Đại học cần các phương thức tuyển sinh thực chất
Trước thực tế nhiều trường ĐH vẫn phụ thuộc quá nhiều vào điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã khuyến nghị các trường nên đa dạng phương thức xét tuyển, với những trường “hot” chỉ nên sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển.
Ảnh minh họa
Năm 2021, số lượng các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển ngày càng nhiều. Điều dễ nhận thấy, bênh cạnh phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường còn sử dụng các phương thức xét tuyển khác như xét học bạ, xét tuyển thẳng học sinh các trường chuyên và năng khiếu, xét tuyển kết hợp kết quả học tập bậc THPT với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điểm SAT…
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết từ việc chỉ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, hai năm qua, trường đã đa dạng các phương thức xét tuyển như xét tuyển bằng kết quả học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Đa dạng các phương thức xét tuyển để không quá lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa tiếp cận được đa dạng thí sinh với những năng lực và phẩm chất khác nhau.
Video đang HOT
PGS-TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM), cho biết không có phương thức xét tuyển nào là hoàn hảo nên đa dạng phương thức xét tuyển giúp tiếp cận được những đối tượng thí sinh với những phẩm chất năng lực khác nhau. Tuy vậy, đôi khi các trường lại không thể làm chủ để tuyển sinh đúng đối tượng.
TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban công tác Sinh viên, ĐHQG TP HCM, cho rằng những ngành như khối ngành sức khỏe, luật, báo chí… cần có những phương thức xét tuyển riêng mang tính đặc thù. Tuy vậy, để tổ chức thi đánh giá năng lực riêng cần có sự chuẩn bị lâu dài và tốn kém. Vì vậy, cần có sự liên minh, công nhận kết quả chung để xét tuyển giống như nhiều trường sử dụng kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM hay của ĐHQG Hà Nội để xét tuyển. “Trong tương lai, chắc chắn các trường không thể dựa mãi vào kỳ thi tốt nghiệp THPT mà cần có phương thức riêng để tuyển được đối tượng thí sinh phù hợp với đặc thù nghề nghiệp” – bà Mai đề nghị.
Xét tuyển đại học bằng học bạ: Cần đổi mới để công bằng
Trong mùa tuyển sinh năm 2021, xét tuyển bằng học bạ là giải pháp được nhiều trường đại học sử dụng. Tuy nhiên, điểm thi tốt nghiệp THPT chênh đáng kể so với điểm học bạ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi phương thức tuyển sinh bằng điểm học bạ liệu có công bằng?
Trong mùa tuyển sinh năm 2021, xét tuyển bằng học bạ được xem là giải pháp "cứu cánh" với nhiều thí sinh. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Cần thay đổi về phương thức xét tuyển
Trong những năm trở lại đây, các trường đại học đưa ra rất nhiều phương thức xét tuyển đại học thay vì chỉ phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Chẳng hạn như: Xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng các chứng chỉ Tiếng Anh, xét tuyển kết hợp...
TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) - cho rằng, cần có sự thay đổi về phương thức xét tuyển để đảm bảo học thật, thi thật và vẫn chọn được nhân tài thật.
"Kỳ tuyển sinh năm 2021, các trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn cao kịch trần, 30 điểm vẫn không đỗ.
Theo tôi, các trường cần có sự thay đổi về phương thức xét tuyển, đặc biệt là xét học bạ. Chú trọng xét học bạ sẽ gián tiếp dẫn đến các vấn đề tiêu cực như xin điểm, mua điểm, luyện thi, học lệch và nhiều bệnh thành tích phát triển tràn lan, không thể kiểm soát" - TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng cho biết, để phương thức xét học bạ phát huy ưu điểm, các trường nên xếp vào tiêu chí phụ cùng yếu tố hạnh kiểm, thành tích nổi bật... Như vậy, có thể tuyển chọn thí sinh theo đúng tiêu chí và năng lực cần đạt.
Cần "siết" quy trình kiểm tra, đánh giá học sinh
Mùa tuyển sinh năm nay, việc xét tuyển bằng học bạ được xem là giải pháp "cứu cánh" cho những thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Về cơ bản, trúng tuyển bằng học bạ hay điểm thi tốt nghiệp THPT đều hoàn toàn như nhau. Điều khác biệt duy nhất giữa hai phương thức chính là về điều kiện và mốc thời gian xét tuyển.
Vì vậy, nhiều thầy cô cho hay, hình thức xét tuyển này là giải pháp có lợi cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Nhưng áp dụng sao cho hiệu quả, hạn chế tiêu cực và phát huy tối đa ưu điểm lại là vấn đề đáng lưu tâm.
Bày tỏ quan điểm về hình thức xét tuyển đại học bằng học bạ, thầy Lê Thanh Quý - giáo viên Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) - nói rằng: "Thực chất, xét tuyển đại học bằng học bạ là phương thức tốt vì học tập là cả quá trình, đòi hỏi học sinh phải phát huy được các phẩm chất, năng lực trong cả một thời gian chứ không chỉ phụ thuộc vào 1 kỳ thi.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những tiêu cực trong việc xét tuyển đại học bằng học bạ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành bộ tiêu chí chung và nhất là cần "siết" quy trình kiểm tra, đánh giá tại các địa phương để đảm bảo để các trường không chạy theo thành tích mà đánh giá sai lệch năng lực học sinh".
Lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, có lo ngại loạn các kỳ thi? Thạc sĩ Đinh Đức Hiền - giáo viên luyện thi môn Sinh học tại Hà Nội cho rằng ở thời điểm hiện tại, điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, đảm bảo hơn sự công bằng trong giáo dục. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn Bộ GDĐT vừa công bố phương án...