Đại học làm gì trước áp lực quốc tế hóa?
Để có những trường đại học đạt chất lượng quốc tế, không thể duy trì cách tổ chức quản lý nhà trường như cách đây vài thập kỷ, vì bối cảnh giờ đây đã hoàn toàn khác.
Hội thảo Đổi mới Quản lý giáo dục đại học (ĐH) do Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây thu hút nhiều diễn giả danh tiếng từ Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nga, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Hội thảo đặt ra các vấn đề đáng lưu ý về xu hướng và những thay đổi mới nhất trong bức tranh toàn cầu về giáo dục ĐH cũng như kinh nghiệm của các nước trong việc thích ứng với những thay đổi này.
Các đại biểu tranh luận tại hội thảo. Ảnh: Người Lao Động.
Cần xác định lại vai trò
Những động lực nào đã khiến quốc tế hóa trở thành một áp lực không thể làm ngơ đối với sự sinh tồn của các trường? TS Herrera, Hiệu trưởng trường Keuka University (Mỹ), cho rằng, đó là hiện tượng mọi nền kinh tế và xã hội, trong đó có thị trường lao động, đã trở thành toàn cầu hóa.
Không những thế, nhiều vấn đề khác cũng đang trở thành vấn nạn toàn cầu, không còn riêng của một nước nào, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tội phạm trong môi trường mạng…
Thế giới ngày nay đang trở thành số hóa và điều này làm biến đổi hầu như tất cả cách thức con người giao tiếp với nhau. Các trường ĐH không thể hoạt động hiệu quả nếu chỉ đóng khuôn trong nước vì môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi các trường phải kết nối xuyên quốc gia nhằm hiểu biết lẫn nhau, làm việc cùng nhau và tạo ra một thế hệ công dân toàn cầu mới.
Có nhiều thách thức đặt ra đối với việc lãnh đạo các trường ĐH ở châu Á. Ngày càng nhiều tiếng nói phàn nàn rằng, các trường đang dạy cho sinh viên những thứ không cần thiết.
Video đang HOT
Một tiến sĩ đến từ Malaysia cho biết, mỗi năm, Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp, 90% trong số đó không thể tìm được việc làm trên thị trường lao động ngoài nước vì không được chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng sống còn của thế kỷ XXI, như tư duy phản biện, khái niệm hóa, giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm thông tin và sử dụng công nghệ truyền thông…
Nhiều đại biểu cho rằng, từ lâu, các trường ĐH đã được quản lý và vận hành theo quan điểm của giới hàn lâm với nguồn tài trợ chủ yếu của nhà nước. Giờ đây, tình thế đó không thể tiếp diễn.
Các trường phải đáp ứng được đòi hỏi của nhiều bên liên quan. Trước hết là người học và gia đình họ, những người đã trả học phí và có quyền được nhận một kết quả xứng đáng. Bên cạnh đó còn có các nhà tuyển dụng, những người tiêu thụ sản phẩm mà các trường tạo ra, các nhà làm chính sách…
Mỗi bên có những yêu cầu khác nhau và quan niệm khác nhau về vai trò và trách nhiệm của các trường ĐH. Vì vậy, hơn bao giờ hết, các trường ĐH phải xem lại ý nghĩa tồn tại của mình đối với xã hội và chứng minh rằng trường là một tổ chức thiết yếu, không phải vì nó cấp cho người học một tấm bằng như một cái vé vào đờ. Bởi, cái vé ấy đã và đang lạm phát, mà vì nó mang lại cho người học những trải nghiệm và những giá trị mà họ hầu như không thể có nếu không trải qua môi trường này.
Đổi mới thiết chế quản trị
Các trường ĐH Việt Nam đang đáp ứng như thế nào trước nhu cầu quốc tế hóa, xét về mặt quản trị?
GS Nguyễn Hữu Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng, xếp hạng như một công cụ để tự đánh giá hoạt động của trường. Bằng cách vận dụng những thước đo của nhiều bảng xếp hạng quốc tế khác nhau, ĐH Quốc gia Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm 4 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí, tổng cộng 1.000 điểm để xác định 5 mức độ khác nhau trong việc đạt mục tiêu trở thành ĐH nghiên cứu.
Theo GS Đức, một số thành tựu của trường có thể đo được bằng các thước đo đang được nhiều nước sử dụng nhưng cũng có nhiều thành tích quan trọng khác mà những chuẩn mực ấy chưa thể phản ánh đủ. Tuy vậy, tham gia vào các bảng xếp hạng quốc tế vẫn là điều cần thiết để biết chúng ta đang ở đâu và cần phải làm gì để được công nhận trên phạm vi toàn cầu.
Đại diện ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP HCM chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc vận dụng cơ chế tự chủ về tài chính để tạo ra những cơ chế linh hoạt nhằm khích lệ sự ưu tú; đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, coi đó là một điểm nhấn để thu hút người tài.
Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia Hà Nội là trường hợp khác về tự chủ tài chính, một cơ chế cho phép đa dạng hóa nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu quốc tế hóa. Khoa đang giảng dạy bằng 4 ngôn ngữ với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản từ nước ngoài và duy trì giao lưu thường xuyên với giới hàn lâm quốc tế.
Thực tế cho thấy Khoa Quốc tế tăng trưởng rất nhanh: Năm 2002 có 44 sinh viên, năm 2015 lên 2.500, trong đó 150 sinh viên nước ngoài. Thực tế này chứng minh khó khăn về nguồn lực có thể vượt qua khi nhà trường chứng minh được những giá trị gia tăng mà mình đem đến cho người học.
Giáo dục ĐH trên thế giới đang trở nên đa dạng chưa từng có. Tuy cùng đương đầu với những vấn đề giống nhau nhưng các trường phải có những cách giải quyết khác nhau. Ai cũng đồng ý rằng năng lực lãnh đạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của từng trường. Những gì chúng ta đang có hiện nay là kết quả của cách vận hành hiện tại. Chỉ có thể tạo ra một kết quả mới khi chúng ta thay đổi cách vận hành ấy. Khả năng tự đổi mới mình trở thành khả năng sống còn của mọi tổ chức, trong đó quan trọng nhất là đổi mới thiết chế quản trị.
Theo Phạm Thị Ly/Người Lao Động
Công ty chứng khoán trước áp lực về đích
Không suôn sẻ trong quý III khi TTCK suy giảm thanh khoản, khối CTCK kỳ vọng TTCK sẽ sáng lên vào quý IV để về được đích kế hoạch kinh doanh cả năm. Tuy nhiên, thực tế, bài toán cán đích lợi nhuận 2015 ngày càng thách thức với khối doanh nghiệp này.
Áp lực về đích
Ông Trịnh Thanh Cần, Tổng giám đốc CTCK ACBS cho biết, nhiều khả năng ACBS chỉ hoàn thành 65 - 70% kế hoạch lợi nhuận năm 2015 (năm 2015, ACBS đặt mục tiêu 245 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), do doanh thu từ hoạt động môi giới, hoạt động đầu tư chứng khoán giảm sút so với năm ngoái, trong khi một số chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng.
Trong năm 2015, ACBS đã thực hiện kế hoạch cải tổ toàn diện từ các mảng kinh doanh như môi giới khách hàng cá nhân, môi giới khách hàng tổ chức, tư vấn tài chính doanh nghiệp, đến mảng vận hành và cả quản lý nguồn vốn, đưa toàn bộ hệ thống vận hành ở mức tối ưu, nên Công ty dự kiến trong năm 2016 sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Dù có thể sẽ không hoàn thành kế hoạch năm 2015, nhưng so với mặt bằng lợi nhuận chung của khối CTCK thì con số lợi nhuận của ACBS đã đạt được vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu.
Thị trường năm 2015 biến động thất thường và "xấu" hơn dự báo của nhiều CTCK, khiến phần lớn DN ngành này vẫn lao đao với trích lập, với lỗ vốn. Chỉ có vài CTCK thực sự bứt lên.
Một CTCK lớn khác, VCBS đặt mục tiêu khá tham vọng: lợi nhuận 120 tỷ đồng cho năm 2015. Tuy nhiên, theo ông Vũ Quang Đông, Giám đốc CTCK Vietcombank (VCBS), do TTCK trong năm không mấy thuận lợi, đồng thời Công ty phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn, nên VCBS dự kiến đạt lợi nhuận khoảng 95 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 80% kế hoạch. Trong tháng cuối cùng của năm 2015, theo ông Đông, chưa thấy những yếu tố hỗ trợ cho đà tăng bền vững của TTCK, nên chờ đợi sự đột biến trong kết quả hoạt động của khối CTCK là rất khó. Tuy nhiên, sang năm 2016, lãnh đạo VCBS cho rằng, diễn biến TTCK sẽ tích cực hơn và đó chính là cơ hội để các CTCK ghi nhận lợi nhuận tốt hơn.
Những cái tên có thể chạm mốc kế hoạch
Dù cũng nhận định diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm không có biến động lớn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận quý IV/2015 của nhóm CTCK khó có thể đạt được con số đột biến, nhưng nhiều CTCK vẫn tin tưởng vào sự hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Theo ông Khổng Phan Đức, Tổng giám đốc CTCK Vietinbank (VietinbankSC),biến động của TTCK có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khối CTCK, tuy nhiên với VietinbankSC, bản thân Công ty không bị chi phối quá nhiều bởi sự lên xuống của các chỉ số. Tổng giám đốc VietinbankSC cho rằng, khả năng hoàn thành kế hoạch 85 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là trong tầm kiểm soát của Công ty. Tại VietinbankSC, mảng doanh thu tăng mạnh nhất đến từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, đây cũng là mảng đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Công ty, với 45%.
Tại CTCK Bảo Việt (BVSC), ngay từ đầu năm, Công ty đã định hướng hoạt động kinh doanh tập trung vào các mảng dịch vụ mang lại sự ổn định trong hiệu quả kinh doanh. BVSC ước tính sẽ đạt 120 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2015, dù thị trường không thuận. Đây cũng là kế hoạch lợi nhuận đã được ĐHCĐ BVSC thông qua.
Ám ảnh trích lập dự phòng, tạo lỗ
Biến động bất thường của TTCK trong thời gian qua đã buộc nhiều CTCK phải ghi nhận các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, điều này làm giảm lợi nhuận tức thời. Hai CTCK lỗ do trích lập dự phòng được nhắc nhiều nhất trong năm nay là CTCK Kim Long (KLS) và CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (Agriseco), với dự báo, hai công ty này tiếp tục ghi nhận lỗ trong năm 2015.
Quý III/2015, Agriseco (AGR) ghi nhận doanh thu 46,55 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014 và Công ty lỗ hơn 26 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2015, số dư trích lập dự phòng rủi ro phải thu khách hàng của AGR tăng lên 363 tỷ đồng và lỗ 39,06 tỷ đồng.
Để hoàn thành kế hoạch 10 tỷ đồng lợi nhuận mà ĐHCĐ AGR mới thông qua, AGR phải đạt 50 tỷ đồng lợi nhuận trong quý IV/2015, trong khi Công ty đang phải "gánh" khoản trích lập dự phòng đối với cổ phiếu GPBank với mức trích lập lên đến 230 tỷ đồng. Thực tế này cho thấy, AGR nghiêng về kịch bản lỗ trong năm 2015, chứ khó có "phép màu" nào giúp Công ty có lãi được.
Đối với CTCK Kim Long (KLS), Công ty ghi nhận doanh thu 9 tháng đầu năm sụt giảm 36% khi chỉ đạt hơn 123 tỷ đồng và lỗ 45,9 tỷ đồng. Trong đó, riêng quý III/2015, KLS lỗ 45,4 tỷ đồng, trong đó riêng khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lên tới 87 tỷ đồng. Dù chưa có con số cụ thể, nhưng chắc chắn cả năm, KLS khó ghi nhận con số dương về lợi nhuận...
Thị trường năm 2015 biến động thất thường và "xấu" hơn dự báo của nhiều CTCK, khiến phần lớn DN ngành này vẫn lao đao với trích lập, với lỗ vốn. Chỉ có vài CTCK thực sự bứt lên.
Hải Vân
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch sáng 30/11: VN-Index tìm đáy Áp lực bán lan rộng toàn thị trường khiến hầu hết các mã lớn, bé trên sàn đua nhau đỏ điểm, các chỉ số lần lượt lùi sâu dưới mốc tham chiếu. VN-Index dễ dàng để mất mốc 580 điểm và ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 575 điểm cũng đang bị thử thách. Thị trường vừa trải qua một tuần diễn biến không...