Cứu sống cụ bà mắc COVID-19 có nhiều bệnh lý nền nguy kịch
Nữ bệnh nhân mắc COVID-19 kèm nhiều bệnh lý nền suy tim, tăng huyết áp đã được các bác sĩ BVĐK tỉnh Sơn La cấp cứu thành công.
Người bệnh H.T.S, 69 tuổi, thường trú tại xã Lóng Phiêng, huyện Yên châu, tỉnh Sơn La.
Theo người nhà bệnh nhân kể lại, cách vào viện 4 ngày bệnh nhân xuất hiện ho nhiều tại nhà kèm theo mệt mỏi, phù nhẹ 2 chi dưới, người bệnh có tiền sử suy tim, tăng huyết áp.
Đến ngày 15/3 bệnh nhân xuất hiện khó thở tím tái toàn thân, gia đình đưa vào cấp cứu tại BVĐK huyện Yên Châu trong tình trạng hôn mê sâu, da niêm mạc nhợt nhạt, đồng tử 2 bên co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng, phù 2 chi dưới, phổi thông khí kém, huyết áp 150/90mmHg, SpO2 55%, test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Người bệnh ngay lập tức được xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy, điều trị kháng sinh, chống viêm và chuyển BVĐK tỉnh tiếp tục điều trị.
Ngưởi bệnh được theo dõi tích cực trong phòng hồi sức.
Khu điều trị COVID của BVĐK tỉnh Sơn La, tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng phổi bị tổn thương nặng rales ẩm nổ 2 bên phổi, thở theo bóp bóng SpO2 92%.
Sau khi hội chẩn bệnh nhân được ban chỉ đạo điều trị COVID-19 của bệnh viện thống nhất với chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2, suy hô hấp, viêm phổi nặng, tăng huyết áp, suy tim và được chỉ định duy trì thở máy xâm nhập, kháng sinh, chống viêm, chống đông, long đờm, SpO2 duy trì trong giới hạn 90-93%.
Video đang HOT
Sau 5 ngày điều trị tích cực và chăm sóc toàn diện khả năng hô hấp của bệnh nhân dần hồi phục, người bệnh được rút ống nội khí quản, chuyển thở máy không xâm nhập, SpO2 80%, cai thở hỗ trợ oxy.
Đến ngày 4/4/2022 bệnh nhân tự thở tốt SpO2 92-95% không còn ho, sốt, đau tức ngực, huyết động ổn định và được cho ra viện.
Bệnh nhân xuất viện trong niềm vui của gia đình và các y bác sĩ.
Là một trong những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BS. Ngô Thế Nguyên cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19 là người bệnh không có người thân chăm sóc, do vậy bên cạnh việc theo dõi điều trị tỉ mỉ, sát sao, hỗ trợ người bệnh thực hiện các sinh hoạt cá nhân, các nhân viên y tế cũng phải luôn động viên tinh thần để người bệnh có thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật. Rất may nhờ những nỗ lực trong điều trị, hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, chức năng hô hấp được cải thiện”.
BS. Nguyên cũng chia sẻ thêm, ở bệnh nhân COVID-19, việc thở máy xâm nhập, kèm SpO2 100% kéo dài sẽ làm phổi nặng hơn do xẹp phổi, giảm thông khí, ngộ độc oxy, giảm hoạt động của các nhung mao ở đường dẫn khí, giảm chức nặng bạch cầu… Do vậy, phương châm điều trị là cần hạn chế tối đa đặt ống nội khí quản, giảm dần SpO2… Với phương châm trên, BVĐK tỉnh Sơn La đã nỗ lực giành giật sự sống cho rất nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, bệnh nhân S. là một trong số đó.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...