Cựu Đại sứ Mỹ lãnh án 15 năm tù giam vì do thám giúp Cuba
Cựu Đại sứ Mỹ Victor Manuel Rocha lãnh án về hành vi làm đặc vụ ngầm giúp Cuba thu thập thông tin tình báo Mỹ trong hơn 40 năm.
Ông Rocha (phải) trong một lần gặp cựu Tổng thống Bolivia Hugo Banzer vào năm 2000. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 13.4 đưa tin một cựu đại sứ Mỹ lãnh án 15 năm tù giam, sau khi thừa nhận hành vi do thám giúp Cuba trong vụ án được Bộ Tư pháp Mỹ mô tả là một trong những vụ thâm nhập cấp cao và lâu dài nhất vào chính phủ Mỹ.
Bị cáo Victor Manuel Rocha (74 tuổi), cựu Đại sứ Mỹ tại Bolivia từ năm 2000-2002, thừa nhận về 2 cáo buộc làm đặc vụ trái phép cho nước ngoài. Ông Rocha bị bắt và bị truy tố vào tháng 12.2023.
Theo các công tố viên Mỹ, cựu Đại sứ Rocha đã bí mật ủng hộ đảng cầm quyền ở Cuba và hỗ trợ nước này thu thập thông tin tình báo chống lại Mỹ trong hơn 4 thập niên, bao gồm cả 20 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông Rocha là người Mỹ gốc Colombia và bị cáo buộc giúp Cuba trong vai trò một đặc vụ ngầm cho Tổng cục Tình báo Cuba (DGI) vào năm 1981 và tiếp tục thực hiện cho đến khi bị bắt, theo giới chức Mỹ.
Cựu Đại sứ Mỹ thừa nhận giúp tình báo Cuba suốt 40 năm
Quan chức này làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1981 và thăng tiến trong vai trò một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đồng thời đã đảm nhiệm các chức vụ ở Cuba, Argentina, Mexico, Dominica và Mỹ.
Ông còn làm việc tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ từ năm 1994-1995 dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton và làm đại sứ tại Bolivia từ năm 2000-2002 dưới thời các cựu Tổng thống Clinton và George W. Bush. Ngoài ra, ông Rocha còn từng làm cố vấn cho bộ chỉ huy quân sự Mỹ phụ trách Cuba.
LHQ cảnh báo nạn đói nghiêm trọng nhất thế giới tại Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 20/3 cảnh báo tình trạng bạo lực ngày càng diễn biến phức tạp tại Sudan đang gây ra nạn đói nghiêm trọng ở nước này.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột sang Adre, CH Chad ngày 7/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), bà Edem Wosornu, Giám đốc Bộ phận Hoạt động và Vận động tại OCHA, nêu rõ các các mức độ bạo lực khủng khiếp hiện nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân ở Sudan và quốc gia châu Phi này đang bên bờ vực của nạn đói tồi tệ nhất thế giới. Hiện tại, khoảng 18 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số của Sudan, đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Trong 11 tháng qua, Sudan đã phải hứng chịu những hậu quả của cuộc xung đột bùng phát từ ngày 15/4/2023 giữa quân đội và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF).
Bà Wosornu cho biết Khartoum, Darfur và Kordofan - những vùng có 90% dân số đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ khẩn cấp - đã phải chứng kiến các cuộc giao tranh khốc liệt trong 340 ngày qua. Theo LHQ, gần 28 triệu người trên toàn khu vực đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, bao gồm 18 triệu người ở Sudan, 7 triệu người ở Nam Sudan và gần 3 triệu người ở Chad. LHQ lưu ý khoảng 730.000 trẻ em ở Sudan, trong đó có hơn 240.000 trẻ ở Darfur, đối mặt với suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng.
Phó Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), ông Carl Skau cho hay tại Sudan, cơ quan này đang nỗ lực hết sức để giải quyết các nhu cầu nhân đạo, song các hoạt động cứu trợ bị cản trở do thiếu khả năng tiếp cận cũng như các nguồn lực. Ông Skau kêu gọi mở lại các cửa khẩu biên giới để tạo điều kiện cho hoạt động cung cấp viện trợ cho vùng Darfur mở rộng, nơi đang chứng kiến nạn đói và mức độ suy dinh dưỡng nghiêm trọng nhất.
Đầu tháng 3 này, HĐBA LHQ đã kêu gọi các bên xung đột ở Sudan ngừng bắn ngay lập tức trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động viện trợ nhân đạo.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cũng kêu gọi các bên tham chiến ở Sudan ngay lập tức đảm bảo quyền tiếp cận nhân đạo không bị cản trở, đồng thời bắt đầu tiến hành đàm phán trực tiếp để chấm dứt các hoạt động thù địch.
Nhật Bản đề xuất sáng kiến giải trừ vũ khí hạt nhân Nhật Bản bày tỏ quan ngại về việc cộng đồng quốc tế trở nên chia rẽ trước vấn đề giải trừ loại vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cho biết, nước này muốn tập hợp các đối tác để đàm phán Hiệp ước cắt giảm vật liệu phân hạch - FMCT. (Nguồn: Kyodo) Ngày 18/3, tại New York, Mỹ,...