Đại gia TQ thâu tóm rượu vang Bordeaux, dân Pháp lo ngại
Cơn sốt mua vườn nho Pháp của nhà giàu Trung Quốc vẫn chưa dừng lại, tạo nhiều cơ hội phát triển cho vang Bordeaux nhưng đồng thời cũng khiến người dân nơi đây lo lắng.
Người Trung Quốc có một cơn khát cháy bỏng với rượu vang Bordeaux
Hơn 100 xưởng sản xuất nho ở Bordeaux, nước Pháp, hiện đang thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Trung Quốc nắm trong tay 1,3% trong số 7.400 xưởng sản xuất rượu vang nằm rải rác ở vùng Bordeaux. Tuy con số phần trăm này không quá cao, nhưng Trung Quốc chỉ đứng sau Bỉ trong danh sách các quốc gia mua tài sản ở Bordeaux.
Điều này cho thấy khát vọng cháy bỏng của “gã khổng lồ” châu Á đối với bất động sản vùng sản xuất rượu vang huyền thoại của Pháp, theo Telegraph.
Người Trung Quốc bắt đầu mua lại các vườn sản xuất rượu vang ở Bordeaux từ năm 2008, vừa để giành lấy thương hiệu nổi tiếng, vừa để đáp ứng nhu cầu rượu vang trong nước ngày càng tăng.
Xưởng sản xuất rượu vang Château de Sours ở Bordeaux đã được bán lại cho Jack Ma hồi tháng 2 năm nay
Tỉ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, là nhà đầu tư Trung Quốc mới nhất mua xưởng sản xuất rượu vang Château de Sours ở Bordeaux hồi tháng 2 năm nay. Trước đó, ông cũng đã mua một xưởng khác mang tên Chateau Pérenne. Theo Decanter, trang báo chuyên về rượu vang, Jack Ma đã gia nhập vào đội ngũ các nhà đầu tư Trung Quốc đông đảo tại Bordeaux.
Quốc gia tiêu thụ vang Bordeaux hàng đầu thế giới
Sự hiện diện của Trung Quốc ở Bordeaux không phải tự nhiên mà có. Sau khi mua các xưởng sản xuất rượu vang, người Trung Quốc xuất khẩu hơn 80% rượu vang sản xuất tại đây về Trung Quốc. Ở quê nhà của họ, nhu cầu rượu vang cao đến nỗi giá một chai vang Pháp có thể gấp 10 lần giá bán tại Pháp, Telegraph đưa tin.
Trung Quốc là nơi tiêu thụ vang Bordeaux nhiều nhất thế giới tính theo giá trị
Cũng theo Telegraph, Trung Quốc là nơi tiêu thụ vang Bordeaux nhiều nhất thế giới tính theo giá trị, lên tới 180 triệu bảng Anh trong năm 2014, so với 164 triệu ở Anh và 161 triệu tại Hồng Kông. Đồng thời, Trung Quốc cũng là nước uống rượu vang đỏ nhiều nhất thế giới, với 1.865 chai năm 2014.
Người Trung Quốc coi vang Bordeaux là một thứ gì đó sang trọng và cao quý, theo Eddie Yuan, thuộc nhóm Langfan, nơi tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc mua xưởng sản xuất rượu vang Pháp. Và khi các tài sản của Pháp ngày càng có giá hợp lý hơn đối với túi tiền của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, việc mua các xưởng sản xuất rượu vang Pháp dường như là một bước đi hợp lý.
Việc các vườn nho Pháp thuộc sở hữu nước ngoài không phải mới lạ. Nó thu hút đầu từ từ Mỹ, Nhật Bản, Canada, và các nước phát triển khác trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nhà đầu tư Trung Quốc lại rất khác, théo báo Mỹ CNBC.
Video đang HOT
Người Trung Quốc coi vang Bordeaux là một thứ gì đó sang trọng và cao quý
“Sự đổ bộ của Trung Quốc rất nhanh và táo bạo đã khiến cả khu vực bất ngờ. Sự đầu tư của Trung Quốc được mở rộng, gia tăng và thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn”, Philippe Roudie, giáo sư địa lý tại Đại học Bordeaux, nói với CNBC.
Không chỉ vậy, người Trung Quốc còn đặt tên các nhà xưởng của họ rất giống những địa điểm sản xuất rượu vang nổi tiếng nhất trong khu vực.
Xưởng sản xuất rượu vang Pháp đầu tiên được người Trung Quốc mua lại là Chateau Latour Laguens vào năm 2008. Chateau Latour Laguens nằm trong khu vực Entre Deux Mers cách Bordeaux khoảng 50km, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng rượu vang năm 2007-2008, khiến giá nhà đất sụt giảm đáng kể.
Sự đổ bộ của Trung Quốc vào các vườn nho Pháp rất nhanh và táo bạo
Mặc dù nhà xưởng này nằm xa nhà xưởng Haut-Médoc, nơi sản xuất nhiều loại rượu vang được công nhận quốc tế như Chateau Latour, Trung Quốc vẫn đặt tên xưởng sản xuất mới là Chateau Latour Laguens. Cái tên này rất giống với tên rượu vang Chateau Latour của Bordeaux, loại rượu mà người Trung Quốc ưa chuộng.
Một tỷ phú Trung Quốc khác cũng đã mua lại xưởng Chateau Chenu-Lafitte, nằm trong một khu vực trồng nho làm rượu vang được ít người biết đến Côtes-de-Bourg. Thế nhưng, họ cũng đã lấy cái tên “na ná” xưởng làm rượu vang nổi tiếng thế giới: xưởng Lafitte-Rothschild.
Người dân địa phương hoài nghi
Người dân địa phương của Bordeaux khá hoài nghi về sự hiện diện ngày càng gia tăng của nhà giàu Trung Quốc, theo CNBC.
Một mặt, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu rượu vang lớn, giúp Bordeaux bù đắp lại tổn thất do lượng tiêu thụ rượu vang giảm trong nước. Đồng thời, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang giúp các xưởng sản xuất rượu vang phát triển. Mặt khác, người dân địa phương vẫn khá lo lắng khi thấy những mảnh đất sản xuất rượu vang lâu đời của họ được bán một cách dễ dàng.
Người dân địa phương vẫn khá lo lắng khi thấy những mảnh đất sản xuất rượu vang lâu đời của họ được bán một cách dễ dàng
“Chỉ vì họ là khách hàng, không có nghĩa là họ được xâm lấn chúng tôi”, Petra du Jardin, người làm việc tại một khách sạn địa phương, nói với CNBC.
“Tuy họ đang đổ tiền vào đây và không thể mang đất về Trung Quốc, nhưng sự can thiệp nhanh chóng của họ vào quá trình kinh doanh của chúng tôi có chút đáng lo ngại”, Lois de Roquefeuille, một chủ sở hữu xưởng sản xuất rượu vang, nói.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu giới giàu Trung Quốc có tiếp tục mở rộng sự hiện diện ở Bordeaux với cùng tốc độ này trong tương lai hay không; hay “nỗi ám ảnh màu đỏ” chỉ là một sự bùng nổ ngắn hạn, có thể “nguội lạnh” theo thời gian, CNBC phân tích.
Theo Trà My – Tổng hợp (Dân Việt)
TQ: Chung cư chưa xong, đừng hòng có vợ
Giấc mơ lập gia đình của nhiều thanh niên TQ phải hoãn lại vì công ty xây dựng hết tiền.
Lưu Dương trong căn nhà mãi chưa hoàn thành.
Tầng 15 căn hộ chung cư ở Vận Thành nhìn ra một hồ nước nổi tiếng ở thành phố Sơn Tây, Trung Quốc. Cặp vợ chồng già phải chi 80.000 tệ (khoảng 263 triệu đồng) cho một căn hộ hai phòng ngủ chưa hoàn thành ở Sơn Tây để làm hồi môn cho con trai.
Câu chuyện trên không hề cá biệt ở Trung Quốc khi bố mẹ tiết kiệm cho con cái mua một căn nhà ở đô thị để có triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. Chưa kể, cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại tiện lợi hơn ở quê. Dự án bất động sản này được gọi tên là "chung cư xa xỉ bậc nhất" và tạo ra môi trường sống tốt lành cho cặp đôi trẻ.
Nỗ lực thay đổi tương lai của những bậc phụ huynh sống ở vùng nông thôn gặp phải trở ngại không lường trước: nhà phát triển địa ốc của dự án mang tên "Vườn thượng uyển" đột ngột hết tiền khiến dự án hoãn vô thời hạn.
Không chỉ anh mà hàng ngàn hộ gia đình khác đang phải chờ đợi trong vô vọng để có nhà ở.
Sự cố này phá tan giấc mơ của cậu con trai 24 tuổi và khiến đám cưới của anh ở Vận Thành phải hoãn lại. Tại nhiều vùng ở Trung Quốc, một căn nhà là thứ đảm bảo cho cuộc hôn nhân diễn ra suôn sẻ.
"Tôi gọi cho đường dây nóng của thị trưởng thành phố và tới cơ quan địa phương nhưng không ai giúp được", Lưu Dương nói.
Lưu Dương bỏ học năm cấp 2 và tìm được công việc ở một khách sạn tại Bắc Kinh. Sau khi thoát khỏi một hệ thống bán hàng đa cấp ở Thanh Đảo, Lưu Dương trở về quê nhà Vận Thành cách đây 3 năm.
"Nếu tôi không về nhà thì chẳng ai cưới tôi cả", Lưu Dương nói. "Nếu anh hỏi tôi cảm thấy thế nào thì tôi chỉ có thể nói rằng tôi hết sức thất vọng". Giờ đây Dương đang sống cùng hôn thê trong một căn hộ thuê ở thị trấn. Bố mẹ cô gái khẳng định chỉ khi nào Lưu Dương có nhà thì mới được cưới con gái họ.
Trung Quốc hiện có 3,4 tỉ căn hộ trong khi tổng dân số chỉ là 1,4 tỉ người.
Bố mẹ Lưu Dương trước đây cũng mua một căn nhà cho anh cả vì lí do tương tự: cưới vợ.
Giám đốc dự án phát triển địa ốc Hồ Hải Cảng nói rằng buộc phải dừng công trình vì hết nhẵn tiền do "sập tỉ giá cho vay" từ một ngân hàng với lãi suất cắt cổ. "Tôi đã dồn hết tiền vào dự án này. Chúng có địa thế tốt. Tôi hiểu lo lắng của khách hàng. Tôi còn lo hơn cả họ", Hồ nói.
"Trường hợp của Hồ là điển hình ở các thành phố cấp 3 và 4 tại Trung Quốc hiện nay", Nghiêm Tuyết Cân, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển E-House Trung Quốc, nói.
Các thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải và ven biển chứng kiến giá nhà đất tăng lên mỗi ngày thì ở Vận Thành, thị trường nhà ở bị chững lại. Thủ phủ của tỉnh Sơn Tây là Thái Nguyên cũng chỉ tăng 2,1% với giá nhà ở.
Những dự án bất động sản ở đô thị cấp 3 và 4 đang là vấn đề đau đầu với chính quyền Bắc Kinh. Mục tiêu lớn nhất trong năm nay là giảm bớt số lượng nhà ở được xây dựng. Chính quyền nhiều nơi đang khuyến khích người dân mua nhà ở vùng đô thị cấp 3 như trường hợp của Lưu Dương.
Giúp người dân ổn định, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ tuổi là một kế hoạch quan trọng được Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết thực hiện. Nền kinh tế Trung Quốc đang dần chuyển hướng từ việc sản xuất tràn lan, ồ ạt rất lãng phí sang nền kinh tế tiêu dùng, sáng tạo.
Thay vì hút quá nhiều dân tới các siêu đô thị, Bắc Kinh đang cố tạo ra một tầng lớp trung lưu ở các thành phố như Vận Thành với hy vọng tăng tỉ lệ đô thị hóa lên 60% trong năm 2020. Dù vậy, với những người ở quê lên Bắc Kinh, việc định cư là không dễ dàng chút nào.
Sắt thép chờ han rỉ xếp thành đống ở công trường.
Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Nha Thiết phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày và 6 ngày một tuần để trang trải vừa đủ chi phí ở Bắc Kinh. "Tôi không tiết kiệm được tiền và lao động thì quá vất vả", Nha Thiết nói. "Tôi muốn về nhà để sống cùng bố mẹ từ lâu rồi. Cuộc sống ở quê chắc chắn dễ thở hơn trên thành phố".
Dù vậy, áp lực lớn nhất với Nha Thiết là công việc ở quê nhà Vận Thành liệu có được như thành phố lớn?
Bắc Kinh từng mô tả quá trình đô thị hóa là "ba nhiệm vụ 100 triệu dân", trong đó đô thị hóa 100 triệu dân nông thôn, chuyển 100 triệu người vào những ngôi nhà khang trang và tạo ra việc làm cho 100 triệu người.
Cánh cổng khóa trái vào khu xây dựng ở Vận Thành.
Tuy nhiên, động lực đô thị hóa ở Trung Quốc đang cạn dần. Trung Quốc đã xây dựng số nhà đủ đáp ứng cho 3,4 tỉ người trong khi dân số nước này mới ở mức 1,4 tỉ. Tại các thành phố, thị trấn nhỏ, nhà ở quá nhiều trong khi việc tiêu thụ hết sức chậm chạp.
Hội đồng Chính phủ kêu gọi chính quyền địa phương trong tháng 10 cấp quyền công dân đô thị vĩnh viễn với những người mua nhà ở thị trấn hoặc có công việc ổn định. Bức tranh đô thị hóa ở Trung Quốc chỉ được định hình bởi lựa chọn và trải nghiệm của những người như Nha Thiết, Lưu Dương chứ không phải chính phủ.
Theo Quang Minh - SCMP (Dân Việt)
Quan tham TQ bị buộc chường mặt trên truyền hình nhận tội Hàng loạt cán bộ cấp cao Trung Quốc đã phải xuất hiện trong một chương trình dài 8 phần trên truyền hình trung ương và thừa nhận tội lỗi tham nhũng của mình trước người dân. Quách Bá Hùng là thượng tướng về hưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng là Phó Chủ tịch Quân ủy Ủy ban Quân sự Trung...