Đặc sản thạch Cao Bằng
Không chỉ sở hữu những thắng cảnh đẹp hùng vĩ, những di tích văn hóa, lịch sử có giá trị, Cao Bằng còn có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng.
Nếu có dịp đặt chân tới vùng đất Cao Bằng vào mùa này, có hai món đặc sản thạch ngon nổi tiếng mà du khách nhất định nên thử là thạch đen sương sáo và thạch trắng mác púp.
Món thạch đen được làm từ cây thạch đen (còn gọi là cây sương sáo) được trồng nhiều ở Cao Bằng, đặc biệt là huyện Thạch An. Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng 40 – 60cm. Lá thạch đen có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.
Món thạch đen truyền thống (Ảnh: Trung Nguyên)
Cây thạch được thu hoạch khi thân cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn, bà con sẽ cắt phần thân và lá thu về phơi nắng. Người Cao Bằng nấu thạch đen bằng cách rửa sạch cành lá cây thạch khô rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước bỏ bã. Sau đó, đổ bột gạo hoặc bột sắn vào nấu cho hỗn hợp sôi đến khi đặc quánh lại thì đổ vào chậu, để nguội. Để cho thạch mau đông và giòn, người ta có thể cho thêm ít nước tro (tro rơm rạ) vào cùng với nước thạch đã lọc và bột gạo (hoặc bột sắn) trước khi nấu sôi lại. Thạch đen mềm, dai giòn, màu đen bóng, ăn vào có vị thơm nhẹ, thanh mát của lá thạch đen.
Nấu thạch đen theo phương pháp thủ công (Ảnh: Trung Nguyên)
Nhìn chung các người dân Cao Bằng hiện nay vẫn nấu thạch đen theo phương pháp thủ công, không dùng chất bảo quản, không dùng phẩm màu nhưng vẫn tạo được độ thơm ngon và dẻo dai cho sản phẩm.
Video đang HOT
Thạch đen – Món ăn giải nhiệt ngày hè (Ảnh: Trung Nguyên)
Có 2 loại thạch đen: loại có đường và loại không đường. Thạch có thể ăn riêng hoặc ăn cùng với chè, tào phớ, sữa đậu… Bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng được từ 5 – 6 ngày.
Mác púp (quả mác púp) là tiếng của người Tày miền Đông Cao Bằng. Cây mác púp là dạng cây leo, thường bám vào các loại cây to hoặc trụ trên các mỏm đá vôi để sinh tồn, phát triển.
Ảnh cây mác púp (Ảnh: Trung Nguyên)
Mác púp nở hoa, kết trái từ tháng 3 – 4 âm lịch. Đến tháng 7 – 8 âm lịch, bà con vào rừng thu hái quả. Sau đó, quả mác púp được rửa sạch, phơi cho ráo nước, bổ vỏ tách lấy hạt có màu vàng nhạt. Hạt tép mác púp phơi nắng để khô được cho vào túi nilon dày hoặc nồi nhôm để bảo quản.
Theo dân gian, hạt mác púp vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, lợi thấp, bổ thận, thông kinh lợi sữa, tiêu thũng giải độc, tốt cho đường tiêu hóa…, đặc biệt hạt mác púp không chỉ là vị thuốc mà còn được chế biến thành thạch trắng để giải khát trong những ngày nắng nóng.
Hạt mác púp (Ảnh: Trung Nguyên)
Để có được món thạch trắng mác púp khá đơn giản, người làm thạch chuẩn bị nước đun sôi để nguội, chậu, 1 túi vải sạch. Sau đó, tiến hành đổ nước xuống chậu theo công thức 2,5kg nước tương ứng với 200g hạt tép quả khô cho vào túi vải. Tiếp theo, đưa túi vải vào chậu nước vò nhẹ để các chất thạch màu trắng đục từ hạt tiết ra, khi thấy xuất hiện váng màu trắng đục phủ gần kín trên bề mặt nước thì ngừng vò túi hạt tép. Để chậu nước thạch sau khoảng từ 1 – 2 giờ, thạch sẽ đông chắc hoàn toàn.
Cốc thạch trắng thanh mát ngày hè (Ảnh: Trung Nguyên)
Nước đường để ăn với thạch trắng thường là đường làm từ mật mía (đường phên) hoặc đường hoa mai. Người ta dùng chiếc muôi hoặc dao cắt từng khoanh thạch nhỏ cho vào cốc, đổ lượng nước đường vừa phải tùy theo sở thích của mỗi người là đã có thể thưởng thức món thạch đặc biệt này.
Nếm miếng thạch giòn, tan đầu lưỡi và cảm nhận vị ngọt dịu, thanh mát đặc trưng của thiên nhiên vùng cao sẽ khiến du khách thích thú và thêm yêu non nước Cao Bằng.
Thạch găng, món ăn thanh mát đến từ đất Cảng
Những miếng thạch găng mềm mượt, xanh mướt, ăn cùng nước đường ngọt dịu như tan chảy nơi đầu lưỡi, thường được xem là món giải khát lý tưởng trong mùa hè.
Thạch găng là quà vặt thường mang nhiều kỷ niệm ấu thơ đối với những người con đất cảng. Ưu điểm là giá cả phải chăng, hương vị ngon ngọt, thơm mát, giúp giải khát ngày hè. Từ khi đến Hà Nội, món này chiếm được cảm tình của nhiều bạn trẻ thủ đô.
Nhắc đến cây găng, chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến đó là một loại cây được bà con ở nhiều vùng quê trồng làm hàng rào tự nhiên. Nhưng từ những chiếc lá găng này lại có thể chế biến thành những miếng thạch mềm mượt.
Thạch găng mà một món ăn đặc sản đến từ đất cảng Hải Phòng
Ở nhiều nơi, người ta gọi thạch găng là thạch xanh vì nó có màu xanh của lá găng. Cây lá găng là loài cây thân gỗ, nhiều gai nhỏ, lá hơi tròn mọc thành bụi, thường ở các vùng trung du phía Bắc. Nhiều nơi ở vùng quê hay trồng thành hàng rào tự nhiên. Cây lá găng có nhiều loại nhưng để chế biến thạch, người làm phải chọn những cành găng gai, lá hơi thuôn, nhọn, tù ở đầu.
Theo kiểu truyền thống, lá găng rừng được đem phơi khô, bỏ hết gai sau đó rửa sạch. Lưu ý quan trọng là phải chọn lá găng khô, khi vò thạch mới ngon và không có mùi hôi. Những nguyên liệu này tiếp tục được tráng qua nước lọc, để ráo, chuyển vào rá, vò nát và đổ nước sôi, vắt kiệt đến khi hết chất trong lá. Nhiều người thường bỏ thêm chút vôi cho thạch cứng hơn.
Thạch găng có hương vị ngon ngọt, thơm mát, giúp giải khát ngày hè
Công đoạn vò lá cũng phải rất nhanh tay, chỉ chừng 10 - 15 phút. Quá thời gian này, thạch sẽ bị đông mà chưa kịp lọc. Sau khi lọc xong, chờ trong vòng một tiếng để chúng lắng xuống là có thể thưởng thức. Thạch găng có màu xanh rêu lóng lánh, mềm mịn, trơn tuột khi chạm vào lưỡi. Hương vị đặc trưng hơi chát nhưng thường được ăn kèm nước đường ngọt dịu, tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Ở Hà Nội, nhiều quán thường cho thêm trân châu hay thạch đen để làm phong phú món ăn. Một số nơi còn ăn cùng nha đam cắt khúc hoặc rót thêm giọt dầu chuối.
Thưởng thức bánh giá chợ Giồng tại Sài Gòn ngày chỉ bán 100 cái Món bánh giá nức tiếng vùng chợ Giồng, tỉnh Tiền Giang nhưng khi xuất hiện tại Sài Gòn lại được nhiều người ưa thích. Bánh giá món ăn đặc sản nổi tiếng ở Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang NGUYỄN MINH TÂM Bánh giá chợ Giồng là món ăn đặc sản ở Tiền Giang. Không giống như một số loại bánh miền Tây...