Cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia ‘vỡ mộng’ khi du học Nhật Bản
Một mình sang Nhật Bản du học, Anh Tuấn nhiều lần rơi vào tuyệt vọng, muốn từ bỏ tất cả để về nhà.
Tuyệt vọng nơi xứ người
Chương trình Người kết nối với sự dẫn dắt của MC Cát Tường vừa trở lại với phiên bản talkshow online. Lần trở lại này, chương trình kết nối đến Nhật Bản để gặp gỡ Nguyễn Hải Anh Tuấn (32 tuổi).
Anh Tuấn hiện là CEO của một công ty quản lý trang mạng xã hội kết nối cộng đồng Việt – Nhật. Anh hỗ người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản cũng như tiếp nhận, truyền thông nguồn thông tin của chính phủ, đại sứ quán Nhật Bản đến người Việt tại đất nước này.
Bên cạnh đó, Anh Tuấn cũng là một trong ba đồng sáng lập một công ty về công nghệ thông tin tại Hà Nội. Gặt hái nhiều thành công khi tuổi đời còn khá trẻ, Anh Tuấn được nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ít ai biết, anh đi lên từ con số 0 và phải đánh đổi nhiều điều quý giá.
Nguyễn Hải Anh Tuấn từng là cựu thí sinh chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2006.
Tại quê nhà Đắk Nông, Anh Tuấn sớm được nhiều người biết đến khi đạt thành tích cao nhất tại cuộc thi tháng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2006. Sau khi đậu đại học Bách Khoa TP.HCM, anh được chọn vào lớp kỹ sư tài năng của trường.
Tại TP.HCM, Anh Tuấn nỗ lực không ngừng để cùng một lúc nhận được 2 học bổng của Nhật Bản và Singapore. Sau nhiều đắn đo, chọn lựa, Tuấn quyết định chọn sang Nhật Bản du học.
Anh Tuấn nói: “Tôi thích sang Singapore hơn nhưng học bổng của Nhật là 100%. Tôi chỉ việc học và không phải lo lắng chuyện ăn, ở. Gia đình tôi cũng không khá giả nếu sang Nhật Bản học, tôi sẽ đỡ đần được rất nhiều cho ba mẹ. Thế là tôi quyết định sang Nhật Bản du học”.
Video đang HOT
Hiện anh là CEO của một công ty quản lý trang mạng xã hội kết nối cộng đồng Việt – Nhật nổi tiếng tại Nhật Bản.
19 tuổi, Tuấn một mình sang Nhật với những ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng, đổi đời cho bản thân và gia đình. Thế nhưng, khi đặt chân đến “đất nước mặt trời mọc”, Tuấn nhanh chóng vỡ mộng.
Tuấn sang Nhật mà không có đồng hương hay mối liên kết nào khác. Vùng anh học đại học cũng ít người Việt và xa trung tâm. Thế nên việc hòa nhập với cộng đồng là cả một vấn đề đối với cậu sinh viên trẻ tuổi. Thời điểm này, mọi thứ đều không như Tuấn suy nghĩ, mong muốn.
Chấp nhận đánh đổi để thành công
“Rất nhiều lần, tôi cảm thấy hối hận rồi nản chí sau khi đến Nhật Bản du học. Tôi từng nghĩ, ở Việt Nam, tôi cũng học rất tốt nên đáng ra sẽ làm được gì đó. Nhưng khi sang Nhật, có giai đoạn tôi mù mờ, không biết tương lai mình sẽ như thế nào”, Tuấn chia sẻ.
Khi còn đang loay hoay tìm cách hòa nhập, thoát khỏi những thất vọng, chán nản, chàng sinh viên trẻ tiếp tục đón nhận cú sốc tinh thần. Từ quê nhà, anh nhận tin bố bị bệnh khiến gia đình anh ở Việt Nam vốn khó khăn nay càng thắt ngặt.
Anh Tuấn xuất hiện trong chương trình Người kết nối.
Để phụ giúp gia đình, Tuấn bắt đầu đi làm thêm. Mỗi ngày, sau giờ lên giảng đường, Tuấn lại đi bưng bê, khuân vác hàng, làm việc văn phòng để có thêm tiền. Tuy nhiên, khó khăn ấy khiến anh thấu hiểu và đồng cảm hơn với những người Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội nơi xứ người.
Đó cũng là động lực để Tuấn thành lập công ty nhằm hỗ trợ thêm nhiều người Việt trên đất Nhật. Sau vài năm hoạt động, công ty dần có chỗ đứng, tiếng nói trong trong cộng đồng Nhật Bản. Công ty cũng được chính phủ nước này công nhận, hợp tác.
Để có thành công này, Tuấn đã đánh đổi nhiều thứ, trong đó có việc anh “quên mất gia đình”. Xa nhà 12 năm, Tuấn chỉ về thăm gia đình được đôi lần. Anh bận bịu và ham làm đến nỗi thời gian gọi điện về thăm nhà cũng ngắn ngủi, chóng vánh.
Gặp gỡ trực tuyến và nghe con trai chia sẻ những khó khăn giấu kín, bố mẹ Anh Tuấn xúc động đến rơi nước mắt.
“Cái tôi hối tiếc nhất là dành thời gian cho gia đình ít quá. Sang Nhật 12 năm, có những lúc tôi lấy lý do bận việc, bận học mà quên mất gia đình, quên bố mẹ, quên ông bà, quên họ hàng. 12 năm qua, tôi chưa đón Tết ở nhà lần nào”, Tuấn nói.
Sau chia sẻ ấy, chương trình đã bí mật liên hệ với bố mẹ của Anh Tuấn. Bất ngờ gặp bố mẹ trên sóng trực tuyến, Anh Tuấn hết sức ngỡ ngàng, xúc động. Trong khi đó, nghe con trai chia sẻ từng rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng nhưng luôn giấu kín vì sợ gia đình buồn lo, cha mẹ Tuấn rưng rưng nước mắt.
Tại chương trình, Tuấn bật mí với bố mẹ rằng đang chuẩn bị mua nhà và sẽ cố gắng kết hôn, “sinh cháu cho ông bà”. Anh cũng hứa sẽ sớm trở về Việt Nam thăm gia đình và nỗ lực ổn định cuộc sống để bố mẹ an tâm an hưởng tuổi già.
Thẳng thắn nhìn nhận, mạnh dạn thay đổi
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, GS VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng để thu hút những học sinh, sinh viên giỏi của Việt Nam sau khi học tập ở nước ngoài trở về cống hiến cho đất nước, Chính phủ cần có chính sách sử dụng nhân tài hợp lý hơn, doanh nghiệp cần hưởng ứng, các cơ quan nhà nước cũng cần tạo điều kiện.
Ông Phạm Minh Hạc.
PV: Thưa ông, câu chuyện "chảy máu chất xám" không phải bây giờ mới được nhìn nhận mà từ nhiều năm nay các nhà khoa học, chuyên gia đã chỉ ra, nghị trường Quốc hội nhiều năm cũng "nóng" vấn đề này nhưng vì sao "gỡ mãi vẫn rối"?
GS VS Phạm Minh Hạc: Hiện nay nhiều học sinh, sinh viên thành thạo ngoại ngữ tìm kiếm cơ hội du học ở ngoài biên giới lãnh thổ. Nhiều gia đình có điều kiện cũng chủ động cho con em đi du học. Nhiều trường của nước ngoài hiện vào các trường của Việt Nam để tìm kiếm người giỏi, chiêu sinh về trường họ... Điều đó không có gì sai và cũng rất bình thường. Giống như nhiều học sinh ở tất cả các địa phương trên cả nước tập trung học đại học, làm việc ở thành phố lớn mà không ở lại quê nhà dù ở địa phương cũng có phân hiệu của trường đại học đó mở.
Tuy nhiên, có một bộ phận những học sinh, sinh viên giỏi, đạt được các huy chương quốc tế hoặc những thành tích như vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia... ra nước ngoài du học và sau đó định cư luôn ở nước ngoài. Nhiều người nói rằng đó là hiện tượng "chảy máu chất xám" và bày tỏ lo lắng.
Tôi nghĩ có một điều luôn đúng là "chất xám" thực sự thì ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, nó chỉ chảy về nơi mà nó nhận được sự trân trọng, nâng niu với những điều kiện tốt nhất để có thể phát triển.
Nếu coi những sinh viên giỏi, những người tài là "chất xám" giống như một cái cây, được bón phân, tưới nước rồi nhưng phải có môi trường tốt để phát triển. Nếu chỉ giậm chân một chỗ thì cái cây đó sẽ chết hoặc còi cọc, không thể lớn hơn.
Nên vấn đề ở đây không đơn giản là chuyện đi hay ở của một vài cá nhân người tài, của du học sinh Việt Nam trở về nước hay ở lại nước ngoài mà liên quan đến chính sách sử dụng nhân tài của Chính phủ cần hợp lý hơn, doanh nghiệp cần hưởng ứng, các cơ quan nhà nước cũng thế...
Ông có thể nói rõ hơn những đề xuất này?
- Tôi lấy ví dụ thế này, dù chúng ta có thi cử công khai nhưng cũng đã có những tiêu cực bị phát hiện... Rồi vấn đề môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ tại cơ quan, công sở làm việc vẫn là rào cản để những người được đào tạo bài bản ở nước ngoài muốn trở về nước... Cách đây mấy năm, tôi nhớ có một bài báo kể câu chuyện về lương tiến sĩ thua cả một bác giúp việc, từng làm dậy sóng dư luận. Thực trạng đáng buồn đó không thể cải thiện nếu không có những chính sách ở tầm vĩ mô.
Một nghiên cứu sinh sau khi học tập ở nước ngoài theo đề án của Chính phủ tâm sự với tôi, lúc mới trở về nước, vị này rất hồ hởi muốn áp dụng, vận dụng được những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm học được ở nước ngoài vào cơ quan họ đang công tác song quá khó khăn do hàng loạt vấn đề cơ chế, thẩm định...
Ngay cả việc áp dụng những kỹ thuật, kiến thức này vào giảng dạy cho các sinh viên trong nước cũng khó khăn do người học không quen, không mặn mà hưởng ứng. Còn việc đưa ví dụ cụ thể vào bài học như cách đào tạo ở nước ngoài thì khó do sự hợp tác của cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, doanh nghiệp Việt Nam không muốn tiết lộ ra ngoài hoặc chính họ cũng không được giữ nhiều dữ liệu quan trọng... Không sử dụng được những điểm mạnh họ có được khi du học thì lâu dần, có thể sẽ bị mất đi.
Theo tôi biết Việt Nam đã có những đề án nghiên cứu về vấn đề này, giải pháp, đề xuất cũng đã có nhưng có lẽ khi triển khai trong thực tế lại có những vướng mắc. Vấn đề bây giờ là mạnh dạn gỡ rối ra sao để người trẻ khi hăng hái trở về không bị nhụt chí.
Không nên trách những người trẻ chưa trở về đó. Mà trước hết, hãy nhìn vào chủ trương chính sách đào tạo tiếp những người có tài năng vào các ngành, lĩnh vực của đất nước, sau đó sử dụng họ ra sao. Phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này thì mới tìm ra được lời giải cho bài toán lãng phí chất xám chúng ta vẫn đề cập lâu nay.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thủ khoa, á khoa chọn trường đại học nào? Thân Trọng An, thủ khoa khối A1 dự định học khoa Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT (Hà Nội). Kim Anh, thủ khoa khối B mong muốn vào Đại học Y Hà Nội. Thân Trọng An, thủ khoa khối A1 toàn quốc dự định học khoa Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT (Hà Nội). Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm...