Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh theo bốn phương thức
Ngoài xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh theo đơn đặt hàng, dựa vào bài thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo thông báo được Đại học Lâm nghiệp công bố đầu tháng 3, với phương thức xét học bạ, nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì cần nộp điểm trung bình năm lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển. Trường hợp tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh phải nộp điểm học tập của 5 kỳ học (trừ kỳ II của lớp 12).
Với phương thức tuyển thẳng, ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Lâm nghiệp đặt ra một số tiêu chí riêng. Nếu thí sinh đạt một trong các yêu cầu sau thì đủ điều kiện xét tuyển thẳng: Đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật cấp tỉnh trở lên; học tại các trường chuyên; đạt học lực khá tối thiểu một năm tại bậc THPT và có IELTS 4.0, TOEFL iBT 45, TOEFL 450, A2 (với tiếng Anh), IC3, ICDL, MOS (với tin học) trở lên; tốt nghiệp tại nước ngoài.
Đại học Lâm nghiệp cũng tuyển sinh dựa theo đơn đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ, thỏa thuận của các bộ, ngành và UBND tỉnh. Năm nay, Đại học Lâm nghiệp còn tuyển sinh dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển những thí sinh đạt yêu cầu.
Riêng các môn năng khiếu H00 (Văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 và 2), V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật), Đại học Lâm nghiệp xét điểm thi hai môn năng khiếu từ các đại học tổ chức thi khối H, V cùng điểm Văn, Toán thi tốt nghiệp THPT hoặc lấy tử điểm tổng kết môn của năm lớp 12.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Trường tuyển 1.400 sinh viên tại 24 ngành, trong đó Kế toán, Quản trị kinh doanh lấy 100, nhiều nhất trong các ngành, còn lại đa số tuyển 50-70. Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành:
Video đang HOT
Năm ngoái, điểm trúng tuyển của Đại học Lâm nghiệp dao động 15-18, cao nhất là các ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiến tiến học bằng tiếng Anh), Kinh tế, Lâm nghiệp đô thị.
Cô gái miền núi mang khát vọng đào tạo nông nghiệp công nghệ cao
Nông Thị Thư đến với nghề giáo từ chữ "Duyên". Cô hi vọng, sẽ giúp được nhiều học viên phát triển nghề nông theo hướng công nghệ cao.
Rưng rưng nghe học sinh gọi 2 tiếng "cô giáo"
Cô gái Nông Thị Thư (Bắc Kạn - SN 1998) tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, là giáo viên của trường Cao đẳng Bắc Kạn.
Việc trở thành giáo viên là ước mơ của nhiều đứa trẻ nông thôn như cô. Mặc dù không theo học ngành sư phạm nhưng cuối cùng Thư lại gắn bó với công việc giáo dục nghề nghiệp.
Cô giáo Nông Thị Thư
"Có thể nói, tôi đến với nghề như một mối duyên, càng làm càng say mê".
Thư đã theo đuổi con đường dạy nghề được 10 năm. Thế nhưng, kỷ niệm ngày đầu tiên đứng lớp vẫn luôn khiến cô nghèn nghẹn khi nhớ lại.
"Do đặc thù nghề nghiệp nên học viên trung cấp, cao đẳng có nhiều người lớn tuổi. Người lớn tuổi nhất tôi từng dạy là sinh năm 1963.
Lần đầu tiên lên lớp tôi gặp các học viên nhiều tuổi, mình lại mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Khi nghe hai tiếng "cô giáo" từ học viên, cảm giác rất khó tả, hạnh phúc xen lẫn tự hào", Thư kể
Trước khi chính thức nhận lớp, Thư tham gia học lớp nghiệp vụ sư phạm 3 tháng, sau đó về học việc tại khoa Nông lâm 4 tháng.
Cô được dự giờ những giáo viên có kinh nghiệm và được thầy trưởng khoa trực tiếp hướng dẫn từng bước như: Soạn giáo án, tập dượt làm giáo viên... Bốn tháng sau, Thư trải qua kỳ thi sát hạch đầu vào trước hội đồng của nhà trường.
Sự tự tin và cầu thị trong học hỏi đã giúp Thư nhận được đánh giá cao từ hội đồng.
Vậy nhưng, thời gian mới dạy, Thư thừa nhận mình gặp khá nhiều khó khăn trong cách tiếp cận phương pháp giảng dạy. Đam mê đã giúp cô tiến bộ từng ngày.
Công việc của Nông Thị Thư hiện tại là giảng dạy các môn học, mô đun thuộc chuyên ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Ngoài giảng dạy lý thuyết, cô còn trực tiếp tham gia hướng dẫn thực tập sản xuất tại các mô hình nhà trồng nấm, nhà lưới...
Mỗi lần thu hoạch sản phẩm, cô và trò đều phải dậy từ 5 giờ sáng, để thu được những sản phẩm tươi ngon. "Công việc sản xuất vất vả nhưng rất vui", Thư nói.
Đào tạo nông nghiệp công nghệ cao
Nữ giáo viên tâm sự, xuất thân từ nông thôn nên từ nhỏ, cô đã yêu thích đồng ruộng, núi rừng.
Sau này Thư học đại học, được tiếp cận với những kiến thức về sản xuất nông nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái về xuất khẩu nông sản... nên khi làm giáo viên dạy nghề cô mong muốn đem những kiến thức đó truyền đạt lại cho học sinh - sinh viên.
Cô Thư (đeo kính) cùng học viên tại nhà lưới sản xuất rau sạch
Như vậy, khi ra trường, các em có thể yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương thay vì đổ xô đi làm lao động phổ thông tại các khu công nghiệp.
"Cách làm nông nghiệp truyền thống, năng suất không cao, nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, khoa học phát triển, công nghệ cao đã hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân, giúp họ tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao", cô giáo sinh năm 1988 khẳng định.
Mười năm qua, cô giáo Thư đã nỗ lực không ngừng, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ cho bản thân qua các khóa đào tạo nâng cao và kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Đối với công việc dạy nghề, thực hành đóng vai trò quan trọng. Mỗi giáo viên cần tìm ra phương pháp phù hợp cho nhiều đối tượng học viên khác nhau.
Học viên lớn tuổi, chưa thành thạo công nghệ và các thiết bị nghiên cứu, cô cố gắng truyền tải kiến thức bằng ngôn từ dễ hiểu, có ví dụ sinh động động...
Cô Thư mang những kiến thức của mình về nông nghiệp công nghệ cao truyền cho học viên.
Cùng với đó, cô hướng dẫn học viên trực tiếp trên mô hình sản xuất, đồng ruộng, tăng cường mối liên kết giữa học ở trường với sản xuất thực tế để các em phát huy được sở trường năng lực bản thân.
Trong những năm gần đây, lãnh đạo trường Cao đẳng Bắc Kạn đã quan tâm, đầu tư tập trung giảng dạy nông nghiệp hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.
Các giảng viên chuyên ngành như Nông Thị Thư được đưa đến thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Từ đó cô về xây dựng các mô hình như vậy tại nhà trường như: Sản xuất trong nhà có mái che (nhà lưới), sử dụng công nghệ tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt.
Cô giáo trẻ cho biết thêm, sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới là xu hướng trong giai đoạn bùng nổ công nghệ hiện đại, kỹ thuật số.
Mô hình này giúp bảo vệ rau khỏi côn trùng phá hoại, giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, qua đó tránh được ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Công nghệ sản xuất này cũng bảo vệ rau khỏi thời tiết khắc nghiệt... Hệ thống tưới phun tự động giúp người nông dân không phải vất vả chăm sóc, tưới tắm cho cây, giảm công lao động và giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh trồng rau, người nông dân cũng có thể áp dụng để trồng hoa, trồng các loại cây ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch.
Để không 'đánh vật' với con khi dạy Tiếng Việt lớp 1 Là người mẹ có con học lớp 1, tôi cho rằng kiến thức nặng hay nhẹ quan trọng ở tâm thế đón nhận của phụ huynh và cách trẻ được tiếp cận. Tôi không ủng hộ việc học thêm trước khi vào lớp 1, dưới bất kỳ hình thức nào. Thế nên, ngoài thời gian học ở mầm non, tôi không cho con...