Cựu phó giám đốc ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng
Thông qua trung gian hoặc trực tiếp nhận tiền của các bị hại, cựu PGĐ Ngân hàng Eximbank đã lừa đảo khoảng 100 người, chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng.
Ngày 4/6, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (SN 1977, cựu Phó giám đốc Ngân hàng Eximbank, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội) ra xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Cáo buộc cho rằng, khoảng năm 2014, do cần tiền để sử dụng và chi tiêu cá nhân, bà Nhung đã có hành vi gian dối, đưa ra các thông tin không có thật với những người quen biết để lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng.
Bà Nhung đưa ra thông tin gian dối về việc Ngân hàng Eximbank, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội đang có các chương trình gửi tiền dành cho khách hàng gồm:
Chương trình tiền gửi tiền có kỳ hạn, rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên hoặc dành cho khách hàng là lãnh đạo nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Eximbank; các chương trình tiền gửi giữ hộ tiền mặt có kỳ hạn, tiền gửi trong giao dịch tài chính, trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn dành cho khách hàng ưu tiên với lãi suất cao từ 7,5% – 32%/năm; nhận tiền quà “chăm sóc khách hàng” có giá trị lớn…
Theo thông tin mà bà Nhung đưa ra, các chương trình này được quản lý riêng trên hệ thống tài khoản nội bộ của lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, không phát hành rộng rãi.
Bị cáo đề nghị những người có nhu cầu chuyển tiền cho mình và sẽ có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản của ngân hàng và gửi lại chứng từ, trả tiền gốc và tiền lãi…
Video đang HOT
Đồng thời bà Vũ Thị Nhung còn đưa ra thông tin gian dối về việc Ngân hàng Eximbank, chi nhánh Ba Đình do bà làm PGĐ phụ trách thanh lý bán đấu giá tài sản thanh lý (là các bất động sản nợ xấu tại ngân hàng), nếu có nhu cầu đầu tư, khách hàng có thể chuyển tiền vào Công ty TNHH tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Việt Nam mà bà Nhung gọi là “công ty sân sau” của nội bộ các lãnh đạo Ngân hàng Eximbank.
Thực tế, công ty này do chính bà Nhung thành lập, nhờ Nguyễn Thị Diệu Linh đứng tên TGĐ công ty. Bà Nhung mới là người quản lý, sử dụng tài khoản của công ty để ký quỹ đầu tư mua bán đấu giá tài sản thanh lý nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank.
Thời gian ký quỹ ngắn là 5 ngày, 10, 15 hoặc 25 ngày, khách hàng sẽ nhận lại toàn bộ tiền gốc và được hưởng tiền lợi nhuận chênh lệch từ 10- 14% số tiền nộp ký quỹ tùy vào từng tài sản đấu giá.
Lấy tiền người trước trả cho người sau
Theo cáo buộc, sau khi nhận tiền của nhiều người tin tưởng vào các thông tin gian dối mà bà Nhung đưa ra, bị cáo đã không thực hiện như cam kết. Bà Nhung lấy tiền của người nộp sau trả cho người nộp tiền trước, số tiền còn lại bị cáo chiếm đoạt sử dụng và chi tiêu cá nhân.
Ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, CQĐT còn làm rõ hành vi làm giả 57 tài liệu của Ngân hàng Eximbank, chi nhánh Ba Đình đối với bị cáo Vũ Thị Thu Nhung
Các tài liệu bị làm giả gồm: Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên; Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng là lãnh đạo nội bộ tại Eximbank; Sổ tiền gửi tiết kiệm; Sổ tiền gửi đảm bảo bằng đồng USD; Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn; Chứng chỉ tiền gửi giữ hộ tiền mặt có kỳ hạn; Trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn tại Eximbank (có chữ ký, đóng dấu Vũ Thị Thu Nhung PGĐ Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình, Hà Nội).
Bị cáo đã đưa các tài giấy tờ giả này cho nhiều bị hại, mục đích để họ tin tưởng, tiếp tục chuyển tiền để rồi sau đó bị chiếm đoạt hết.
Cáo buộc cho rằng, với thủ đoạn trên, từ năm 2014 đến 5/2022, thông qua các trung gian hoặc trực tiếp nhận tiền của các bị hại, bà Vũ Thị Thu Nhung đã lừa đảo khoảng 100 người, chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng.
Đến nay, CQĐT xác định có 46 bị hại trong vụ án với đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ. Những người này đã chuyển cho bà Nhung hơn 788 tỷ đồng. Bị cáo đã dùng phần lớn số tiền này để trả tiền lãi hoặc tiền lợi nhuận cho các bị hại do chính bà Nhung nại ra với tổng số tiền hơn 477 tỷ đồng.
Bà Nhung còn chiếm đoạt của các bị hại hơn 311 tỷ đồng. Hiện cựu PGĐ ngân hàng không có khả năng khắc phục hậu quả. Phiên tòa hôm nay đã phải tạm hoãn do vắng nhiều bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
"Bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của dân để mua nhiều bất động sản"
Sáng 3/4, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong vụ án có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục trở lại phần đối đáp.
Đại diện VKS cho biết, lập luận của luật sư và của bị cáo Lan "thiếu căn cứ", "không có căn cứ". Để bảo vệ thân chủ, luật sư của bị cáo Lan cho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan không phạm tội "Tham ô tài sản" vì bị cáo không phải là người có chức vụ, quyền hạn tại SCB.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa sáng ngày 3/4.
Theo VKS, đây là vụ án đồng phạm có tổ chức. Các bị cáo thực hiện chuỗi sai phạm, người sau tiếp cận sai phạm người trước để nối. Theo VKS, luật sư bảo vệ cho bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp cận vụ án theo mô hình tách bà Lan ra khỏi hệ thống SCB và tiếp cận theo góc chức vụ quyền hạn. Trong khi đó, VKS tiếp cận theo hướng rộng hơn, xem xét toàn bộ cơ cấu bộ máy SCB, sai phạm từ Đại hội đồng cổ đông tới các cấp dưới.
Hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra tại tòa thể hiện bà Lan sở hữu, quản lý trên 91% cổ phần SCB. Việc sở hữu, quản lý như vậy đã vi phạm quy định của Luật Tổ chức tín dụng. Hoạt động của SCB là hoạt động đặc thù nên HĐQT và vị trí Tổng giám đốc phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý phê duyệt. Luật của các tổ chức tín dụng quy định cá nhân không sở hữu quá 5% cổ phần ngân hàng để tránh thâu tóm ngân hàng, bị cáo Lan nắm giữ hơn 91% cổ phần là đã vi phạm quy định. Nhờ đó bị cáo Lan nắm toàn quyền chi phối, bố trí người vào các vị trí quan trong và làm theo yêu cầu của mình, biến SCB thành công cụ tài chính để chiếm đoạt tiền của SCB. Từ những điều trên, đại diện VKS khẳng định có đủ căn cứ xác định bà Trương Mỹ Lan phạm tội "Tham ô tài sản".
Đại diện VKS tiếp tục cho rằng cách lập luận của luật sư bà Trương Mỹ Lan "vô căn cứ". Đại diện VKS khẳng định: "Bị cáo Lan không có nhiều tài sản như bị cáo trình bày, cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào. Trước khi hợp nhất 3 ngân hàng, bị cáo Lan có rất nhiều khoản nợ như VKS đã nêu. Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác tại SCB đều trình bày khoản nợ khó thu khó đòi, tài sản bảo đảm giá trị thấp. Nếu nhiều tài sản thì vì sao không tất toán những khoản nợ trên, mà sử dụng SCB huy động tiền gửi của dân?".
"Tiền bị cáo chiếm đoạt là tiền huy động của dân. Bị cáo chiếm đoạt để mua nhiều bất động sản", VKS nhấn mạnh.
Đại diện VKS còn khẳng định, bị cáo Lan đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Trong số 1.169 bất động sản kê biên, bị cáo Lan thừa nhận của bị cáo, phải thuê, nhờ người đứng tên. VKS cho rằng điều này làm rõ sự gian dối của bị cáo. Trong số các tài sản này chỉ có một ít tài sản mua trước năm 2012, phần sau 2012 chiếm hơn 94%. Đây là số tài sản nhờ sử dụng tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB để đầu tư, để mua.
Về hành vi nhận 5,2 triệu USD của bị cáo Đỗ Thị Nhàn (Trưởng đoàn thanh tra), đại diện VKS nói: " Nếu không muốn nhận thì đơn giản, có nhiều cách. Ở đây, sau khi nhận tiền, bị cao còn chia nhỏ số tiền trên ra gửi nhà người quen, người thân...'. Lần thứ 4, sau khi ban hành kết quả thanh tra, bị cáo đã nhận đủ 5,2 triệu USD. "Số tiền phù hợp với kết quả thu giữ của CQĐT và phù hợp với lời khai của bị cáo", đại diện VKS khẳng định.
Về việc thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, VKS cho rằng chỉ đúng một lần. Sự thật đúng là bị cáo báo cáo kết quả thanh tra, tuy nhiên sau đó Ngân hàng SCB có 4 kiến nghị tiếp tục chấp nhận dư nợ xấu của các khoản vay đó, tiếp tục cho SCB hạch toán lãi dự thu để tiếp tục tái cơ cấu thì bị cáo lại chấp nhận đề xuất không đúng này của SCB. Từ đây, VKS đánh giá thái độ quanh co của bị cáo Nhàn, đề nghị HĐXX xem xét tình tiết thái độ không thành khẩn của bị cáo
Triệt phá đường dây tạo lập trái phép hàng trăm ngàn tài khoản ngân hàng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phối hợp cùng Công an tỉnh Phú Yên, Bình Dương và Công an một số tỉnh, thành phía Nam khám phá đường dây lập hàng trăm ngàn tài khoản ngân hàng trái phép để thu lợi bất chính. Thượng tá Trương Thành Ri, Phó trưởng Phòng Cảnh sát...