Cựu học sinh trường chuyên kể chuyện du học ở 1 quốc gia khiến ai cũng “mê mẩn”: Đời sống nội trú tuyệt vời, chi phí sinh hoạt thấp mà học bổng thì cao chót vót
“Dù Covid – 19 có khiến con đường du học của tụi mình khó khăn hơn một chút, nhưng những trải nghiệm mà mình có được trong suốt thời gian ở đây hoàn toàn xứng đáng”, Ngọc nói.
Học hết lớp 11 trường THPT chuyên Lam Sơn ( Thanh Hóa), Trần Lý Minh Ngọc quyết định rẽ hướng đi du học. Bạn lựa chọn nộp đơn xin nhập học và giành học bổng 88% học tiếp chương trình phổ thông tại Givat Haviva International School (GHIS) - một trường nội trú quốc tế ở Israel khiến nhiều người ngạc nhiên. Thứ nhất, Israel là lựa chọn không mấy phổ biến của các bạn trẻ Việt Nam khi có mong muốn đi du học. Thứ hai, GHIS có lịch sử phát triển khá “non trẻ”, chỉ mới thành lập năm 2017.
Trần Lý Minh Ngọc nhận học bổng 88% tại Givat Haviva International School (GHIS).
Cô gái Thanh Hóa chia sẻ chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày mình đi học ở Israel. Tuy nhiên, chính trải nghiệm của những người bạn đi trước đã khiến Ngọc quyết định chọn môi trường học tập ở đây. “Mình đọc được chia sẻ của chị Phương Uyên, cũng là du học sinh IB như mình bây giờ. Cách chị chia sẻ về trường, sự hướng dẫn chi tiết tận tình của chị khiến mình quyết tâm tìm hiểu kỹ môi trường học ở đất nước lạ lẫm này. Và kết quả là bây giờ mình đã trở thành một học sinh IB (Bằng tú tài quốc tế hay bằng trung học phổ thông quốc tế) ở GHIS”.
Việc xin học bổng vào Isarel theo Ngọc không quá khó vì du học ở đây vẫn còn khá mới với các bạn châu Á và đặc biệt là du học sinh Việt Nam. “Chúng mình gần như là những học sinh, sinh viên Việt Nam đầu tiên nên cơ hội vô cùng rộng mở, trường rất ưu ái trong việc trao học bổng cho học sinh Việt Nam, không chỉ ở bậc phổ thông mà còn ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ”.
Trong hồ sơ, Ngọc cho rằng quan trọng nhất chính là thể hiện cho bộ phận tuyển sinh của nhà trường thấy được ưu điểm riêng của bản thân mình, những đóng góp của mình cho sự phát triển của nhà trường hay cộng đồng mà mình sinh sống.
Trên cả mong đợi
Cuộc sống du học sinh mà Trần Lý Minh Ngọc trải nghiệm trong khoảng thời gian vừa qua theo cô là “trên cả mong đợi”. Từ thiên nhiên bình yên, đồ ăn ngon đến giáo trình học cải tiến, hoạt động ngoại khoá đa dạng, thầy cô tâm lý, bạn bè… đều khiến cô gái này có cảm giác đây là nơi bản thân mình thuộc về.
Theo Ngọc, bạn bè ở đây rất tốt bụng và chia sẻ.
Một ngày học của Ngọc bắt đầu thường vào lúc 8h và kết thúc là 15h45. Có ngày Ngọc học 2 môn, có hôm lại 4 môn, khoảng thời gian còn lại cô bạn dành thời gian sinh hoạt cùng bạn bè quốc tế. “Mọi người rất tốt bụng và chia sẻ. Mình cảm thấy ở đây không chỉ học mà còn phát triển về nhân cách và đạo đức. Từ khi sang đây, mình nhìn mọi thứ một cách đơn giản và đầy yêu thương hơn. Và nếu không phải là Israel thì không biết mình có nhận được những giá trị tương tự hay không”.
Theo Ngọc, việc chuẩn bị hồ sơ nộp xin học bổng và nhập học rất nhanh chóng và đơn giản vì nhà trường hướng dẫn rất chi tiết. Ngay cả việc đem đồ dùng gì qua Israel cũng được trường gửi danh sách cụ thể. Chẳng hạn như chuẩn bị bao nhiêu bộ quần áo, giày, loại gì, thuốc gì… rất tiện lợi cho học sinh.
“Đặc thù của bằng IB không quan trọng trường bạn ở đâu, ở nước nào, chỉ quan trọng bằng và điểm số cuối cùng như thế nào. Vì vậy, cơ hội làm hồ sơ tiếp tục apply đi các trường đại học sau khi học ở đây không hề thua kém. Trong khi đó, mọi chi phí học hành, sinh hoạt lại rẻ hơn nhiều” , Ngọc nói.
Tại sao GHIS và Israel là một nơi tuyệt vời để theo học?
Chương trình học phong phú
Ở GHIS, chúng mình không chỉ học kiến thức học thuật (của chương trình Tú tài Quốc tế – International Baccalaureate), mà còn được học rất nhiều về văn hóa (trường có học sinh tới từ 23 quốc tịch khác nhau); về kỹ năng sống (thông qua các hoạt động ngoại khóa đa dạng, bổ ích); về tư duy phản biện (các thầy cô sẽ cho chúng mình tự tự nghiên cứu và thảo luận để tìm ra câu trả lời thay vì đưa cho chúng mình đáp án); lòng tốt và sự sẻ chia (khi được sống trong môi trường nội trú đa dạng văn hóa và sắc tộc, và học cách trở thành một phần ý nghĩa của cộng đồng).
GHIS có học sinh tới từ 23 quốc tịch khác nhau.
Câu hỏi luôn được khuyến khích
Thời gian đầu khi chưa thể sang được Israel, mình có các lớp học trực tiếp qua Zoom, nhưng chưa bao giờ có cảm giác thiệt thòi hơn các bạn ở trường vì giáo án và tài liệu các thầy cô chuẩn bị rất kỹ càng, đầy đủ và thú vị.
Video đang HOT
Câu hỏi luôn được khuyến khích tại môi trường học tập của GHIS.
Khi không hiểu bài, chúng mình luôn được khuyến khích liên lạc với các thầy cô sau giờ học để được giúp đỡ. Câu hỏi luôn được khuyến khích tại môi trường học tập của GHIS. Mình vẫn còn nhớ trước ngày thi cuối kì, mình nhắn tin hỏi bài thầy giáo môn Khoa học máy tính, hai thầy trò học say quá đến lúc nhìn đồng hồ thì đã hơn 11 giờ đêm (giờ Israel). Thế mà thầy vẫn bảo mình là có gì thắc mắc thì hỏi tiếp nhé.
Câu hỏi và lỗi sai luôn được khuyến khích tại trường của mình, và từ lúc bắt đầu học ở GHIS, mình chưa bao giờ cảm thấy học là một việc bắt buộc hay chán nản cả!
Được khuyến khích thể hiện mình
GHIS thuộc một tổ chức lớn của Israel, sứ mệnh của trường chính là xây dựng một môi trường phát triển hòa bình cho khu vực Trung Đông và rộng hơn thế nữa, bằng cách phát triển một mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ trong một môi trường chia sẻ văn hóa đa dạng, từ đó hướng tới một tương lai hòa bình và bền vững.
Nghe sứ mệnh của trường có vẻ lớn thật là lớn, nhưng lại được thực hiện bằng những viên gạch thật là nhỏ của tụi mình. Trong những buổi thảo luận nhóm về leadership hằng năm, thầy cô sẽ ngồi lắng nghe tụi mình cách nghĩ về sự lãnh đạo/thế nào là một người lãnh đạo/… và để mọi người người trao đổi, thảo luận với nhau.
“Tại đây, kỹ năng lãnh đạo của mình được khuyến khích, phát triển và củng cố hơn rất nhiều”.
Thầy hiệu trưởng luôn khuyến khích chúng mình tự tổ chức những hoạt động cuối tuần cho trường, hay đóng góp ý kiến xây dựng cho những thay đổi lớn của trường trong đời sống học sinh. Từ những hoạt động nhỏ như thế, mình cảm thấy kỹ năng lãnh đạo của mình được khuyến khích, phát triển và củng cố hơn rất nhiều.
Những trải nghiệm vô giá
Ngoài môi trường sáng tạo không gò bó của các lớp học thuật cùng với các thầy cô giáo nhiệt huyết và luôn tận tình giúp đỡ chúng mình thì GHIS còn có một đời sống nội trú vô cùng tuyệt vời và phong phú.
Ngoài các hoạt động CAS (ngoại khóa) bắt buộc của chương trình IB, chúng mình được trường giới thiệu và kết nối với rất nhiều hoạt động ngoại khóa trong và ngoài Israel (ví dụ như năm nay tụi mình có hoạt động ngoại khóa online ở Đức, và các trường đại học tại Israel).
Trường luôn tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng học sinh.
Vì là trường nội trú và chúng mình hầu hết ở xa nhà, bộ phận quản lý đời sống học sinh của trường luôn tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng học sinh với nhau xuyên suốt tuần học, và đặc biệt là cuối tuần. Chính vì thế mà chúng mình có được một đời sống đúng với lứa tuổi teen – học hết mình, chơi hết mình. Điều đó giúp nỗi nhớ gia đình cũng vơi bớt.
Bạn bè tuyệt vời
Bạn bè ở đây vô cùng tuyệt vời và chín chắn, mình luôn có những cuộc trò chuyện về văn hóa, cộng đồng và tương lai rất thú vị. Các mentors (cố vấn) và chuyên viên tâm lý của trường cũng đồng hành hành và giúp đỡ chúng mình rất nhiều trong thời gian xa nhà và học tập tại GHIS.
Host family – bố mẹ nuôi cũng là một chương trình rất tuyệt vời và đặc biệt ở trường mình. Năm nay vì ảnh hưởng của dịch nên chỉ đến kỳ nghỉ đông chúng mình mới kết nối với host family. Hi vọng năm tới chương trình này sẽ trở lại sớm hơn.
Bạn bè ở đây vô cùng tuyệt vời và chín chắn.
GHIS có rất nhiều học bổng cao
Học bổng được trao dựa trên need-based (hỗ trợ tài chính dựa theo nhu cầu). Sau khi được nhận vào trường, tụi mình sẽ điền đơn chứng minh tài chính và đợi kết quả học bổng. Vì trường mới thành lập nên học bổng dành cho học sinh rất hào phóng. Năm nay, dù bị ảnh hưởng bởi dịch, nhưng khóa mình vẫn có rất nhiều bạn được học bổng 90 – 100%, mình thì được hơn 88%.
GHIS và Israel rất tuyệt vời
GHIS rất bình yên. Khu sân trường của chúng mình chỉ có rất nhiều mèo, chim và cây xanh, chứ không có chiến tranh, súng đạn nổ vang trời.
Nhiều hoạt động ngoại khóa gắn kết diễn ra ở đây.
Ngoài ra, đồ ăn rất hợp khẩu vị với mình, thời tiết khí hậu dễ chịu (mùa đông hiện tại khá giống với tiết trời Đà Lạt), con người ở đây luôn sống với tinh thần “chutzpah” – táo bạo và “firgun” – hạnh phúc với thành công của người khác. Vì vậy nên mình luôn có cảm giác được yêu thương và hỗ trợ trong suốt quá trình ở trường nói chung, và ở Israel nói riêng.
Israel có thể không phải là lựa chọn ưu tiên của bạn khi có ý định du học. Tuy nhiên, tham khảo những trải nghiệm tuyệt vời từ cô gái Minh Ngọc, biết đâu bạn sẽ có thêm một địa chỉ tuyệt vời nữa để bổ sung vào danh sách chọn trường của mình.
Chương trình học Bằng Tú tài Quốc tế (IB) có 3 bậc, bậc cao nhất của IB (The IB Diploma Programme) dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19. Chương trình này được thiết lập như cấp 3/dự bị đại học kéo dài 2 năm cho học sinh các trường quốc tế. Với một kết cấu các nhóm môn học và giáo trình khá toàn diện, IB được nhiều trường đại học trên thế giới công nhận và đánh giá cao, đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu.
Đối với một số trường đại học nhất định, việc sở hữu bằng tú tài quốc tế có thể giúp bạn không cần phải đăng ký học một số lớp nhất định để lấy tín chỉ nên từ đó chi phí đại học sẽ giảm tương đối.
Cô gái Hải Phòng và đường đến đại học danh tiếng nước Mỹ
Là học sinh giỏi của Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Hạnh An ngỡ sẽ theo học ngành Kiến trúc hoặc ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhưng cuối cùng, cô gái nhỏ "lạc bước" đến Canada rồi sang tận nước Mỹ.
Giữa tháng 12 này, Trịnh Thị Hạnh An nhận được giải nhất cuộc thi viết luận bằng Tiếng Anh với chủ đề "Việt Nam trong Liên Hợp Quốc", nhân kỷ niệm 75 năm thành lập của tổ chức này (1945-2020).
An sẽ trở thành thực tập sinh trong 6 tháng tại Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vào mùa hè năm 2021 ngay tại... Việt Nam.
Hạnh An sẽ thực tập tại UNDP vào mùa hè 2021
Hạnh An cho rằng đây là một cơ hội quý báu. Đồng thời, cô gái trẻ hi vọng được tham gia vào các dự án của UNDP liên quan đến cộng đồng người dân tộc thiểu số hoặc về quy hoạch và cơ sở hạ tầng của các thành phố.
Giành học bổng ĐH danh tiếng sau 1 năm 'gap year'
Hạnh An hiện là sinh viên năm thứ 3 của ĐH Chicago (Hoa Kỳ) - trường đại học nhiều năm liền nằm trong danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế giới. Tại đây, An học cùng lúc 3 chuyên ngành: Khoa học Địa lý, Môi trường, Đô thị học và Nghệ thuật Thị giác. Thế nhưng, khi còn học phổ thông ở Việt Nam, Hạnh An lại là học sinh chuyên Tin.
An kể mình đến với lớp chuyên Tin, Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) đơn giản vì bị trượt chuyên Toán.
"Hồi cấp 2, mình rất thích học Toán, có ngày làm bài tập Toán đến mười mấy tiếng đồng hồ. Vì vậy, khi trượt chuyên Toán, mình thất vọng lắm. Với môn Tin học, trước đó mình chỉ học chơi chơi thôi.
Nhưng sau khi vào lớp 10 chuyên Tin, thầy giáo chủ nhiệm bảo ai muốn cứ tham gia học đội tuyển, thầy dạy lại từ đầu. Thế là mình vào. Sang đến năm lớp 11, đội tuyển chỉ còn lại 6, 7 bạn, trong đó mỗi em là nữ".
Vào đội tuyển, thi học sinh giỏi quốc gia... con đường mà Hạnh An dự kiến khi đó là tập trung học Toán, Tin học và Vẽ để thi Kiến trúc. Còn nếu có giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm đó, An mong được tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thế nhưng, cô gái nhỏ cuối cùng lại "lạc bước" sang tận Canada, học 2 năm phổ thông trước khi trở thành sinh viên của ĐH Chicago.
Hạnh An hiện chưa thể quay lại nước Mỹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Hạnh An cho hay, từ nhỏ bản thân có suy nghĩ và lối sống khá độc lập.
"Mẹ không can thiệp nhiều, miễn là kết quả học tập của mình phải đảm bảo. Đồng thời, mình vẫn phải làm việc nhà nên biết dọn dẹp từ bé, lớp 3 đã tự nấu cơm, lớp 4 mình giặt quần áo bằng tay cho cả nhà hàng tháng trời khi máy giặt hỏng..." - An kể.
Độc lập đến mức, khi An nộp đơn xin học bổng United World Colleges (UWC), mẹ An cũng không biết. Đến khi phải lên Hà Nội phỏng vấn, mẹ An mới hay mục tiêu của con gái.
Giành được học bổng, An sang Canada, học 2 năm trung học tại Lester B. Pearson United World College of the Pacific - một ngôi trường nhỏ, chỉ có khoảng 160 học sinh nhưng đến từ 80 quốc gia.
Sau khi tốt nghiệp, An nộp hồ sơ vào một số trường đại học của Mỹ nhưng kết quả chưa như ý, cô quyết định dành 1 năm "gap year".
Về Việt Nam làm cho một dự án nhỏ chuyên thiết kế website ở Hà Nội, An nhanh chóng nhận ra đây không phải là công việc mình yêu thích.
"Hai năm học xa nhà, mình cũng cảm thấy mệt mỏi, chưa tìm được trường đại học như ý, rồi đi làm không thấy vui và mẹ vẫn có thể nuôi được nên mình về nhà" - An cười nói.
Cuối cùng, sau một năm nghỉ ngơi và chuẩn bị cho hồ sơ, An được ĐH Chicago cấp học bổng toàn phần, trị giá từ 80-83 nghìn USD cho mỗi năm học.
Hạnh An ở Boston (Mỹ)
Hỗ trợ học sinh làm dự án xã hội
An chia sẻ rằng quan niệm của nhiều bạn trẻ Việt Nam về hoạt động ngoại khóa khá hẹp.
"Các bạn chủ yếu cho rằng đó là các hoạt động thiện nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường như tái chế hay thu dọn rác thải... Đây là những hoạt động không có tính bền vững, không có định hướng lâu dài, có khi chỉ để các bạn làm hồ sơ đi du học".
Hạnh An khi tham gia một khóa học trao đổi tại Senegal
Vì thế, hơn một năm nay, ngoài việc học, Hạnh An dành nhiều thời gian cho Headway - một chương trình nhằm hỗ trợ cho học sinh Việt Nam triển khai các ý tưởng, dự án cộng đồng và nghiên cứu khoa học.
Thông qua các khóa học do nhiều nghiên cứu sinh, du học sinh, các kỹ sư đang học tập, nghiên cứu và làm việc ở Mỹ "đứng lớp", An tin tưởng sẽ giúp trang bị cho các bạn trẻ những kỹ năng, kiến thức cần thiết để tự mình "ôm" một dự án xã hội có chiều sâu, độc đáo, và bền vững.
Bí quyết của nữ sinh giành 11 học bổng du học đại học tại Anh Nhận cùng lúc 11 học bổng học lên thạc sĩ ở Anh và đã từng du học ở Úc nhưng Trần Mỹ Ngọc vẫn không khỏi choáng ngợp khi chính thức du học ở Đại học Oxford. Trần Mỹ Ngọc hiện đang theo học thạc sĩ ngành Ngành Ngôn ngữ học ứng dụng tại Đại học Oxford - NVCC Choáng ngợp ở Oxford...