Đại học Luật Hà Nội trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp năm 2017
Sáng nay, 26/1, trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Lễ bế giảng vào trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp đối với các học viên lớp cao học khóa 23, lớp cao học Tây Bắc khóa 2 và các nghiên cứu sinh đã hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường trong năm 2017.
Thứ trưởng Lê Tiến Châu phát biểu
Trải qua một kì thi tuyển sinh khắt khe, năm 2015 có hơn 300 thí sinh trúng tuyển vào lớp cao học khóa 23 và lớp cao học Tây Bắc khóa 2. Ngoài ra, Trường còn tiếp nhận 24 lưu học sinh Lào theo diện hiệp định và diện tự túc.
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, có 332 học viên đã hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ, bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ…, trong đó 23 học viên đạt loại giỏi, 272 học viên đạt loại khá, 36 học viên đạt loại trung bình.
Thứ trưởng Lê Tiến Châu trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho các học viên
Với lớp nghiên cứu sinh khóa 18, tháng 5/2013, Trường đã tuyển được 15 nghiên cứu sinh. Sau thời gian đào tạo, các nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần và hoàn thành luận án ở những mức độ khác nhau. Tính đến cuối năm 2017, có 6 nghiên cứu sinh đã được Hiệu trưởng ký quyết định công nhận học vị tiến sĩ luật học, 6 nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án cấp Trường và đang chờ đủ điều kiện theo quy định để trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận học vị…
Cũng trong năm 2017, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đã ký quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho một số nghiên cứu sinh khóa 17, 19 của trường nâng tổng số nghiên cứu sinh đã được công nhận học vị tiến sĩ luật học năm 2017 lên 13 người.
Video đang HOT
Thứ trưởng Lê Tiến Châu trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho các học viên
Thứ trưởng Lê Tiến Châu trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho các học viên
Phát biểu tại lễ bế giảng, T.S Lê Tiến Châu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trải qua thời gian học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại Trường, các học viên đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để chinh phục tri thức của khoa học pháp lý, hoàn thành xuất sắc Chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ trước Hội đồng và hôm nay, vinh dự được nhận tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ luật học do Trường Đại học Luật Hà Nội cấp.
“Tôi mong rằng, sau khi chính thức trở thành những tân thạc sỹ, tiến sỹ luật học, các bạn sẽ phát huy những phẩm chất và tri thức của người học luật, làm luật; tình yêu đối với lẽ phải, sự công bằng, tính nhân văn để đóng góp cho sự phát triển của đất nước và nền tư pháp nước nhà”, Thứ trưởng Lê Tiến Châu nói đồng thời gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân các tân thạc sỹ, tiến sỹ đã luôn hỗ trợ, tạo mọi điều kiện và thậm chí là hi sinh cả tình cảm, thời gian, tiền bạc cho các học viên có thể yên tâm công tác, học tập, và hoàn thành chương trình đào tạo.
Thứ trưởng Lê Tiến Châu cảm ơn các thầy cô giáo đã luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, khám phá tri thức.
Theo Baophapluat.vn
ĐHQG TP.HCM 5 năm liền không tuyển đủ thạc sĩ, tiến sĩ
Trong 5 năm (từ năm 2012-2017), ĐHQG TP.HCM không tuyển đủ số lượng thạc sĩ, tiến sĩ theo chỉ tiêu đặt ra. Việc nhiều trường đại học, kể cả trường ngoài công lập tham gia đào tạo sau đại học, tăng tính cạnh tranh được cho là một nguyên nhân quan trọng.
Số lượng thí sinh dự tuyển, trúng tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2012 - 2017. Đồ họa: Lê Huyền
Số thí sinh dự tuyển giảm mạnh
Từ hơn 10.000 thí sinh đăng ký đăng ký dự thi mỗi năm (năm 2012, 2013) đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 6.706 thí sinh. Đặc biệt, năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao gần 400 người.
Số lượng thí sinh dự tuyển thạc sĩ năm sau giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể: số thí sinh dự tuyển 2013 giảm trên 537 người, năm 2014 giảm 3.476 người, năm 2015 giảm 1.973 người, năm 2016 giảm 870 người, năm 2017 giảm 649 người.
Chỉ tiêu đào tạo sau đại học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM cũng giảm xuống rõ rệt.
Số lượng học viên trúng tuyển ở mức hơn 60% so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 3.550, đến năm 2017 còn 3.320 (giảm 9,35%). Số thí trúng tuyển thạc sĩ năm 2012 là 3.443 người, tới năm 2016 còn 2.375 người.
Đối với đào tạo tiến sĩ, dù chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng lên nhưng số thí sinh đăng ký xét tuyển cũng giảm dần.
Ngoại trừ năm 2012, các năm sau này ĐHQG TP.HCM đều không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra. Cụ thể, năm 2013 chỉ tuyển được 83%, năm 2014 là 84%, năm 2015 là 79%, năm 2016 là 77%...
Hiện tại, ĐHQG TP.HCM đang đào tạo 105 ngành thạc sĩ, 79 ngành tiến sĩ tại 6 trường ĐH và 1 viện thành viên. Thống kê tại thời điểm 1/1/2017, quy mô đào tạo sau ĐH của ĐHQG TPHCM là 1.108 nghiên cứu sinh và 7.152 học viên cao học.
Do các cơ sở đào tạo khác "dễ tính" hơn?
Lý giải vấn đề này, ĐHQG TP.HCM cho rằng, nguyên nhân làm giảm số lượng thí sinh dự thi là do tính cạnh tranh trong đào tạo sau đại học.
Số trường được đào tạo sau đại học đã tăng nhanh từ năm 2010 về sau này. Số ngành đào tạo và trùng với những ngành ĐHQG TP.HCM đang đào tạo đã tăng lên.
Cụ thể, ở lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, nếu trước đây chỉ tập trung đào tạo sau đại học tại 3 đơn vị lớn là Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Cần Thơ thì nay có thêm nhiều đơn vị ngoài công lập khác cũng đào tạo.
Lĩnh vực Khoa học Công nghệ trước đây chỉ có 4 đơn vị lớn là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì hiện đã mở rộng rất nhiều.
Tương tự, lĩnh vực kinh tế trước đây chỉ có 3 đơn vị lớn đào tạo sau đại học thì hiện nay hầu như tất cả các trường phía Nam đều đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Một nguyên nhân nữa là do số đơn vị liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài cũng tăng, xu hướng du học mạnh mẽ, thí sinh có trình độ cao thường đi học theo Đề án 911 hoặc các chương trình học bổng...
Theo Vietnamnet
Trường càng lớn càng khó tuyển sinh sau ĐH! Một thực tế đáng báo động của việc tuyển sinh đầu vào thạc sĩ, tiến sĩ trong nước là ngày càng ít người nộp hồ sơ vào những trường ĐH lớn mà tập trung vào các cơ sở ngoài công lập. Học viên sau đại học Trường ĐH Bách khoa TP.HCM Điều này thể hiện rõ qua trường hợp của ĐH Quốc gia...