Đại học cộng đồng thu hút sinh viên du học
Các chuyên gia giáo dục cho rằng ĐH cộng đồng là một lựa chọn có nhiều lợi thế cho sinh viên du học vì chi phí rẻ và học xong 2 năm có thể chuyển tiếp lên các ĐH bình thường tại Mỹ
Các chuyên gia về giáo dục Mỹ vừa có buổi trao đổi với chủ đề về du học Mỹ và ĐH cộng đồng tại phân hiệu quốc tế của Broward College Việt Nam. Những lợi thế cũng như hạn chế của ĐH cộng đồng tại Mỹ đã được các khách mời chia sẻ để phụ huynh có thêm định hướng lựa chọn cho con trong quá trình tìm kiếm trường du học.
Tính thực tiễn của giáo dục Mỹ
Theo báo cáo hằng năm Open Doors của Viện Giáo dục quốc tế (IIE) vừa công bố, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong những nước có sinh viên (SV) du học tại Mỹ, với 23.777 SV ở bậc ĐH trong năm học 2019-2020. SV Việt Nam đóng góp 827 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm học này.
Theo đó, SV quốc tế tiếp tục chiếm 5,5% trong tổng số SV ở bậc ĐH tại Mỹ với 1.075.496 SV năm học 2019-2020. Cũng trong báo cáo này, trong 23.777 SV Việt Nam du học tại Mỹ, có 69,8% học ĐH, 15,3% sau ĐH, 11,4% tham gia vào chương trình thực tập không bắt buộc (OPT) và 3,5% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng. Số liệu trong báo cáo cũng cho thấy sự tăng nhẹ trong số lượng SV Mỹ đến Việt Nam, từ 1.228 trong năm học 2017-2018 lên 1.235 trong năm học 2018-2019.
TS Nguyễn Quốc Toàn chia sẻ cùng các vị phụ huynh về du học Mỹ
Vì sao du học Mỹ luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với SV quốc tế và Việt Nam? Là một người từng trải nghiệm môi trường du học tại Úc và Mỹ, TS Nguyễn Quốc Toàn, đồng sáng lập và là CEO của Equest Education chia sẻ lý do anh chọn Mỹ để làm luận án TS là vì giáo dục Mỹ có những sự khác biệt quan trọng, đó là tính thực tiễn cao. Những cái mới luôn được cập nhật trong giáo trình, những gì nước Mỹ tạo ra thì SV phải được tiếp cận và sử dụng ngay. Trong khi giáo trình của các trường tại Úc hay Canada nội dung kinh viện còn nhiều. Bên cạnh đó, giáo dục ở Mỹ đánh giá học thuật của SV thông qua nỗ lực, có khi bài làm chỉ đúng 2,5/10 câu vẫn có thể được điểm cao vì họ đánh giá tính ứng dụng trong ý tưởng và kết quả. Điều này không giống các trường ở Úc hay Pháp, thường đánh giá SV thông qua con số tuyệt đối, ví dụ bài thi phải đạt 70%-80% trở lên mới đạt điểm A. “Các trường ở Mỹ thường chỉ tính số lượng phần trăm bao nhiêu người đạt được điểm cao chứ không đánh giá điểm tuyệt đối, quan trọng nhất là nỗ lực của người học” – TS Toàn nhấn mạnh.
Tính thực dụng của giáo dục Mỹ còn thể hiện ở chỗ nếu xin được việc rồi thì các SV sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để có thể tốt nghiệp. Triết lý của các giáo sư ở Mỹ là năng lực thể hiện ở thị trường lao động, SV tốt nghiệp làm được việc hay không, nghiên cứu của SV có tác động, tạo ra thành quả hay không chứ không phải điểm số. Tại Mỹ, thị trường lao động rất đa dạng, cạnh tranh, có thể tìm được việc dễ dàng hơn Canada, Đức… Đây là một trong những ưu thế khi chọn du học tại Mỹ.
Video đang HOT
ĐH cộng đồng, lựa chọn nhiều lợi thế
Các chuyên gia giáo dục cho rằng ĐH cộng đồng là phát minh vĩ đại của Mỹ về giáo dục. ĐH cộng đồng là các trường công với chương trình đào tạo 2 năm theo hướng khai phóng, chuyên sâu một phần để sau khi tốt nghiệp 2 năm, SV có thể đi làm ngay được hoặc có thể chuyển tiếp lên ĐH khác. Tại Mỹ, hiện có khoảng 900 trường ĐH cộng đồng, học phí chỉ từ khoảng 3.000-7.000 USD/năm. Các trường ĐH cộng đồng được 6 cơ quan kiểm định chất lượng tiến hành kiểm định, nếu ĐH cộng đồng đạt kiểm định thì SV có thể chuyển tiếp lên các trường ĐH bình thường khác.
TS Trần Vinh Dự, thành viên trong Ban Điều hành cấp cao của Ernst & Young (EY), cho rằng với mức học phí của ĐH cộng đồng thì SV làm thêm bằng việc rửa chén cũng có thể đủ khả năng chi trả. Bên cạnh đó, nếu tốt nghiệp ĐH cộng đồng vẫn có thể chuyển tiếp lên ĐH lớn của Mỹ nếu chứng tỏ được năng lực. TS Dự dẫn chứng 2 trường hợp, đó là Trần Đăng Khoa, một du học sinh Việt Nam – từng học ĐH cộng đồng 2 năm, sau đó chuyển tiếp 2 năm ĐH và làm luận án TS. Hiện Khoa đang làm việc tại Microsoft với thu nhập nửa triệu USD/năm. Một SV Việt Nam khác từng phục vụ trong nhà hàng, theo học và tốt nghiệp ĐH cộng đồng, ra trường được một công ty lớn tuyển dụng và thu nhập hiện nay xấp xỉ 200.000 USD/năm. “Đây là những du học sinh thành đạt, phải nói là từ hai bàn tay trắng – do hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn và đã nỗ lực vươn lên rất nhiều” – TS Dự dẫn chứng.
TS Nguyễn Quốc Toàn cho rằng ưu thế của ĐH cộng đồng là SV học chưa giỏi có thể học theo tốc độ của mình, chứ không phải chịu áp lực khủng khiếp như các ĐH bình thường và thời gian học 2 năm ở ĐH cộng đồng có tính ứng dụng cao. Hiện 59% số y tá, người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Mỹ tốt nghiệp ĐH cộng đồng, cho thấy đây là một lựa chọn hấp dẫn.
TS Trần Vinh Dự cũng cho biết nhiều ĐH ở Mỹ có cam kết sẽ nhận chuyển thẳng SV tốt nghiêp ĐH cộng đồng. Một số trường ĐH danh tiếng như Harvard, Columbia… thì có đánh giá các điều kiện đầu vào khác, song khi được nhận thì các tín chỉ đã học ở ĐH cộng đồng đều được công nhận.
Không phù hợp với SV xuất sắc
Tuy nhiên, ĐH cộng đồng vẫn còn một số hạn chế. “Rõ ràng, chất lượng của ĐH cộng đồng không thể bằng các ĐH lớn khác nhưng về chất lượng tối thiểu các trường này đều phải đạt vì đã được kiểm định. SV nào có năng lực xuất sắc, muốn học trường ĐH có thương hiệu thì ĐH cộng đồng không phải là lựa chọn phù hợp” – TS Nguyễn Quốc Toàn lưu ý.
Gia đình 'sốc' khi du học sinh bỏ ngành dược, nhập học... nấu ăn
Trước khi nhập học vài tuần, Nguyễn Minh Dũng, Daniel Nguyễn, hiện là bếp trưởng tại Mia Saigon Luxury Boutique Hotel, TP.HCM phát hiện trường đại học Aucklan, New Zealand (nơi trước đó anh đã quyết định học ngành dược), có dạy... nấu ăn. Anh quyết định bỏ luôn ngành dược.
Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán New Zealand tổ chức Lễ Vinh danh Cựu du học sinh New Zealand nổi bật 2020 (New Zealand Outstanding Alumni Awards 2020). Sáu cá nhân ưu tú này đã thụ hưởng nền giáo dục đẳng cấp thế giới của New Zealand, đạt được những thành công trong sự nghiệp và tích cực đóng góp cho xã hội.
Tại buổi lễ, các cựu du học sinh đã chia sẻ câu chuyện chọn nghề của riêng mình.
Một trong sáu cá nhân được vinh danh có anh Nguyễn Minh Dũng. Anh đã kể lại câu chuyện của mình mà có thể rất nhiều người không tin.
Nguyễn Minh Dũng (bên trái) trong lễ vinh danh
Anh Dũng cho biết học hết lớp 10 ở trường Nguyễn Thị Minh Khai (Tp.HCM), anh thuyết phục gia đình để được lên đường du học, cho dù trước đó chưa bao giờ đến với vùng đất New Zeland.
Sau khi tốt nghiệp trung học, anh đã theo học về kinh doanh như ước nguyện của gia đình, nhưng trong lòng thì vẫn thích ngành Y còn nấu ăn lúc đó chỉ xem như đam mê cá nhân.
Sau khi hoàn thành chứng chỉ Kinh doanh, anh cũng nộp đơn và được nhận vào học Y ở Đại học Auckland. Trong lúc chuẩn bị nhập học, anh tình cờ đi ngang một lớp học về nấu ăn và cảm thấy bị thu hút, lúc đó anh mới nhận ra rằng "thì ra nấu ăn cũng được đào tạo bài bản như thế này đây".
Càng tìm hiểu anh càng thấy bị thuyết phục vì ngành nghề này, chuyên nghiệp và nhiều tiềm năng. Thế là Nguyễn Minh Dũng đã quyết định để đam mê dẫn lối. Lúc đó anh thú nhận mình đang đứng trước một áp lực kinh hoàng.
Làm sao để gia đình chấp nhận cho chuyển sang học nấu ăn sau khi đã bỏ biết bao công sức và tiền bạc du học
Anh kể gọi về nhà thông báo là phải đối mặt với áp lực không hề nhỏ. Gia đình tạo nhiều sức ép vì nấu ăn không thể so sánh được với ngành dược. Đã vậy, du học nhiều năm tốn tiền mà giờ chuyển sang học làm đầu bếp thì... không đáng.
Gia đình gần như không quan tâm khi anh học hai năm nghề đầu bếp. Kể lại những ngày này, anh Dũng cho biết mỗi lần gọi điện về nhà chỉ có thể hỏi thăm vài câu sức khỏe. Thời gian đó thật khó khăn để theo đuổi đam mê. May là có người anh của mình cũng du học làm chỗ dựa.
Một phần để mẹ vui lòng, anh lại học tiếp song song cử nhân quản lý khách sạn và tài chính kế toán tại Đại học Waikato. Mãi đến khi anh thành công, giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ẩm thực, gia đình dần dần thay đổi quan điểm.
Anh cho rằng ngày nay nhiều bạn trẻ du học cũng gặp trường hợp tương tự anh, rằng ra nước ngoài một thời gian mới thật sự biết mình thích gì, muốn làm gì cho sự nghiệp. Nhiều bạn không dám thay đổi vì áp lực của gia đình quá lớn khi không ít phụ huynh xem chuyện con "rẽ ngang" giữa chừng, đặc biệt khi du học, là một sự thất bại.
Anh khuyên các bạn gặp tình cảnh tương tự nên nghiêm túc phân tích rõ ràng những mặt lợi, hại khi chuyển ngành. Không thể thuyết phục chuyển ngành chỉ bằng cảm xúc, vì vừa không làm gia đình yên tâm vừa không thể đảm bảo con đường mình chọn là đúng.
Trường hợp của Lê Bá An Bình, giám đốc điều hành tại nền tảng tiếp thị di động Adtima, một trong sáu cựu sinh viên được vinh danh lần này cũng không kém phần "ngang trái". Anh là học sinh chuyên toán nên khi được Chính phủ New Zealand trao học bổng về cử nhân khoa học máy tính ở Đại học Canterbury (2000-2003) thì... đi ngay.
Nhưng khi về Việt Nam làm kỹ sư phần mềm anh mới thấy thật sự mình không hợp với nghề kỹ thuật. Thế là anh chuyển hướng sang tìm hiểu và học về kinh doanh.
Được biết Giải thưởng 'New Zealand Outstanding Alumni Award 2020' nhằm tôn vinh các thành tựu nổi bật và các nỗ lực bền bỉ của sáu cựu du học sinh New Zealand trong hành trình phát triển và khẳng định bản thân ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
Nam sinh đạt điểm ACT cao nhất Việt Nam giành học bổng Úc Vũ Anh Thái, cựu học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, người đạt điểm ACT tuyệt đối 36/36 chỉ sau 2 tháng ôn luyện, vừa nhận được học bổng 40.000 AUD từ ngôi trường hàng đầu nước Úc. Ngay trong lần thi đầu tiên, Vũ Anh Thái (sinh năm 2002) đã đạt điểm số tối đa kỳ thi...