Vụ Xuyên Việt Oil: Bắt giám đốc chi nhánh Ngân hàng
Ông Vũ Trung Thành, Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thanh Xuân, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc đã đưa hối lộ trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil.
Tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác quý 1/2024 của Bộ Công an sáng 26.3, đại tá Phan Thành Bá, Phó cục trưởng Cục An ninh điều tra (A09) Bộ Công an, đã thông tin kết quả điều tra vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, xảy ra tại Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Đại tá Phan Thành Bá thông tin về vụ án Xuyên Việt Oil. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Trong vụ án này A09 đã khởi tố 11 bị can, trong đó 2 bị can về tội vi phạm quy định sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; 2 bị can về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; 3 bị can về tội đưa hối lộ; 3 bị can nhận hối lộ và 1 bị can về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Video đang HOT
Gần đây nhất, trong các ngày 15 và 21.3, A09 khởi tố, bắt tạm giam ông Vũ Trung Thành, Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thanh Xuân; Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội và Đồng Xuân Dũng, lao động tự do, cùng về tội đưa hối lộ.
Theo đại tá Phan Thành Bá, các bị can đã lợi dụng việc nhà nước giao thu hộ tiền trích lại Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, song các bị can đã không nộp lại theo quy định mà dùng những thủ đoạn gian dối để lập báo cáo tài chính, lập và sử dụng quỹ không đúng thực tế nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát cho tài sản nhà nước.
Phó cục trưởng A09 cho hay, cơ quan này đã kê biên, phong tỏa tài sản của các bị can để đảm bảo việc thu hồi cho nhà nước. Đồng thời đang tập trung làm rõ hành vi của từng bị can, cũng như những người liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu xăng dầu và công tác quản lý thuế của Xuyên Việt Oil cùng những vi phạm khác để xử lý theo quy định.
Truy tố thêm bị can vụ Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Tại bản cáo trạng mới, Viện kiểm sát truy tố thêm một bị can là lao động tự do về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự", đồng thời thay đổi tội danh đối với hai bị can là cựu cán bộ ngân hàng từ tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" sang tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau nhiều lần trả TAND TP Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu điều ra bổ sung vụ án Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng", Viện KSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng mới tiếp tục truy tố bị can Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm.
Nguyễn Thị Hà Thành (giữa) tại phiên tòa diễn ra tháng 5/2022.
Tại bản cáo trạng này, Viện kiểm sát truy tố thêm bị can Nguyễn Giang Hòa (lao động tự do) về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự", đồng thời thay đổi tội danh đối với hai bị can Quản Trọng Đức (cựu Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Á) và cấp dưới của Đức là Nguyễn Mai Phương (cựu Kiểm soát viên Phòng Giao dịch Đông Đô, Ngân hàng TMCP Việt Á) từ tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" sang tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trong số 26 bị can, Đặng Quỳnh Hương (cựu cán bộ Ngân hàng TMCP Việt Á) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng". Nguyễn Hồng Trung (cựu nhân viên Ngân hàng TMCP Quốc dân) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" và tội "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự".
Các bị can khác từng là cán bộ, nhân viên ngân hàng cùng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng".
Theo cáo trạng, năm 2016 và 2018, Nguyễn Thị Hà Thành hoạt động kinh doanh tự do, bị thua lỗ nên đã nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân trong xã hội. Nhờ chiêu vay tiền của người sau trả cho người trước, thời gian đầu, Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn. Thời gian này, Thành tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn để gửi đồng sở hữu. Thành lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các hợp đồng tín dụng để vay những khoản tiền lớn nên được Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) coi là khách VIP.
Do không có hoạt động kinh doanh, chỉ vay tiền của người sau để trả gốc và lãi cao cho người trước nên từ ngày 5/6 đến 26/11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn. Do đó, Thành đã nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền từ các ngân hàng và nhiều cá nhân khác nhau.
Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm tại phiên tòa diễn ra tháng 5/2022.
Tại Ngân hàng NCB, từ ngày 18/6 đến 21/8/2018, Thành vay của ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) 50 tỷ đồng. Thành yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm thành nhiều sổ đứng tên hai vợ chồng ông này vào NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ. Sau đó, Thành cùng Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Lanmark) dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với các công ty khác và lợi dụng sự tin tưởng của nhân viên ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng, giải ngân để cả hai ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn trên các chứng từ, chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng.
Cũng với thủ đoạn trên, Thành vay của ông Toàn 52 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng ông vào Ngân hàng PVcombank, rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ. Thành cùng với Tùng sau đó dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với doanh nghiệp. Tiếp đó, Thành và đồng phạm lợi dụng sự tin tưởng và thiếu trách nhiệm của nhân viên PVcombank trong hoạt động thu thập hồ sơ, thẩm định cấp tín dụng và giải ngân để ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn trên chứng từ hợp đồng cầm cố tiền gửi trong hồ sơ cấp tín dụng. Qua đó đã chiếm đoạt của PVcombank 49,4 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á, trong khoảng thời gian từ ngày 5/6 đến 26/11/2018, Thành vay tiền của nhiều cá nhân rồi sau đó câu kết với các cán bộ ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt của ngân hàng số tiền hơn 273 tỷ đồng. Ngoài việc dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng trên, Thành còn cùng Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên viên quan hệ khách hàng Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, VAB) lừa hai người khác ký chứng từ vay, chứng từ rút tiền để chiếm đoạt của ba cá nhân tổng số tiền gần 60 tỷ đồng.
Tên cướp ngân hàng ở Lâm Đồng bắn bảo vệ sượt qua ngực Đến 19h15 tối 7/2, lực lượng Công an vẫn đang ráo riết truy bắt đối tượng đã thực hiện hành vi cướp hàng tỷ đồng tại chi nhánh ngân hàng Vietinbank, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Ngay khi xảy ra sự việc, Công an huyện Đức Trọng đã huy động toàn bộ lực lượng khẩn trương tiến hành truy...