Đại học Ngoại thương công bố chỉ tiêu chi tiết các ngành học
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc đại học hệ chính quy của Trường đại học Ngoại thương tại ba cơ sở đào tạo Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh là 3.990 sinh viên.
Trường đại học Ngoại thương chính thức công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2021.
Theo đó, trong năm 2021, trường tuyển sinh theo 6 phương thức, cụ thể như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo thông tư 06/2012/TT-BGDĐT): xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên: xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trinh và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển nhà trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2021: xét tuyển theo kết quả thi của 2 đại học quốc gia và theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 6 – xét tuyển thẳng: Xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
Video đang HOT
Chỉ tiêu chi tiết vào các ngành như sau:
Các trường ưu tiên tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế: Liệu có công bằng?
Việc các trường cộng điểm, tuyển thẳng trường hợp có chứng chỉ quốc tế khiến nhiều thí sinh lo lắng tình trạng không bình đẳng trong tuyển sinh.
Nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh hệ chính quy năm 2021. Bên cạnh các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ, kết quả bài thi đánh giá năng lực... nhiều trường mở rộng ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level, SAT và chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS từ 4.0 trở lên.
Việc các trường cộng điểm, tuyển thẳng trường hợp có chứng chỉ quốc tế khiến nhiều thí sinh lo lắng về tình trạng bất bình đẳng và giảm cơ hội trúng tuyển của hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.
Chạy đua lấy chứng chỉ
Hơn bốn tháng nay, đều đặn 3 buổi tối/tuần, hai mẹ con chị Trần Thu Hương (Hương Sơn, Hà Nội) vượt hơn 30km từ nhà lên trung tâm quận Hà Đông để học tại trung tâm bồi dưỡng tiếng Anh. Tháng tới con chị sẽ thi để được cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Mục tiêu con gái chị Hương đặt ra cho lần thi tới là 7.0 IELTS.
Chị Hương cho biết để thi được chứng chỉ tiếng Anh IELTS là điều không hề dễ dàng, ngay cả với những học sinh được đánh giá là giỏi tiếng Anh ở trường học. Các con học ở trường chủ yếu về từ vựng và ngữ pháp, nhưng chứng chỉ quốc tế đòi hỏi chuẩn cả 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết ở mức độ cao. Để rèn được các kỹ năng này thì phụ huynh phải chi một khoản tiền khá lớn từ 20 đến 50 triệu cho con học ở các trung tâm. Những gia đình khó khăn thì rất khó nếu muốn sở hữu chứng chỉ này.
Thí sinh dự thi THPT.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên tại Hà Nội cho rằng, học sinh ôn luyện tiếng Anh là tốt, các trường đại học yêu cầu năng lực ngoại ngữ ở thí sinh là bình thường, nhưng chạy đua ôn luyện chứng chỉ thì không nên.
Rất nhiều phụ huynh cho con tham gia cuộc đua luyện thi TOEFL, IELTS từ rất sớm để có chứng chỉ được ưu tiên xét tuyển đại học. Dĩ nhiên, điều này cũng có mặt tích cực nhưng cái gì làm quá cũng sẽ trở nên méo mó.
Có học sinh các tỉnh lân cận Hà Nội, hàng tuần, gia đình vẫn phải thuê taxi cho các em lên trung tâm tiếng Anh ôn thi IELTS, để được học giáo viên bản ngữ. Đó là những gia đình có điều kiện. Còn những gia đình không có điều kiện thì sao? Trong khi đó, riêng lệ phí thi IELTS là gần 5 triệu đồng/lần thi (theo công bố của Hội đồng Anh - British Council).
"Tôi nghĩ các trường tuyển sinh dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cần có sự tính toán để không cản trở, hạn chế cơ hội của nhóm yếu thế hơn trong xã hội ", thầy Ngọc nói.
Theo thống kê, khoảng 50% trong số 300 học sinh lớp 12 của trường THPT Khoa học giáo dục hiện đủ điều kiện tuyển thẳng vào các trường đại học nhờ chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đại diện nhà trường, đây là kết quả hoàn toàn xứng đáng với nhóm học sinh này, nhiều học sinh cũng đang cố gắng hoàn thành các đợt thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Tuyển thẳng nhờ chứng chỉ quốc tế?
Phó giáo sư Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng quản lý đào tạo, Đại học Ngoại thương cho rằng, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế mấy năm nay rất phổ biến và gây tranh cãi. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì đây là một xu hướng lành mạnh, tạo cho thí sinh nhiều cơ hội xét tuyển hơn.
Học sinh hay nhầm rằng chỉ cần có chứng chỉ quốc tế là sẽ được tuyển thẳng. Tuy nhiên, các trường coi chứng chỉ quốc tế là chứng chỉ độc lập, có chất lượng nhất định, là căn cứ để họ xem xét sử dụng kết hợp với các phương thức xét tuyển khác.
(Ảnh minh họa)
Theo phó giáo sư Hiền, ngoài yếu tố ngoại ngữ thì các trường còn xét tuyển dựa trên các yếu tố năng lực khác như kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và điểm học bạ, chứng chỉ năng lực tiếng Anh... Vì thế, chứng chỉ tiếng Anh không phải là điều kiện duy nhất nên việc lo ngại không công bằng là khó xảy ra.
Các trường hầu như dành chứng chỉ quốc tế cho một số chuyên ngành đòi hỏi về tiếng Anh cao. Và phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế chỉ chiếm chỉ tiêu nhỏ, không lấy mất cơ hội của các em. Cho dù không có chứng chỉ quốc tế, các em vẫn có cơ hội thi vào các chương trình tiên tiến, chất lượng cao bằng các phương thức xét tuyển khác.
Đỗ vào trường rồi, trường sẽ cho các em thời gian tích lũy để lấy được chứng chỉ. Do đó, sử dụng phương thức tuyển bằng chứng chỉ quốc tế không có gì tiêu cực.
Theo phó giáo sư Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng quản lý đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân, trường chỉ coi chứng chỉ quốc tế là một phần của phương thức xét tuyển kết hợp, và chứng chỉ quốc tế chỉ là phần điều kiện để được xét duyệt hồ sơ, không phải tấm vé vào thẳng đại học.
"Tuyển thẳng là tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Các em cứ tập trung thi tốt. Chứng chỉ quốc tế không ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh tổng thể của mỗi trường", PGS.TS Bùi Đức Triệu nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội cho rằng, chứng chỉ quốc tế IELTS như "tấm vé gửi xe" để qua được "vòng gửi xe"- sơ tuyển. Có chứng chỉ quốc tế là một lợi thế, nhưng không phải tất cả, vì các phương thức xét tuyển khác - đơn cử xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn chiếm đa số chỉ tiêu của các trường.
'Mách nước' cho thí sinh đang loay hoay chọn trường đại học PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường Đại học Ngoại thương cho biết có 4 điều mà thí sinh cần lưu ý khi chọn trường. Tại buổi tư vấn tuyển sinh 2021 mới đây, PGS.TS Vũ Thị Hiền cho biết, để xác định đúng ngôi trường muốn theo đuổi, học sinh cần tỉnh táo, suy nghĩ kỹ về...