Cựu Thủ tướng Đức A.Merkel kêu gọi người kế nhiệm nỗ lực vì lợi ích quốc gia
Ngày 8/12, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã rời văn phòng của bà ở trung tâm Berlin sau khi chính thức trao quyền cho người kế nhiệm Olaf Scholz, kết thúc hành trình 16 năm lãnh đạo nước Đức vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng.
Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) nhận hoa chúc mừng từ người tiền nhiệm Angela Merkel, tại văn phòng Chính phủ ở Berlin, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trước đó, tại lễ chuyển giao quyền lực, bà Merkel đã có một bài phát biểu ngắn và kêu gọi tân Thủ tướng Scholz nỗ lực vì lợi ích lớn lao của đất nước.
Phát biểu với người kế nhiệm tại Phủ Thủ tướng, bà Merkel nói: “Tôi biết Ngài đang bắt đầu công việc với một động lực rất cao. Hãy đảm nhận vị trí này và nỗ lực vì lợi ích cao nhất của đất nước chúng ta – đó là mong muốn của tôi”.
Cựu Thủ tướng Merkel chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân, bà hiểu rằng việc trở thành nhà lãnh đạo của nước Đức là một thời khắc thiêng liêng. Bà nhấn mạnh đây là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực và là một công việc tuyệt vời khi được chịu trách nhiệm vì đất nước.
Đáp lại lời nhắn nhủ của người tiền nhiệm, tân Thủ tướng Scholz bày tỏ cảm ơn bà Merkel vì tất cả những gì bà đã làm cho nước Đức trong 16 năm qua. Ông cho biết trong thời gian chèo lái “con thuyền nước Đức”, bà đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có một số cuộc khủng hoảng cả hai người đã cùng nhau vượt qua.
Video đang HOT
Tân Thủ tướng Scholz khẳng định: “Điều đó đã khiến chúng tôi hợp tác với nhau và hơn cả là giữa chúng tôi luôn có sự tin tưởng và phối hợp giải quyết công việc”. Ông cũng cảm ơn người dân Đức, đặc biệt là Hạ viện (Quốc hội Liên bang), đã trao cho ông “sứ mệnh” trở thành thủ tướng.
Trước đó, ngày 8/12, với 395 phiếu ủng hộ, 303 phiếu chống, 6 phiếu trắng và 3 phiếu không hợp lệ trong tổng số 707/736 nghị sĩ có mặt, Quốc hội liên bang Đức đã bầu ông Scholz làm Thủ tướng mới. Sau đó cùng ngày, ông đã tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành vị thủ tướng thứ 9 của nước này, kế nhiệm bà Merkel.
Ông Olaf Scholz chính thức được bầu làm Thủ tướng Đức
Ngày 8/12, Quốc hội LB Đức đã chính thức bầu ông Olaf Scholz làm Thủ tướng nước này thay cho bà Angela Merkel.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: DW
Theo hãng tin DW, với 395 phiếu ủng hộ trên tổng số 707 phiếu, Quốc hội Đức (Bundestag) đã bầu ông Olaf Scholz, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) làm Thủ tướng mới của nước này trong phiên họp đặc biệt sáng 8/12. Dự kiến, ông Olaf Schozl và Nội các mới sẽ tuyên thệ nhậm chức sau đó trong ngày.
Với tổng cộng 416 ghế tại Quốc hội, liên minh "Đèn giao thông" (đỏ-vàng-xanh như màu đèn giao thông) gồm 3 đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) chiếm quá bán số phiếu cần thiết (chỉ cần 369/736 ghế Quốc hội) để có thể dễ dàng bầu ông Scholz làm Thủ tướng Đức. Thủ tướng liên bang Đức được coi là một trong những vị trí quyền lực nhất ở Đức, tuy về mặt lễ tân chỉ xếp thứ ba sau vị trí Tổng thống liên bang (nguyên thủ quốc gia) và Chủ tịch Quốc hội.
Trước đó vào ngày 24/11, các chính đảng của Đức đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh, mở đường cho ông Olaf Scholz kế nhiệm bà Angela Merkel giữ cương vị thủ tướng Đức. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông Scholz đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh với Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do. Theo thỏa thuận lập chính phủ liên minh, đại diện của Đảng Xanh sẽ giữ các cương vị Ngoại trưởng và Bộ trưởng Kinh tế Đức. Trong khi Đảng SPD sẽ giữ các chức Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Y tế liên bang.
Đảng SPD, ngoài giữ chức Thủ tướng của ông Olaf Scholz, sẽ phụ trách 6 bộ, gồm Bộ Quốc phòng; Lao động; Nội vụ; Hợp tác kinh tế và Phát triển; Xây dựng; Y tế. Đảng Xanh sẽ giữ 5 bộ, gồm bộ Ngoại giao; Gia đình, người cao tuổi, phụ nữ và thanh niên; Môi trường và Bảo vệ người tiêu dùng; Lương thực và Nông nghiệp; Kinh tế và Bảo vệ khí hậu.
Đảng FDP sẽ giữ 4 bộ, gồm Bộ Tài chính; Tư pháp; Giao thông và Kỹ thuật số; Giáo dục và Nghiên cứu. Theo các nguồn tin, ông Scholz có thể được bầu làm Thủ tướng Đức trong thời gian từ ngày 6-8/12 tới.
Thủ tướng Olaf Scholz sẽ lãnh đạo Chính phủ mới tại Đức bao gồm 16 bộ trưởng. Ảnh: The Guardian
Thủ tướng Olaf Scholz, sinh ngày 14/6/1958, tại thành phố Osnabrck (bang Niedersachsen), gia nhập SPD từ năm 1975. Từ tháng 10/2002 đến tháng 3/2004, ông là Tổng Thư ký SPD. Từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2019, ông là một trong những Phó Chủ tịch liên bang của SPD. Ông cũng từng có giai đoạn lãnh đạo SPD từ tháng 2 đến tháng 4/2018.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, SPD đã trở lại là chính đảng mạnh nhất ở Đức. SPD nhận được 25,7% số phiếu ủng hộ. Sau 16 năm cầm quyền của bà Merkel, đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) về thứ hai trong cuộc bầu cử năm nay khi nhận được 24,1% số phiếu, con số thấp kỷ lục. Đảng Xanh được 14,8%, kết quả cao nhất trong lịch sử của đảng này và trở thành chính đảng mạnh thứ 3 ở Đức.
Ông Scholz là Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó Thủ tướng trong chính quyền của bà Merkel khi đảng của bà liên minh với SPD để thành lập chính phủ năm 2017. Mặc dù thường bị đánh giá là chính trị gia có phong cách buồn tẻ, nhưng Bộ trưởng Tài chính 63 tuổi này luôn thể hiện mình là con người hành động, có thể tin tưởng trong hoàn thành nhiệm vụ.
Sau khi liên minh cầm quyền gồm ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) ký thỏa thuận thành lập chính phủ, ông Olaf Scholz đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới. Theo đó, ông Scholz và nội các mới sẽ đặt châu Âu làm vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại, trong đó khẳng định tăng cường sức mạnh của Liên minh châu Âu (EU) trên trường quốc tế, với Đức là một phần quan trọng trong tiến trình này, là ưu tiên hàng đầu.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách thủ tướng, ông Scholz nêu rõ ông sẽ tôn trọng truyền thống của các chính phủ tiền nhiệm, đến Paris (Pháp) trước khi tới Brussels (Bỉ) để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU. Ông Scholz nói: "Chính sách đối ngoại của Đức là chính sách kế thừa".
Liên quan đến vấn đề người di cư, Thủ tướng sắp kế nhiệm Olaf Scholz cũng cam kết hỗ trợ Ba Lan để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại khu vực biên giới giữa Ba Lan với Belarus. Đề cập đến căng thẳng biên giới Ukraine - Nga, ông Scholz khẳng định các biện pháp giảm leo thang được đưa ra sau Chiến tranh Lạnh phải được tuân thủ.
Về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, lãnh đạo sắp tới của Đức tuyên bố sau EU, việc tăng cường các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ là ưu tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại của Đức. Nhiều khả năng một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể diễn ra ngay sau khi ông Scholz chính thức nhậm chức.
Đức ấn định người kế nhiệm Thủ tướng Merkel Ba đảng của Đức đã đạt được thỏa thuận lập một chính phủ liên minh và sẽ công bố tân thủ tướng kế nhiệm bà Angela Merkel vào hôm nay 24/11. Thủ tướng Đức Angela Merkel và người kế nhiệm Olaf Scholz (Ảnh: Reuters). AFP đưa tin, hai tháng sau khi Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) dẫn trước đảng Liên minh...