Đại học song ngữ – quốc tế: Lựa chọn khởi đầu tương lai
Thời đại số, thế hệ Z luôn sẵn sàng cho mọi đổi mới, chủ động lựa chọn cho bản thân những trải nghiệm mới mẻ để khẳng định tính cách, ngay cả trong định hướng tương lai.
Với môi trường song ngữ, sinh viên được chú trọng phát triển tiếng Anh
Với những ưu điểm của một môi trường đào tạo năng động, trẻ trung, nội bật với màu sắc quốc tế, UEF hiện thu hút nhiều bạn trẻ chọn trải nghiệm và khởi đầu nghề nghiệp.
Môi trường dẫn bước cho cơ hội nghề nghiệp thời đại 4.0
Trong xu thế hội nhập, tiếng Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mở ra nhiều cánh cửa nghề nghiệp đầy triển vọng cho các bạn trẻ. Do đó, việc lựa chọn một trường quốc tế đào tạo chương trình song ngữ uy tín để theo học chính là hướng dẫn dắt thành công sau này.
Nắm bắt xu thế đó, những năm qua, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đã triển khai chương trình song ngữ ưu việt. Các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, song song với các chương trình chuyển tiếp quốc tế, môi trường học tập hiện đại, đậm chất quốc tế trong giảng dạy và hoạt động.
Sinh viên trúng tuyển được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào ngay khi nhập học, nếu chưa đạt yêu cầu sẽ tham gia khóa Anh văn dự bị miễn phí để củng cố kiến thức. Nhờ vậy, sang các năm tiếp theo, sinh viên hoàn toàn đủ khả năng học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Không chỉ vậy, với môi trường quốc tế năng động, các bạn còn có thể hòa mình vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, đội, nhóm để áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng thêm các mối quan hệ cũng như rèn luyện các kỹ năng: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,…
Hoàn thiện kỹ năng với phương pháp học tập cùng các hoạt động giàu cảm hứng
Tốt nghiệp, 100% sinh viên đạt trình độ IELTS 5.5 trở lên, thành thạo trong giao tiếp và làm việc. Nắm trong tay yếu tố ngoại ngữ cùng nhiều kỹ năng mềm, sinh viên dễ dàng nắm bắt cơ hội cạnh tranh, tự tin hội nhập với thế giới và thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi.
Cơ hội học tập và nhận bằng quốc tế rộng mở
Một điểm thu hút các bạn thế hệ 2k tại trường chính là các hình thức học tập quốc tế, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn, đại học song ngữ – quốc tế không ngừng mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và cực “chất” với các chương trình giao lưu học thuật, trao đổi sinh viên, liên kết quốc tế, chuyển tiếp quốc tế,…
UEF đã triển khai chương trình hợp tác cùng nhiều trường đại học trên thế giới và sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Sinh viên hoàn toàn có thể chọn học chuyển tiếp để nhận bằng cấp quốc tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Thái Lan,… hoặc học song bằng để nhận cùng lúc bằng của UEF và bằng của trường đối tác.
Ngoài ra, trường cũng chú trọng tăng cường các chuyên gia cố vấn, quản lý và giảng viên chuyên môn cao đến từ các quốc gia trên thế giới. Đây được xem là một mắt xích quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ bằng chương trình song ngữ trong toàn trường.
Sinh viên UEF dễ dàng chuyển tiếp quốc tế, sở hữu song bằng
Với những lợi thế mà đại học song ngữ – quốc tế mang lại, tin chắc rằng các bạn trẻ thế hệ Z sẽ có cho mình sự lựa chọn thông minh.
Có thể nói, thế hệ Z của thời đại 4.0 là những người trẻ nắm trong tay tương lai của đất nước. Được đào tạo trong môi trường quốc tế, các bạn có đủ kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp cùng thái độ cầu tiến hứa hẹn sẽ tạo nên những đột phá cho xã hội, là những công dân toàn cầu đúng nghĩa.
Năm 2021, UEF tuyển sinh các ngành theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2021 của ĐHQG TP.HCM.
UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 1-3.
Học sinh hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về công nghệ Blockchain trong thời đại 4.0
Những băn khoăn về ngành nghề mới và cách chọn nghề trong thời đại 4.0 đã được học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát gửi đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Ngày 25/12/2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Quốc Oai , Hà Nội) tổ chức buổi hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0".
Video đang HOT
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong buổi trò chuyện cùng học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Ảnh: Phạm Minh)
Gần 1.000 học sinh của Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát đã say sưa lắng nghe những chia sẻ, câu chuyện ý nghĩa của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội nghề nghiệp
Tại buổi hội thảo, em Nguyễn Trí Sáng, học sinh lớp 12A4 đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: "Thời đại công nghệ số, em nghe nhiều đến công nghệ Blockchain, Giáo sư có thể chia sẻ giúp em hiểu thêm về công nghệ Blockchain và cơ hội nghề nghiệp của công nghệ này được không ạ"?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đánh giá câu hỏi của học sinh rất hay, Giáo sư cũng cho biết, Blockchain là một chuỗi những công nghệ được liên kết với nhau để lưu trữ và truyền tải thông tin.
"Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ Blockchain mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Công nghệ này hướng đến chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin.
Công nghệ Blockchain được ứng dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực như hoạt động bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông, tài chính ngân hàng và một số ngành dịch vụ khác,...
Blockchain là công nghệ mà cả thế giới đang hướng đến", Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.
Để các em học sinh hình dung rõ hơn về công nghệ Blockchain, Giáo sư đã chia sẻ về chính trải nghiệm của bản thân mình:
"Khi tôi đến Trung Quốc, tôi đi taxi, đến lúc thanh toán tôi đưa tiền mặt nhưng người tài xế chỉ vào một chiếc tem nhỏ. Ở Trung Quốc, người ta sử dụng mã code để thanh toán thay cho tiền mặt.
Kể cả khi chúng ta mua hàng hóa, chúng ta cũng quét mã QR để thanh toán. Đó chính là Blockchain".
Các em học sinh được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những băn khoăn về việc chọn nghề trong thời đại 4.0 (Ảnh: Phạm Minh)
Em Nguyễn Thùy Linh gửi câu hỏi đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng:
"Thưa Giáo sư, trong tương lai, có những ngành nghề nào mở ra cơ hội việc làm cao ạ? Ước mơ của em là trở thành một kiến trúc sư thì em cần làm gì để thực hiện ước mơ đó"?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, ngành kiến trúc có liên quan đến hội họa, phải biết vẽ. Nếu em là một con người tự do, em có đủ kiến thức, quyết tâm, cố gắng, em sẽ quyết định được việc mình là ai, mình trở thành người như thế nào.
Em cần có sự tự tin, bản lĩnh, nếu thất bại mình có thể làm lại, chỉ cần có quyết tâm và không nản lòng. Hi vọng trường của chúng ta sẽ có một kiến trúc sư tài năng trong tương lai.
Em Nguyễn Đình Chiến chia sẻ ước mơ thi vào trường Quân đội, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định:
"Để trở thành một Sĩ quan Quân đội, em cần phải rèn luyện sức khỏe, thể lực, rèn luyện ý chí quyết tâm.
Trong Quân đội cũng có nhiều ngành nghề em có thể tham gia như công nghệ thông tin, y học, dược học,... Quan trọng là em phải tin vào bản thân mình, có lối sống tử tế, khó khăn nào cũng vượt qua, rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã để trưởng thành".
Nhiều học sinh của Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát đã chia sẻ ước mơ trở thành Nhà báo, Người dẫn chương trình,... và nhận được nhiều lời khuyên, bài học ý nghĩa từ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Người thành công là người biết đón nhận thử thách
Để giúp các em học sinh chuẩn bị hành trang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng mang đến những câu chuyện từ thực tiễn cuộc sống.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: Các em học sinh cần phải học tập để trở thành người tự do, tự quyết định tương lai cuộc đời mình (Ảnh: Phạm Minh)
Thời đại 4.0 sẽ đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, từ câu chuyện trên, các em học sinh học được cách đối mặt với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, biết cách biến khó khăn thành cơ hội.
Hiện nay, những công nghệ đột phá đã giúp con người làm việc hiệu quả trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Robot không chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất, trong các dây chuyền sản xuất mà còn làm nhiều công việc đặc biệt khác.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể cho các em về những robot chế tạo ô tô trong nhà máy Vinfast của Việt Nam hay robot y tá chăm sóc bệnh nhân, robot bác sĩ phẫu thuật chính xác hơn cả con người, robot ký giả với nhiệm vụ phỏng vấn, robot dò mìn để giúp con người gỡ bom mìn mà không ảnh hưởng tới tính mạng,...
Công nghệ 4.0 còn là trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, là vạn vật kết nối, công nghệ sinh sản vô tính, công nghệ in 3D,...
Thời đại 4.0 hình thành nên những trang trại thông minh, nhà máy thông minh, thành phố thông minh và quốc gia thông minh.
Tuy nhiên, Giáo sư cũng đặt ra vấn đề: "Tất cả các em đều có thể đỗ vào Đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp, bài toán đặt ra là các em có việc làm hay không?
Đó chính là thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các em cần phải học tập, cần cố gắng, nỗ lực, biết đón nhận thử thách, quyết tâm và biến khó khăn thành cơ hội thì sẽ thành công.
Kết thúc buổi hội thảo, Thầy giáo Nguyễn Văn Đằng - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát đã thay mặt các em học sinh và Ban giám hiệu nhà trường gửi lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát tặng hoa và gửi lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Thầy Đằng cũng gửi lời cảm ơn đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo mang đến cho thầy cô và các em học sinh nhà trường nhiều bài học ý nghĩa.
Thầy Nguyễn Văn Đằng hi vọng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục lan tỏa chương trình ý nghĩa này đến với nhiều trường học, chuẩn bị hành trang cho các em học sinh bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngôi trường với hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát được thành lập năm 1990. Trải qua 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, trường đã gặt gái được nhiều thành tích.
Tập thể sư phạm Nhà trường 8 năm liền đạt danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc". Trường được nhận Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội năm học 2012 - 2013, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm học 2013-2014.
Trong hai năm học 2017 -2018 và 2018 -2019, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.
Công đoàn nhà trường nhiều năm được Công đoàn Ngành công nhận "Công đoàn vững mạnh xuất sắc"; nhận bằng khen của Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội năm học 2018 -2019, cùng nhiều Giấy khen trong các phong trào thi đua khác.
Đoàn Thanh niên Trường Trung học Phổ thông Cao Bá Quát được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen của Thành đoàn và Trung ương Đoàn. Hằng năm, nhà trường đều có từ 2-3 tổ chuyên môn được cấp trên công nhận và tặng danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến".
Về thành tích khối giáo viên, số giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ là 18 giáo viên; Có 25 lượt giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố; hơn 160 lượt giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 5 thầy cô giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tặng bằng khen.
Về kết quả học tập của học sinh, tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt ngày càng thực chất và tăng cao. Chất lượng học sinh đầu ra được khẳng định rõ nét; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đều vượt tỷ lệ chung của Thành phố; tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng so với năm học trước.
Năm học 2019 - 2020, tỉ lệ học sinh học lực giỏi chiếm 28,69%, học sinh hạnh kiểm tốt chiếm 88,39%; tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là100%; tỉ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng là 61%.
Ngoài dạy học văn hóa, nhà trường còn chú trọng đến các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo đặc biệt là hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Hằng năm nhà trường đều tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, mời các chuyên gia về tư vấn, giáo dục định hướng ngành nghề cho học sinh,...
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" tại Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng vẫy tay chào các em học sinh (Ảnh: Phạm Minh)
Gần 1000 học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát say sưa lắng nghe những câu chuyện "truyền lửa" của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Những chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng mang lại nhiều kiến thức bổ ích cũng như sự thích thú cho các em học sinh (Ảnh: Phạm Minh)
Buổi Hội thảo giúp các em học sinh hiểu hơn về những thách thức, cơ hội của thời đại 4.0 (Ảnh: Phạm Minh)
Học sinh chia sẻ băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 (Ảnh: Phạm Minh)
Học sinh giao lưu chia sẻ cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách cho các em học sinh (Ảnh: Phạm Minh)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm cùng học sinh Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Ảnh: Phạm Minh)
Thầy cô giáo Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát chụp ảnh kỷ niệm cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: Phạm Minh)
Chuỗi Hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0". Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.
Huyền Chip & cảm hứng A.I Trên trang cá nhân của mình, Huyền Chip vừa hào hứng khoe, được tỉ phú công nghệ lừng danh Elon Musk thả "còm" trong một tweet. Cô gái nhỏ nhắn, sinh ra và lớn lên ở một làng quê "không ai biết nói tiếng Anh, chưa ai từng ra nước ngoài trừ những người đi xuất khẩu lao động", đã hoàn thành giấc...