Cứu sống hai bệnh nhân nguy kịch vỡ tử cung, đứt đôi dạ dày
Hai ca bệnh rất nặng, trong tình trạng nguy kịch, đã được e kíp bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Khánh Hòa xử lý kịp thời, cứu sống. 14 bác sĩ, nhân viên y tế thuộc nhiều khoa của Bệnh viện đã được vinh danh, khen thưởng.
Theo BVĐK Khánh Hòa, những ngày qua, bệnh viện này đã cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, cứu sống 2 ca bệnh rất nặng.
Các ca bệnh gồm bệnh nhân nữ (SN 1988), chẩn đoán thai 24 tuần, choáng mất máu/ vỡ tử cung do nhau cài răng lược bám xuyên một phần vào bàng quang.
Bệnh nhi nam V.T.T, 10 tuổi, trú Cam Phúc Bắc, Cam Ranh (Khánh Hòa), bị mảng bê tông rơi trúng bụng khi đang nằm chơi trong lòng ống cống; chẩn đoán chấn thương bụng kín, đứt đôi dạ dày và tá tràng D1, đầu tụy dập nát, đứt ống Whirsung, vùng nhú dập nát, ống mật chủ gần đứt rời.
Bệnh nhi V.T.T, 10 tuổi, trú Cam Phúc Bắc, Cam Ranh (Khánh Hòa), bị mảng bê tông rơi trúng bụng khi đang nằm chơi trong lòng ống cống dẫn đến chấn thương bụng kín rất nặng. Nguồn ảnh: BVĐKKH.
Cả hai bệnh nhân đều là những ca hiếm gặp và tình trạng rất nguy kịch khi nhập viện.
Video đang HOT
Bằng các can thiệp chuyên môn y khoa kịp thời, hai bệnh nhân đã được cứu sống.
Gần đấy nhất, vào cuối tháng 5, ê kíp thầy thuốc các khoa Ngoại chấn thương- chỉnh hình, Bỏng – BVĐK tỉnh Khánh Hòa, đã phẫu thuật cấp cứu, nối thành công bàn tay bị đứt lìa của bệnh nhân Đ.V.Q., trú thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bị tai nạn lao động trong khi cưa gỗ.
Các bác sĩ, nhân viên y tế được vinh danh, khen thưởng. Nguồn ảnh: BVĐKKH.
Trong lễ vinh danh, khen thưởng 14 bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng và hộ sinh tại các khoa Cấp cứu, Ngoại Tổng quát, Nhi, Phẫu thuật- gây mê hồi sức, Phụ sản, BVĐK Khánh Hòa đánh giá cao nghiệp vụ chuyên môn, cũng như sự phối hợp ăn ý, thực hiện tốt quy trình báo động đỏ (Red Code), của các tập thể và cá nhân thầy thuốc, kịp thời cứu sống các bệnh nhân, tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho người bệnh trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa.
Tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mất con, tử vong mẹ
Nhiều trẻ được sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đã bị dị dạng, đặc biệt có những trẻ không còn cơ hội cất tiếng khóc chào đời mà chết lưu ngay trong bụng mẹ.
Giám đốc Bệnh viện Lê Công Tước thăm hỏi tình hình sức khoẻ sản phụ Đỗ Thị L.
Thai lưu, mẹ nguy cơ vỡ tử cung
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường (tăng đường huyết thai kỳ) đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh tiểu đường không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bà mẹ trong quá trình mang thai và chuyển dạ mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé sau khi chào đời.
Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp trẻ được sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp phải các rối loạn chức năng trong cơ thể liên quan tới sự phát triển thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, thậm chí trẻ sinh ra đã bị dị dạng và đặc biệt có những trẻ không có cơ hội cất tiếng khóc chào đời mà chết lưu ngay trong bụng mẹ.
Mới đây, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho sản phụ Đỗ Thị L. (36 tuổi, trú tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) bị tiểu đường thai kỳ, từng có tiền sử mổ đẻ cách đây 5 năm. Người nhà chị L. cho biết, từ hơn 1 tháng trước sản phụ Đỗ Thị L. thường xuyên bị đi tiểu nhiều, hay khát nước và có hiện tượng sút cân rõ rệt mà không rõ nguyên nhân dù vẫn duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ dành cho bà bầu.
Tuy nhiên, đến khi không cảm nhận được thai nhi 38 tuần tuổi "đạp" bụng mẹ nữa thì chị L. liền tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để khám. Qua quá trình kiểm tra sức khoẻ, các bác sỹ nhận thấy thai nhi đã chết lưu, sản phụ L. được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết và kết quả cho thấy chỉ số đường huyết của sản phụ L. rất cao, kết quả xét nghiệm đường huyết lần 1 là 24 mmol/lít và lần 2 là 26 mmol/lít.
Đây là mức đường huyết nguy hiểm ở phụ nữ mang thai (trong khi mức đường huyết bình thường chỉ từ 3,9 mmol - 6,5 mmol/lít), và nồng độ đường trong máu sản phụ L. tăng cao bất thường chính là nguyên nhân khiến cho thai nhi chết lưu.
Nhận thấy đây là một trường hợp phức tạp vì thai nhi đã chết lưu, chị L. lại từng mổ đẻ cách đây 5 năm, với mức đường huyết cao như thế này dễ khiến sản phụ bị hôn mê, tiềm ẩn nguy cơ đờ tử cung (tử cung không co lại được gây ra máu) và nhất là nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ thai lưu vì có vết mổ đẻ cũ, các bác sỹ Khoa Đẻ đã mời Giám đốc Bệnh viện Lê Công Tước chủ trì hội chẩn và quyết định điều trị hạ đường huyết bằng cách truyền insulin với liều điều trị khoảng 06 đơn vị/giờ cho tới khi mức đường huyết trở về giới hạn bình thường thì tiếp tục theo dõi để cho cuộc chuyển dạ thai lưu diễn ra tự nhiên không can thiệp mổ lấy thai.
Kết quả sau hơn 1 ngày điều trị, sản phụ L. đẻ thường tự nhiên theo đường âm đạo. Sau đẻ các bác sỹ đã kiểm soát tử cung an toàn và dùng thuốc tăng co ổn định. Tiếp đó sản phụ được chuyển về Khoa Sản II của Bệnh viện để được theo dõi, chăm sóc cho tới ngày xuất viện.
Cách nào phòng ngừa?
Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khuyến cáo, phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, kết hợp với thói quen tập luyện hàng ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu; lập danh sách những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng là việc làm rất cần thiết.
"Quan trọng là khi mang thai các bà mẹ nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu và nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose từ tuần thai thứ 24 - 26 thai kỳ.
Những mẹ bầu có nguy cơ cao bị tăng đường huyết khi thấy có các dấu hiệu như sau: Người thấy mệt mỏi, hay đói, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút không rõ nguyên nhân; Tăng nhiều cân bất thường so với mức bình thường trong thai kỳ; Siêu âm thấy thai nhi phát triển cân nặng to hơn so với biểu đồ tăng trưởng bình thường; hoặc khi thấy có hiện tượng đa ối bởi tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp, tiểu đường thai kỳ sẽ không còn là nỗi lo lớn của mỗi người phụ nữ mang thai", bác sĩ Lê Công Tước nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tiểu đường thai kỳ là "tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai". Tiểu đường thai kỳ để lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, làm tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và tử vong sơ sinh.
Đối với người mẹ, tiểu đường thai kỳ dễ gây ra các biến chứng trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường như rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, tổn thương mắt, mạch vành. Các biến chứng sản khoa như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non, sang chấn trong đẻ, ra máu sau sinh, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn... và thậm chí là tăng nguy cơ tiểu đường cho những lần có thai sau (với tỷ lệ 30 - 69 % ở những lần có thai kế tiếp).
Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai chậm phát triển, nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh (với tỷ lệ 08 - 13%, cao gấp 02 - 04 lần so với nhóm không bị tiểu đường). Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, hệ xương, thận, tiết niệu, làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh (chiếm 20 - 30 %); tăng tỷ lệ suy hô hấp, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, đặc biệt thai nhi dễ bị hạ đường huyết và sang chấn khi sinh như gãy xương đòn, trật khớp vai do phát triển quá mức so với tuổi thai.
Ca mổ hơn 7 giờ cứu sống bệnh nhi bị vỡ đôi dạ dày, tụy Chiều 11.5, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (BVĐKKH) cho biết ê kíp bác sĩ của Khoa Ngoại tổng quát, phối hợp với các khoa phòng liên quan của bệnh viện này đã cứu sống một bệnh nhi bị đa chấn thương rất nặng, đứt đôi dạ dày và đứt đôi tuỵ do tai nạn sinh hoạt. Bác sĩ Ngô...