnh, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ VHTTDL tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách, từ đó thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ. Không chỉ là một sân chơi trí tuệ, sáng tạo, diễn đàn chia sẻ về kinh nghiệm đọc sách, chia sẻ, truyền cảm hứng đối với những cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời mình, nhiều bài dự thi của các bạn học sinh, sinh viên đã đề ra được sáng kiến, xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, có tính khả thi để phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng… Nhiều khát vọng, dự định đã được triển khai sau cuộc thi, mỗi bạn là những “đại sứ” lan tỏa văn hóa đọc ngay từ chính gia đình, nhà trường và cộng đồng nơi các em sinh sống.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 6

Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) Đoàn Quỳnh Dung phát biểu tại lễ phát động

Không chỉ truyền cảm hứng, xây dựng phong trào, văn hóa đọc đến nay cần có những thay đổi về chiều sâu, hoàn thiện năng lực thông tin cho sinh viên. Thực hiện định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong những năm qua theo tinh thần “kiến tạo” và hướng đến cộng đồng, Kết luận của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc về ” khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước…”; phương châm hành động của Bộ VHTTDL: ” Quyết liệt hành động – Khát vọng cống hiến“, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm nay có chủ đề ” Khát vọng phát triển đất nước” với bộ đề thi mới nhằm phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo của thí sinh, đưa những trải nghiệm, kiến thức các em tích lũy được thành những sáng kiến ứng dụng trong thực tiễn với nhiều hình thức thể hiện bài thi, nhằm huy được sở trường như: vẽ tranh, sáng tác, ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ số…

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 7

Chương trình giao lưu với những sinh viên đạt giải về bài dự thi năm 2021

“Tuy mới là năm thứ 2 Đại học Văn hóa Hà Nội chính thức tham gia Cuộc thi, nhưng với những kinh nghiệm của cuộc thi năm ngoái, với những kiến thức được trang bị toàn diện và khoa học về văn hóa, kỳ vọng rằng toàn thể sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ phát huy được ưu thế của mình, tạo đột phá đưa tới cộng đồng những thông điệp và đề ra biện pháp để hiện thực hóa những hoài bão, khát vọng của các bạn góp phần trong công cuộc “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”, đúng như chủ đề Bộ VHTTDL đã đề ra…”, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Đoàn Quỳnh Dung bày tỏ,.

Đại học Văn hóa Hà Nội: Tìm đại sứ lan tỏa tình yêu đọc sách - Hình 8

Các đại biểu, lãnh đạo, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Văn hóa chụp ảnh lưu niệm tại lễ phát động

Lễ phát động đã diễn ra nhiều nội dung trang trọng, sôi động và hấp dẫn. Các đại biểu đã cùng bấm nút phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022. Cùng với đó là chương trình giao lưu cuốn hút với những sinh viên đạt giải cấp Bộ, cấp trường về bài dự thi năm 2021…

Nhiều chuyên gia ủng hộ cơ chế cho học sinh học trước đại học của ĐHQGHN

Theo nhiều chuyên gia, quy định cho học sinh học trước đại học là một sáng kiến, nhằm thực hiện cá nhân hóa việc học và phát triển năng lực học sinh.

Vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quyết định Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh và đào tạo liên thông bậc trung học phổ thông và bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo đó, học sinh trung học phổ thông chuyên của đại học này và học sinh trung học phổ thông chuyên trong cả nước từ học kỳ 2 lớp 11 sẽ được đăng ký học tích lũy trước một số học phần thuộc ngành đào tạo đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Điều kiện là học sinh đó phải có kết quả học tập tối thiểu loại Giỏi trở lên ở năm học kỳ học trước và được hiệu trưởng trường trung học phổ thông nơi học sinh đang theo học đồng ý bằng văn bản.

Nhiều chuyên gia ủng hộ cơ chế cho học sinh học trước đại học của ĐHQGHN - Hình 1

Giáo sư Trần Hồng Quân cho rằng cần hướng đến việc cá nhân hóa việc học tập cho học sinh. (Ảnh: Ngọc Quang)

Trao đổi vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Trần Hồng Quân - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, quy chế cho phép học sinh học trước đại học là một hướng đi đúng của ngành giáo dục. Tuy nhiên, khâu thực hiện triển khai phải đảm bảo thực chất, tránh tình trạng chạy theo xu hướng, học vượt không đi cùng với năng lực.

Thực tế, năng lực học tập của mỗi người là khác nhau, mỗi học sinh nên có kế hoạch học tập của riêng mình. Chúng ta cần hướng đến việc cá nhân hóa việc học tập cho các em. Do đó, việc có sự phân hóa, cho phép những học sinh đủ năng lực học vượt là một hướng đi đúng.

Vấn đề là, nhà trường phải đảm bảo khâu tổ chức thực hiện đúng thực chất, đánh giá đúng năng lực học sinh, tránh xảy ra tình trạng tiêu cực, chạy điểm để học sinh được ưu tiên học vượt.

Chung quan điểm đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định, quy định mới của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép học sinh trường chuyên đăng ký học tích lũy trước một số học phần chương trình đại học có thể coi là một sáng kiến và cần được tạo điều kiện để triển khai.

Nhiều chuyên gia ủng hộ cơ chế cho học sinh học trước đại học của ĐHQGHN - Hình 2

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho biết, quy định cho học sinh học trước đại học là một sáng kiến hay, song cần thực hiện thí điểm trước khi triển khai rộng rãi. (Ảnh: Ngọc Quang)

"Ngày nay, nhiều học sinh có trí tuệ, năng lực học tập, sáng tạo vượt trội, chính vì vậy, không nên kìm hãm sự phát triển của các em bằng những quy định cứng nhắc.

Không phải đợi đến 18 tuổi học sinh mới được học đại học mà có thể cho các em tiếp cận, học trước một số nội dung, học phần của chương trình đại học nếu các em đủ năng lực.

Tuy nhiên, cũng cần lưu tâm trong khâu thực hiện, tránh vì mục tiêu học vượt mà tạo nên sức ép cho học sinh. Việc học vượt hay không phải phụ thuộc vào năng lực thực sự của mỗi em", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.

Cần "mở" cơ chế, khuyến khích sáng kiến hay trong giáo dục

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng việc cho phép học sinh trung học phổ thông học trước đại học chưa nên vội vàng triển khai diện rộng mà cần có thí điểm. Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiên phong thì cần tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học này thực hiện.

Sau một thời gian, cần có những đánh giá tổng kết về kết quả của quy chế này, cụ thể là quy định mới đi vào thực tiễn đạt được lợi ích gì, hiệu quả ra sao, còn bất cập gì không? Nếu có hiệu quả, có nhiều tín hiệu tích cực và có lợi cho người học thì có thể triển khai rộng rãi.

Nhiều chuyên gia ủng hộ cơ chế cho học sinh học trước đại học của ĐHQGHN - Hình 3

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, học sinh học vượt theo đúng năng lực thì cần được khuyến khích. (Ảnh: Ngọc Ánh)

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đồng tình với quy định cho phép học sinh học trước đại học.

Theo Tiến sĩ Khuyến, ở một số quốc gia phát triển, có học sinh 14 tuổi đã tốt nghiệp đại học. Nếu Việt Nam vẫn giữ quy định không cho học sinh học vượt, học trước đại học là quá khắt khe và không phù hợp với xu hướng giáo dục thế giới.

Chúng ta hướng đến "dạy học phát triển năng lực", vậy nên tùy theo năng lực của người học, các em cần được tạo điều kiện học tập để phát triển tối đa năng lực của bản thân.

"Tôi cho rằng, nếu còn những quy định hiện hành đang "cản trở", không cho phép học sinh được học vượt thì cũng cần phải thay đổi, bởi đó là những quy định đã 'lỗi thời'.

Chúng ta cần loại bỏ việc học chạy theo thành tích, nhồi nhét kiến thức, học lệch, gian dối trong thi cử nhưng nếu học sinh học vượt theo đúng năng lực thì cần được khuyến khích.

Các nhà quản lý cũng cần có những thay đổi trong cách làm, nên khuyến khích những sáng kiến hay, cách làm mới thì giáo dục mới có những bước tiến phát triển.

Bên cạnh đó, việc học sinh đăng ký học trước ở một trường đại học là tự nguyện và theo định hướng học tập của các em nên quy định này hoàn toàn phù hợp", Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
19:47:17 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025
Chị đẹp Vbiz bí mật sinh con lần đầu công bố ảnh gia đình: Chồng lộ rõ mặt nhưng 1 chi tiết giấu kínChị đẹp Vbiz bí mật sinh con lần đầu công bố ảnh gia đình: Chồng lộ rõ mặt nhưng 1 chi tiết giấu kín
19:37:05 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Pháp luật

00:32:07 22/02/2025
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ thổi đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở huyện Sóc Sơn.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Thế giới

00:19:40 22/02/2025
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sao châu á

23:25:07 21/02/2025
Khán giả bất ngờ khi thấy thân hình quá khổ của Hoa hậu Hong Kong 1996, đồng thời nghe cô chia sẻ về những năm tháng trốn tránh mọi người.