Cứu sống bệnh nhân ngừng thở do hen phế quản
Ngày 10/10, TS. Nguyễn Hải Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm vừa cứu sống bệnh nhân lên cơn hen đột ngột có biểu hiện ngừng thở.
Trước đó (ngày 25/9), bệnh nhân Vũ Thanh Hương (53 tuổi, ở Xuân Trường, Nam Định) bị hen phế quản cấp có biểu hiện ngừng thở, thở rít co kéo lồng ngực, tím môi đầu chi, thở yếu tím toàn thân và ngưng thở.
Sau 30 phút cấp cứu tại phòng khám, bệnh nhân tỉnh dần, tự thở và được chuyển về Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân Hương sẽ được ra viện trong vài ngày tới.
TS. Nguyễn Hải Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc cứu sống bệnh nhân Hương đã thể hiện sự phối hợp của các thầy thuốc liên khoa thuộc bệnh viện. Hiện tại bệnh nhân đã trải qua cơn thập tử nhất sinh vì cơn hen phế quản của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh nhân Hương vừa được các BS BV Bạch Mai cứu sống
Những dấu hiệu báo cơn hen phế quản nặng
Bao gồm các triệu chứng như tăng số cơn hen phế quản (HPQ) xảy ra trong ngày khó thở ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày mức độ nặng của cơn HPQ không giảm hoặc giảm ít sau khi hít thuốc giãn phế quản hoặc sử dụng thuốc giãn phế quản và corticoid.
Video đang HOT
Khi nào cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện?
Bệnh nhân cần đến đơn vị y tế chuyên khoa trong bất kỳ thời điểm nào của cơn hen phế quản (HPQ) để được chăm sóc kịp thời nếu có các triệu chứng sau của cơn HPQ nặng và rất nặng có nguy cơ cao như:
Lo lắng, kích động
Khó nói hoặc khó ho
Đổ mồ hôi, co kéo hõm ức và/ hoặc các khoảng liên sườn
Tím tái, không nghe được rì rào phế nang
Rối loạn ý thức
Chậm nhịp hô hấp, ngưng hô hấp
Nhịp thở nhanh hơn 30 lần/phút, khó thở khi nằm đầu thấp
Mạch nhanh hơn 120 lần/phút
Thu Trịnh
Theo Khampha
Những người có nguy cơ ngưng thở khi ngủ
Một nghiên cứu của Thụy Điển gần đây theo dõi giấc ngủ của 400 phụ nữ trong độ tuổi từ 20-70 cho thấy có đến 50% phụ nữ có hiện tượng ngưng thở khi ngủ, họ ngừng thở trong hơn 10 giây, ít nhất 5 lần một giờ trong khi ngủ.
Cân nặng quá mức
Trong nghiên cứu Thụy Điển, ngưng thở khi ngủ xảy ra ở 84% những người béo phì, trong đó 20% trường hợp bị bệnh nghiêm trọng. Bởi việc dư thừa mô mỡ ở quanh cổ có thể chặn đường thở, do đó béo phì có yếu tố nguy cơ rõ ràng cho các rối loạn giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tăng cân, mệt mỏi vào ban ngày, ăn quá nhiều và ngại tập thể dục.
Những người có cân nặng quá mức dễ bị ngưng thở khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Cao huyết áp
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ: có 80% những người bị tăng huyết áp bị rối loạn giấc ngủ. Bởi sự suy giảm nồng độ oxy có thể gây ra thay đổi trong các mạch máu.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Tuổi tác
Ở phụ nữ, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra sau khi mãn kinh bởi theo các chuyên gia nó có liên quan đến biến động nội tiết tố.
Họng bị tắc nghẽn. Bất kể tuổi tác và trọng lượng cơ thể, những người có cổ lớn hay nhỏ, bệnh mũi hoặc xoang, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác làm đường thở tắc nghẽn dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Theo Gia Bảo (An ninh thủ đô)
Phương pháp hồi sức tim-phổi ở trẻ nhỏ CPR (Cardiopulmonary resuscitation: phương pháp hồi sức tim phổi) là một quy trình cấp cứu được thực hiện ở trẻ bị ngưng tim, ngưng thở do ngạt nước, chết đuối, tắc ngẽn khí quản hoặc chấn thương. CPR là sự kết hợp của:Thông khí/ hà hơi thổi ngạt, nhanh chóng cung cấp oxy đến phổi của béBóp tim ngoài lồng ngực, giúp hồi...