Đặc sản ốc đá
Ốc núi đá thường xuất hiện từ tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình dưới đất, trong các khe đá hoặc các lớp lá dày.
Vì vậy, tranh thủ thời gian này đồng bào vùng cao lại đi bắt ốc đá để chế biến thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn như: Luộc, xào lá lốt, hấp gừng xả, ốc xào xả ớt… Nhưng món ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng hơn cả là ốc hấp gừng xả.
Cách chế biến món ốc đá hấp gừng xả rất đơn giản. Ốc bắt từ rừng về, rửa sạch lớp đất bám trên vỏ, không cần ngâm kỹ trong nước như các loại ốc khác mà chỉ rửa sơ qua để giữ lại chất dinh dưỡng (vì thức ăn chính của loại ốc này là rêu, cây, cỏ dại). Sau khi rửa xong, đổ ốc và một ít nước cùng các gia vị như: Muối, mì chính, ớt, xả, gừng… băm nhỏ cho vào nồi đảo đều, rồi hấp. Khoảng 30 phút sau, chúng ta sẽ có món ốc núi đá hấp xả thơm ngon và hấp dẫn. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Vị ngọt thanh, chút hương lá rừng là lạ sẽ khiến thực khách khó tính nhất cũng phải mê mẩn.
Nếu như trước kia ít người biết đến món ốc núi đá, thì giờ đây món ốc núi đã trở thành lựa chọn của rất nhiều thực khách, nhất là những người đam mê ẩm thực dân tộc dân dã. Ốc đá cũng trở thành đặc sản, hiện diện trong các nhà hàng, khách sạn, cơ sở homestay trên địa bàn tỉnh, để rồi không ít thực khách phải “vấn vương” khi thưởng thức những món ngon độc đáo này.
Về Quảng Ngãi thưởng thức đặc sản cá tào lao
Cá tào lao hay còn gọi là cá chìa vôi, cá phóng lao sống tập trung ở vùng biển các tỉnh miền Trung. Chúng ở trong những rạn san hô và săn mồi bằng chiếc mỏ như mỏ vịt, nhưng rất dài đặc trưng của mình nên có biệt danh là "cá tào lao".
Cá tào lao là một hải đặc sản quý của vùng biển miền Trung, tập trung ở vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận. Nhiều con có chiều dài cả mét, nặng hơn 1kg. Theo ngư dân Sa Huỳnh, chúng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, nhiều nhất là vào tháng 6 âm lịch, là thời điểm cá tào lao tập trung thành đàn đi kiếm ăn ở khu vực san hô nhiều.
Với nhiều người cá tào lao còn quá xa lạ bởi tên gọi, hình thù nhìn đã thấy "ớn", "mỏ" cá như mỏ vịt, nhưng rất dài, thân dài như cái ống, mình tròn như lươn, da màu hồng đỏ hoặc đen. Cá chỉ có một trục xương sống ở giữa, thịt bọc xung quanh.
"Ở Sa Huỳnh, mụ nào lắm mồm, lanh chanh lách chách được đặt danh hiệu "mỏ cá tào lao". Danh hiệu cá tao lao đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Sa Huỳnh, giờ hiếm ai nhớ tên của nó là chìa vôi"
Cá tào lao ngày một khan hiếm nên giá thành của loại cá này cũng ngày một tăng cao, loại lớn hơn 1 kg/con có giá bán tại bến là 250.000 - 260.000 đồng/kg; loại nhỏ, dưới 1kg/con có giá từ 180.000 đến 200.000 đồng/kg.
Số lượng loài cá này ngày càng khan hiếm, giá trị kinh tế cao, phần lớn ngư dân đánh bắt được đều bán cho đầu nậu chở ra cung cấp cho các nhà hàng ở TP. Đà Nẵng. Bây giờ không phải lúc nào người dân hay khách cũng có thể mua, thưởng thức được món cá này ở Sa Huỳnh.
Cá tào lao là loại cá có giá trị kinh tế cao vì giá trị dinh dưỡng của nó lớn, thịt cá giàu canxi, chất béo, chất đạm, vitamin, kali... Cá nung núc thịt, thịt ngọt, béo, dai, thơm lừng, có thể chế biến thành những món như nướng muối ớt, nướng sa tế, nấu lẫu, chiên giòn, làm gỏi..., trong đó món nướng được nhiều người ưa chuộng vì vừa ngon lại dễ chế biến.
Bánh áp chao Cao Bằng Những đặc sản mà lên Cao Bằng nhất định phải thưởng thức ngoài vịt quay 7 vị, lạp xường hun khói, xôi trám...thì không thể bỏ qua những chiếc bánh áp chao vàng ruộm, béo bùi của nhân thịt quện với vị nếp dẻo quạnh vô cùng hấp dẫn. Bánh áp chao là một món ăn đặc sản của vùng đất Cao Bằng....