Đã đến lúc phải từ bỏ ngay lối dạy học quyền uy!
Cần giải quyết triệt để vấn đề thầy cô áp đặt học trò, bỏ hẳn quan điểm giáo dục coi nhà trường là nhất, coi thầy cô là nhất.
Đến nay, nhiều người bức xúc về việc cô Hương – Trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng) phạt trò trong lớp nói chuyện riêng bằng cách bắt uống nước giẻ lau.
Thậm chí, nhiều giáo viên cũng cảm thấy không thể chấp nhận được hành động phản cảm, đặc biệt, một nhà giáo lão thành đã phải thốt lên rằng: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi có một đồng nghiệp như vậy”.
Trước đó, một giáo viên ở thành phố Hồ Chí Minh lên lớp im lặng với học sinh suốt bốn tháng nhưng sự việc chỉ vỡ lẽ khi học sinh bật khóc tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/3 vừa qua.
Sau khi những câu chuyện buồn này được thông tin khắp các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người băn khoăn rằng, liệu có phải do áp lực của ngành giáo dục quá lớn khiến tình thầy – trò ngày trở nên căng thẳng.
Tuy nhiên, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận:
“Đây chính là căn bệnh của giáo dục mà lâu nay nhiều người đề cập đến một cách chưa đầy đủ và hiện nó đang phát huy tác dụng.
Đó là phương pháp giáo dục quyền uy lấy áp đặt, lấy kỷ luật để bắt buộc học sinh phải thế này, thế kia chứ không phải xuất phát từ phương pháp giáo dục hay quan điểm giáo dục tiến bộ”.
Video đang HOT
Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, lúc nào thầy cô cũng bắt học trò theo ý mình tức là thiếu tôn trọng học sinh. (Ảnh: Thùy Linh)
Bởi thầy Lâm cho rằng, áp lực về kiến thức của giáo dục là không nhiều bởi hiện nay học sinh có nhiều nguồn thông tin để tìm kiếm thông qua Internet.
Từ đó, theo thầy Lâm, để giải quyết triệt để “căn bệnh” này thì trước tiên phải loại bỏ quan điểm giáo dục coi nhà trường là nhất, coi là thầy cô là nhất để cùng nhau tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng học trò.
“Nếu vẫn giữ quan điểm giáo dục đó thì những câu chuyện buồn sẽ vẫn còn xảy ra.
Lúc nào thầy cô cũng bắt học trò theo ý mình tức là thiếu tôn trọng học sinh.
Cái gốc vấn đề là ở đây chứ không phải do áp lực giảng dạy”, thầy Lâm đánh giá.
Hơn nữa, cần “huấn luyện” đạo đức và năng lực nghiệp vụ sư phạm để mỗi thầy cô phải thực sự trở thành một nhà sư phạm chứ không phải cứ dùng quyền uy của mình để “đuổi học” mỗi khi các em mắc lỗi.
“Làm sao để “đuổi học” không còn trong mỗi trường học nữa chứ hiện nay, học sinh nào ngoan thì được dạy dỗ còn em nào phát triển cá tính riêng thì bị tiêu diệt là không ổn”, thầy Lâm chỉ rõ.
Đặc biệt, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm và mỗi nhà trường hiện nay trong quá trình sử dụng, bồi dưỡng giáo viên cần chú ý cao đến đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng tay nghề sư phạm.
Mỗi nhà trường hãy mang khẩu hiệu mỗi thầy cô mang niềm vui hạnh phúc cho học trò, còn hiện nay đang có tình trạng một số thầy cô mang lại khổ đau, khổ sở cho học trò.
Muốn làm được điều này thì trong các nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở giáo viên về đạo đức nghề giáo, các thầy cô cần thường xuyên trao đổi nghiệp vụ với nhau để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp từ đó thay đổi suy nghĩ, cách làm thay vì cứ họp hội đồng là Hiệu trưởng chỉ báo cáo, rao giảng.
Thực tế, hiện nay chúng ta mới chú trọng dạy học sinh giá trị sống, kỹ năng sống cho học trò nhưng rõ ràng thầy cô phải có giá trị sống, kỹ năng sống thì mới dạy dỗ được học trò của mình.
“Vì vậy, các thầy cô phải được học tập, bồi dưỡng, trải nghiệm để có được giá trị tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm với học trò của mình.
Bởi người dạy học không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy nhân cách cho các em”, thầy Lâm chỉ rõ.
Theo giaoduc.net.vn
Phạt nữ sinh uống nước giẻ lau bảng: Có dấu hiệu làm nhục người khác
Sau sự việc cô giáo phạt nữ sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, nhiều người thắc mắc, hành vi của nữ giáo viên có là làm nhục hay hành hạ người khác?
Nữ sinh lớp 3 bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng súc miệng khiến du luận bức xúc.
Vừa qua, em P.P.A (học sinh lớp 3A5, trưởng tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng) bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phạt uống nước vắt từ giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp. Sự việc khiến dư luận bức xúc, lên án. Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, hành vi của nữ giáo viên có thể bị xử lý hình sự hay không?
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đánh giá, việc phạt học trò bằng hình thức buộc uống nước giặt giẻ lau bảng trước hàng chục các bạn cùng lớp như cô Minh Hương có dấu hiệu của hành vi làm nhục người khác. Hành vi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của học trò mà rõ ràng, nó đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ cũng như các bạn cùng lớp.
Luật sư Tuấn Anh cho rằng, trong sự việc liên quan tới học sinh P.P.A vì hậu quả chưa xảy ra, nên vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự không đặt ra. Tuy nhiên, với hậu quả về mặt tâm lý với các em học sinh và những bức xúc trong xã hội, tôi cho rằng cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra, xác minh và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với nữ giáo viên về hành vi làm nhục người khác để răn đe, phòng ngừa chung.
Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco) cũng cho rằng, hành vi ép học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng của nữ giáo viên đáng bị lên án và có những dấu hiệu của hành vi "Làm nhục người khác" và "Hành hạ người khác".
Tuy nhiên, việc xem xét trách nhiệm hình sự, cần căn cứ đầy đủ vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm, trong đó có hành vi, chủ thế và khách thể của tội phạm. Tình tiết người bị hành hạ, làm nhục ở đây là một học sinh đang trong buổi học, và có thể coi là người bị lệ thuộc vào giáo viên. Do đó, trên cơ sở xem xét đầy đủ và khách quan các thông tin về tình huống thì, dấu hiệu của tội hành hạ người khác là rõ nhất.
Luật sư Phong cho rằng, với những vi phạm được báo chí phản ánh, việc Hội đồng kỷ luật của Trường tiểu học An Đồng đưa ra mức kỷ luật với hình thức buộc thôi việc với nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương là thỏa đáng, vì giáo viên này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo. Tuy nhiên, đây là biện pháp kỷ luật của cơ quan quản lý đối với người lao động vi phạm. Trong trường hợp, cơ quan công an vào cuộc điều tra xử lý, nữ giáo viên có thể bị xử lý về hành hành vi hành hạ người khác.
Theo quy định, người phạm tội "Hành hạ người khác" có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp hành vi hành hạ thực hiện đối với người dưới 16 tuổi thì hình phạt tù có thể lên tới 3 năm.
"Về ý thức, hành động của nữ giáo viên là phạt học trò. Động cơ của người giáo viên này có thể là để làm cho học sinh thấy xẩu hổ, thấy nhục nhã với bạn bè mà thay đổi theo hướng tốt lên theo ý của cô giáo.
Nhưng rõ ràng, biện pháp như vậy là không được phép, xâm phạm nghiêm trọng tới tinh thần, quyền được bảo về về mặt tinh thần của học sinh, có thể gây hậu quả không chỉ về sức khỏe mà còn về tâm lý, tinh thần của các em.
Sự việc nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương sẽ là bài học đắt giá cho các giáo viên trong cách giáo dục học trò", luật sư Phong nói.
Theo Danvietx
Nóng 24h qua: Khởi tố tướng công an Phan Văn Vĩnh Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh; Cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lên tiếng, Tài xế bẻ lái cứu hai nữ sinh vẫn chưa thể đền bù thiệt hại...là những thông tin nóng nhất 24h qua. Khởi tố tướng công an Phan Văn Vĩnh Ngày 6/4, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi...