Cứu nguy cho trẻ làng chài học trực tuyến
‘Mỗi lần không mượn được máy tính cho con học, con lại khóc, tôi thương lắm, lại ôm con khóc’, chị Nguyễn Thị Hằng (36 tuổi), ở làng chài ven sông Hồng (thuộc xã Văn Đức, H.Gia Lâm, Hà Nội), nghẹn ngào chia sẻ.
Anh Nguyễn Tường Lâm (phải) và chị Chu Hồng Minh (giữa) trao tặng máy tính bảng cho trẻ em ở làng chài ven sông Hồng – ẢNH: BẢO ANH
Bập bõm học trực tuyến trên sông
Đã 2 tuần nay, Nguyễn Văn Phú (học sinh lớp 2 Trường tiểu học Văn Đức, xã Văn Đức, H.Gia Lâm) không có thiết bị để học trực tuyến vì nhà em ở trên sông Hồng. Con thuyền của gia đình cũng chính là ngôi nhà của em suốt bao năm qua. Bố làm nghề chài lưới trên sông, còn mẹ đi làm thuê ở làng gốm Bát Tràng với thu nhập chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày, nên gia đình em gặp không ít khó khăn. Dịch Covid-19 ập đến, Hà Nội giãn cách xã hội nên em không được tới trường mà phải ở nhà học trực tuyến. Tuy nhiên, gia đình không thể mua được điện thoại hay máy tính để em học.
Theo Thành đoàn Hà Nội, 25 bộ máy tính, máy tính bảng kèm gói thiết bị sim số, thiết bị phát sóng với tổng trị giá 130 triệu đồng được Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội cùng các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đóng góp, đã được trao tặng cho các em thiếu nhi đang sinh sống ở làng chài ven sông Hồng. Sau khi T.Ư Đoàn phát động chương trình “Cùng em học trực tuyến”, đã có 671 chiếc máy tính, máy tính bảng hỗ trợ các em học sinh khó khăn trên toàn địa bàn Hà Nội (trong đó cấp thành phố đã trao tặng 73 chiếc, các cơ sở trực thuộc trao tặng 598 chiếc).
Chị Nguyễn Thị Hằng (mẹ Phú) nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi cho con vào làng mượn máy tính của anh họ để học nhưng 1 tuần chỉ mượn được 1 – 2 buổi, vì anh cũng phải học. Mỗi lần không mượn được máy tính cho con để học, con lại khóc, tôi thương lắm, lại ôm con khóc”.
Video đang HOT
Chị Hằng cho biết ở trên sông, sóng cũng kém nên có mượn được về học thì rất phập phù. Cô giáo cũng gửi bài tập cho Phú để làm thêm. Cô gửi bài nào Phú tự làm bài đấy, nhưng vẫn không theo kịp chương trình. “Tôi cũng tự đặt câu hỏi ra cho con làm, nhưng mình làm sao dạy được bằng cô giáo. Con không hiểu được bài, nên không theo kịp các bạn”, chị Hằng buồn rầu nói.
Ở làng chài này không riêng Phú bị học bập bõm như vậy, mà có không ít học sinh cũng rơi vào cảnh tương tự. Em Nguyễn Đức Anh, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Văn Đức, cho biết nhà có 3 anh em đều phải học trực tuyến, nhưng có duy nhất 1 chiếc điện thoại, nên chỉ thỉnh thoảng em mới mượn được của anh để học.
Chị Nguyễn Thị Tẹo (mẹ Đức Anh) cho biết gia đình chị sống lênh đênh trên thuyền mấy chục năm qua. Chị sinh ra lớn lên ở làng chài, bố mẹ chị hiện đã lên bờ sinh sống nhưng chị lấy chồng cùng cảnh, nên vẫn theo chồng sống ở đây. “Chồng tôi lênh đênh trên sông nước suốt ngày, còn tôi đi làm thuê nhưng dịch phải nghỉ. 3 cháu đang tuổi ăn học, mà không đủ thiết bị để dùng”, chị kể.
Cùng em học trực tuyến
Chia sẻ về mong muốn của mình, chị Nguyễn Thị Hằng ao ước: “Tôi chỉ mong có đồ dùng cho con học thôi, bố mẹ đã khổ rồi, tôi không muốn các con phải khổ theo mình nữa”. Và ao ước của chị đã trở thành hiện thực khi Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội phối hợp với Ban điều hành CLB Xe bán tải địa hình Việt Nam – PVC club, Đội Xuồng hơi Phản ứng nhanh PVC, cùng sự hỗ trợ của Đội CSGT đường thủy đã tổ chức đến thăm, động viên, tặng máy tính và máy tính bảng cho thiếu nhi tại làng chài.
Nhận được chiếc máy tính bảng còn chưa bóc tem, các em vỡ òa sung sướng. Nguyễn Đức Anh nói: “Con rất thích, từ nay con không phải mượn máy của anh để học nữa”.
Cùng đoàn công tác đến làng chài để trao tặng máy tính cho các em, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, và chị Chu Hồng Minh, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, đã ngồi vào bàn học cùng Đức Anh, chỉ dẫn cho em cách sử dụng máy tính bảng. “Chúng tôi mong muốn cùng gia đình, chính quyền địa phương chăm lo cho các em, giúp các em có đầy đủ thiết bị cần thiết để học tập trực tuyến, khi chưa thể đến trường học trực tiếp”, chị Minh chia sẻ.
“May có các cô, chú tặng máy thế này thì con mới theo học được. Tôi sẽ cố gắng động viên con để theo kịp bạn bè. Thay mặt gia đình, tôi vô cùng biết ơn các cô chú”, chị Nguyễn Thị Tẹo, mẹ Đức Anh, xúc động nói. Còn chị Nguyễn Thị Hằng cho biết có máy tính sẽ cứu nguy cho con chị không bị thất học giữa dịch Covid-19.
Chia sẻ với PV Thanh Niên , cô giáo Chử Thị Ngọc, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Văn Đức, cho biết ở làng chài vẫn còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ thiết bị học trực tuyến. Một số gia đình đông con, nhà 3 con nhỏ thì 2 con phải đi học nhờ. “Đợt này thành phố về tặng quà, chúng tôi rất mừng vì đã tạo điều kiện, động viên cho các con có động lực học tập”, cô Ngọc nói.
Hàng nghìn học sinh Cần Thơ thiếu thiết bị học online
Ở cấp THCS có 4.117 em và THPT 605 em học sinh trong các gia đình nghèo, không có tiền mua điện thoại, máy tính... để học trực tuyến, theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ.
Ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết, tỉnh có 247.000 học sinh các cấp đã vào năm học mới, trong đó có hơn 102.000 em học theo hình thức trực tuyến. Bậc mầm non và tiểu học tạm thời nghỉ đến khi có thông báo mới.
Vấn đề khó khăn nhất là hiện tại, có khoảng 4.700 học sinh ở cấp THCS và THPT thiếu máy móc, thiết bị để học online. "Để giải quyết vấn đề này, trước mắt, Sở đã chỉ đạo các trường rà soát để có giải pháp hỗ trợ học sinh như có phương án gửi bài học cho các em hoặc kêu gọi những học sinh ở gần nhau có thể tạo thành nhóm, nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh...", ông Tăng nói.
Nguyễn Thị Có, lớp 8 (phải) và em ruột Nguyễn Thị Thuỳ Linh, lớp 6, cùng học online bằng một điện thoại của cha mẹ. Ảnh: Đức Duy
Sở cũng khuyến khích các trường xây dựng thư viện thiết bị điện tử, cho học sinh mượn thiết bị thông minh đã qua sử dụng để có thể tham gia lớp học. Bên cạnh đó, Sở cũng có văn bản gửi các công ty kinh doanh thiết bị đề nghị hỗ trợ cung cấp máy tính bảng, điện thoại, máy tính... với giá ưu đãi cho giáo viên và học sinh trong mùa dịch Covid-19.
Vĩnh Thạnh là huyện vùng sâu, vùng xa nên số học sinh không có điều kiện học trực tuyến nhiều nhất tỉnh với 784 trường hợp. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, cho biết những em thiếu thiết bị đều thuộc các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ làm thuê...
"Trong thời gian thực hiện chỉ thị 16, "gia đình cách ly với gia đình" nên các trường hợp không có máy móc gặp nhiều khó khăn. Giáo viên đang tạm khắc phục bằng cách in tài liệu gửi cho các em và hướng dẫn học theo chương trình", ông Dũng nói.
Em Phạm Thi Khánh Như mới vào lớp 6, lo lắng vì không có thiết bị học trực tuyến. Ảnh: Đức Duy
Em Phạm Thị Khánh Như, lớp 6B Trường THCS Thạnh Tiến là một trong những trường hợp có hoàn cảnh khó nhất. Cha mẹ em bỏ nhau, nhiều năm qua em ở với ngoại. Kinh tế khó khăn, ngoại không có tiền mua thiết bị trong khi nhà xa các bạn nên Khánh Như không thể đến học chung thiết bị với bạn được. "Hôm nào mượn được điện thoại của bà con hàng xóm thì em vào lớp, còn không thì đành nghỉ", Như nói.
Thầy Phạm Đức Duy, hiệu trưởng trường THCS Thạnh Tiến cho biết, năm học 2021-2022, trường có 545 học sinh. Do dịch bệnh, nhiều em theo cha mẹ đi làm thuê trong hè, đang bị kẹt lại vùng dịch ở TP HCM, Bình Dương...
Đến nay nhà trường đã liên lạc được với khoảng 500 em tại địa phương. Trong số này, hơn 50 em không có máy tính, điện thoại... để học trực tuyến. Nhiều gia đình có hai con học cùng trường, khác lớp phải san sẻ chung một điện thoại của cha, mẹ. Nếu trùng giờ thì thì một em phải tạm nghỉ. Nhiều trường hợp học ké các bạn có máy móc nhưng cũng không ít em nhà xa, đành phải nghỉ, chờ thầy cô mang tài liệu đến hướng dẫn tự học.
Thầy, cô băng đồng, vượt sông "ship chữ" cho học trò Để giúp các em học sinh khó khăn không có thiết bị học online theo kịp chương trình, các thầy cô ở Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) đều đặn mỗi tuần qua phà, băng đồng mang bài giảng đến tận nhà hỗ trợ học trò. Nhiều phương án để học sinh thiếu thiết bị theo kịp bài Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên...