Đại biểu Quốc hội: Vụ lộ đề thi môn Sinh học đã dẫn đến những ‘nỗi oan’
Trong vụ lộ đề thi môn Sinh học, một số thí sinh nhờ đó mà có điểm cao, đỗ vào các trường đại học.
Ngược lại, một số em khác cũng vì thế mà mất cơ hội trúng tuyển. Bà Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương kiến nghị phải xem xét lại kết quả thi một cách công bằng.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương bên lề Quốc hội ngày 13/6. Ảnh: PVH
Bà Nguyễn Thị Việt Nga nhận định, nếu không có sự vào cuộc rất quyết liệt của các đại biểu Quốc hội thì đến thời điểm này, sự việc chưa chắc đã được đưa ra ánh sáng. “Tôi có thể nói thẳng như thế, bởi vì sau khi phát hiện sự bất thường trong đề thi môn Sinh thì có một số giáo viên ở Hà Nội đã gửi ý kiến lên Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan chức năng nhưng sau một thời gian thì cũng chưa thấy có được phản hồi tích cực. Cho nên, các giáo viên đã tiếp tục gửi ý kiến kiến nghị lên các đại biểu Quốc hội và nhờ vào cuộc lên tiếng” – nữ đại biểu nhắc lại sự việc.
Từ sự việc này, tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải xem xét, trả lời công dân một cách nhanh chóng và kịp thời thì mọi việc sẽ dần được sáng tỏ bởi, các vụ việc thuộc lĩnh vực giáo dục luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo dư luận.
Thứ nhất, ảnh hưởng của ngành Giáo dục đối với nhân dân là rất lớn khi hầu như nhà nào cũng có người đi học, từ giáo dục mầm non cho đến giáo dục đại học, các bậc học khác.
Thứ hai, truyền thống của dân tộc ta vẫn là tôn sư trọng đạo. Cho nên, kỳ vọng của nhân dân vào ngành Giáo dục là rất lớn. Với ngành Giáo dục, dù chỉ là vi phạm nhỏ nhưng tác động là rất lớn tới tâm lý xã hội.
Bình luận về sự việc lộ đề thi môn sinh, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng: “Theo tôi là có sự chậm trễ của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong sự việc này. Việc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của các em học sinh và câu hỏi đặt ra là chúng ta phải xử lý sự ảnh hưởng này thế nào?”.
Nữ đại biểu cho rằng, vụ lộ đề thi môn Sinh học đã dẫn đến những “nỗi oan”. Trong khi một số thí sinh nhờ việc lộ đề thi mà đã có điểm cao, đỗ vào các trường đại học thì ngược lại, một số em khác cũng vì thế mà mất cơ hội trúng tuyển. “Tôi nghĩ, chúng ta phải xử lý một cách rốt ráo thì mới có được sự công bằng trong giáo dục. Còn nếu chúng ta chỉ xử lý những người vi phạm thôi, không động chạm gì đến kết quả thi cử thì vẫn chưa đảm bảo được sự công bằng, đặc biệt là khi kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lại được sử dụng xét tuyển đại học” – nữ đại biểu nêu vấn đề.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, thứ nhất, chúng ta phải có các chế tài đủ mạnh, rà soát lại toàn bộ quy trình ra đề thi, việc quản lý ngân hàng đề thi, phương pháp quản lý… Tại sao lại có những sai phạm như vụ việc vừa qua? Đâu là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng và lách luật? Nếu chúng ta không xử lý sai phạm triệt để, ráo riết, chỉ xử lý “phần ngọn” thôi”, nghĩa là phát hiện sai phạm ở đâu thì xử lý ở đó, thì vấn đề gian lận trong ngành giáo dục vẫn cứ là nỗi lo làm nhức nhối dư luận.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra đang xác minh sự việc có dấu hiệu vi phạm trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn Sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Hành vi sai phạm cụ thể của các bị can chưa được công bố.
Ngày 10/6, bà Phạm Thị My, 59 tuổi và ông Bùi Văn Sâm, 73 tuổi, đều là cựu giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bà My bị bắt tạm giam, còn ông Sâm được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Ông Sâm là thành viên tổ thẩm định đề thi môn Sinh học. Còn bà My là tổ trưởng tổ ra đề môn Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Sự việc trùng đề thi được thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Toán – Sinh phát hiện hồi tháng 7/2021. Theo phản ánh, đề thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Sinh học có nhiều phần trùng lặp với nội dung ôn tập cho học sinh của thầy Phan Khắc Nghệ, Hiệu phó trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Thầy Hiền hai lần gửi thư tố giác đến Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 7 và 11/2021.
Nghị trường 'nóng' bởi sách giáo khoa, đại biểu Quốc hội hiến nhiều kế mạnh
Các vấn đề liên quan tới sách giáo khoa nhận được sự quan tâm lớn của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (2/6).
Rà soát, tinh giản vì quá nhiều đầu SGK
Sáng 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho biết, trong lúc cuộc sống của người dân khó khăn vì chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, việc giá bán sách giáo khoa (SGK) tăng cao sẽ tạo thêm gánh nặng cho các gia đình có con em đến trường, nhất là gia đình thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Tán thành với những giải trình và giải pháp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để giảm giá SGK, bà Nga đề nghị Chính phủ sớm có biện pháp hữu hiệu để quản lý giá SGK - mặt hàng rất đặc biệt, thiết yếu.
Chỉ ra thực trạng số lượng đầu SGK quá nhiều, trong đó nhiều cuốn sách chỉ mang tính tham khảo nhưng phụ huynh không được hướng dẫn nên không biết có thể mua cuốn nào, không mua cuốn nào, đại biểu Việt Nga đề nghị rà soát, tinh giản SGK theo hướng thống kê danh mục SGK bắt buộc đối với từng lớp học, cấp học.
Từ đó, ngoài SGK bắt buộc phải có, số sách còn lại học sinh có thể tham khảo tùy vào điều kiện cụ thể và nhu cầu.
Đưa SGK vào danh mục quản lý giá
Tranh luận về vấn đề SGK, đại biểu Thái Văn Thành, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là phải đưa SGK vào danh mục quản lý giá và đảm bảo quyền lợi của học sinh và điều kiện KTXH hiện nay của người dân.
Đại biểu Thái Văn Thành, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An
Đại biểu Thành cũng đồng tình với việc Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường truyền thông rộng rãi để nphụ huynh, học sinh hiểu SGK là sách bắt buộc học sinh có đi học; còn sách bổ trợ, tham khảo thì tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của học sinh, phụ huynh nên không bắt buộc phải mua.
Lấy ví dụ thực tiễn tại địa phương, đại biểu Thành cho biết, ngành giáo dục tại địa phương đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng mô hình thư viện SGK trên phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh sẽ dành một phần kinh phí để trang bị SGK cho nhà trường.
Cùng với đó kêu gọi, huy động doanh nghiệp, các nhà xuất bản SGK cho nhà trường, kêu gọi học sinh khóa trước học xong tặng lại sách để xây dựng thư viện SGK. Việc làm này giúp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có sách để học và sách dùng nhiều lần sẽ tránh được lãng phí.
Đề nghị cấm bán sách tham khảo trong nhà trường
Tham gia tranh luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho biết, đề xuất của đại biểu Thái Văn Thành là "cần nói cho người dân hiểu sách tham khảo không cần mua" đặt ra vấn đề: Nếu có bán sách tham khảo trong trường, thì tất cả phụ huynh học sinh cũng đều sẽ mua cho con bằng bạn, bằng bè.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định
"Sách tham khảo này chính là nguồn lợi rất lớn cho các nhà xuất bản. Vì vậy, cần hạn chế tối đa loại hình sách này. Rất nhiều nhà giáo dục kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng, sách tham khảo chỉ dùng cho các thầy cô giáo sử dụng để phong phú bài giảng của mình. Còn học sinh tiểu học không cần có sách tham khảo", đại biểu chỉ ra và đề nghị nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường.
Nhấn mạnh việc đổi mới SGK là rất đúng đắn, đại biểu Hiếu lưu ý cách làm chưa tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
"Sẽ có các sản phẩm tốt và rẻ hơn và đứng vững theo thời gian, chọn cách làm tường minh và khoa học thì SGK sẽ trở lại đúng vị trí, trang trọng của mình", đại biểu đoàn Bình Định nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cắt chi phí trung gian để giảm giá SGK
Trước đó, phát biểu làm rõ một số nội dung ĐBQH quan tâm về SGK, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo Nghị quyết số 88/2014, công việc biên soạn SGK đã được thực hiện theo hướng xã hội hóa, các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi xuất bản và phát hành.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
Với mong muốn học sinh luôn được mua SGK với giá thấp nhất, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện nghiêm các biện pháp để sách xuất bản có thể dùng lại được nhiều lần và các bộ sách xuất bản mới theo chương trình phải phù hợp với tiêu chuẩn sách giáo khoa về xuất bản phẩm.
Bộ GD&ĐT đã nhiều lần ban hành văn bản chỉ đạo Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục cần thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm các khoản chi phí trung gian để giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng như các chi phí khác để đảm bảo giá SGK được thấp nhất.
Đồng thời, đã chỉ đạo NXB thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về cung cấp sách giáo khoa cho các đối tượng chính sách xã hội, học sinh các vùng và đã chỉ đạo NXB Giáo dục cung cấp các bản sách dạng PDF miễn phí để học sinh tiếp cận được ngay từ khi sách bắt đầu phát hành.
Đối với NXB Giáo dục là một doanh nghiệp Nhà nước do Bộ quản lý, Bộ đã chỉ đạo NXB tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối giảm chi phí phát hành, đẩy mạnh tái cơ cấu nhà xuất bản theo hướng tinh gọn nhân sự, bộ máy để tiết giảm tối đa khâu trung gian
Theo ông Sơn, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội bổ sung SGK vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Việc này Bộ đã đề xuất từ công văn số 4146 ngày 22/9/2021 và đã có chính sách trợ giá.
Cần thiết phải giám sát tối cao đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Trước thực tế đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn nhiều điểm chưa phù hợp, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thiết phải giám sát tối cao hoạt động này, nhằm đánh giá đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm, từ đó có định hướng để tiếp tục thực hiện tốt công tác có tầm quan...