Cứu cô gái tự tử bằng thuốc diệt cỏ
Gia đình bệnh nhân cho hay thời gian gần đây, có thể do áp lực học tập, con ít nói, buồn bã và tìm đến cách tự tử bằng thuốc diệt cỏ.
Theo thông tin Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cung cấp, nạn nhân là nữ, 22 tuổi, ở Minh Thành, Quảng Yên. Ngày 6/4, gia đình phát hiện nạn nhân và đưa tới Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Nhờ phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh đã không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Gia đình nạn nhân tiết lộ thời gian gần đây, con gái buồn bã, ít nói. Người nhà cho rằng điều này xuất phát từ áp lực do học tập, nhưng không ngờ con lại lựa chọn cách tự tử bằng thuốc diệt cỏ.
Loại thuốc diệt cỏ mà người bệnh sử dụng. Ảnh: BVCC.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng cho biết thời gian gần đây cơ sở y tế này tiếp nhận nhiều trường hợp tự tử bằng thuốc diệt cỏ vì áp lực công việc, học tập hay mâu thuẫn trong gia đình không thể giải quyết hoặc một số lý do khác.
Đặc biệt, chỉ trong tháng 3 và đầu tháng 4, ê-kíp tại khoa Cấp cứu của viện đã điều trị cho 13 ca nhập viện sau khi uống thuốc diệt cỏ. Những trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
Theo các bác sĩ bệnh viện, thuốc diệt cỏ là một trong những độc tố hủy hoại cơ thể. Loại thuốc này thường chỉ được dùng trong lao động, sản xuất phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, khiến cây cỏ khô cháy. Khi độc tố này vào cơ thể con người, dù chỉ lượng rất nhỏ (khoảng 20 ml), nó cũng gây suy đa tạng, nặng nhất là xơ phổi, suy hô hấp, thời gian tử vong nhanh trong vòng 1-2 giờ.
Video đang HOT
Từ thực trạng trên, để hạn chế tình trạng người dân uống thuốc diệt cỏ tự tử, các bác sĩ khuyến cáo cần quản lý chặt chẽ việc mua loại thuốc này. Khi phát hiện trường hợp tự tử bằng thuốc diệt cỏ, nạn nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Trầm cảm ở vị thành niên - Dùng thuốc thế nào?
Gần đây tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên nước ta đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân lớn là do mắc trầm cảm.
Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm các biến đổi tâm thần của lứa tuổi ở ranh giới mong manh giữa trẻ em và người lớn, để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi vị thành niên.
Dấu hiệu nhận biết
Trầm cảm ở vị thành niên về cơ bản cũng giống với trầm cảm ở người trưởng thành. Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm hoặc mất hứng thú/sở thích cho hầu hết các hoạt động. Khí sắc có thể bị kích thích nhiều hơn buồn, nghĩa là có một thời điểm trong ngày, bệnh nhân nổi cáu vô cớ.
Ngoài ra, bệnh nhân cần biểu hiện ít nhất 4 trong số các biểu hiện sau: Thay đổi cảm giác ngon miệng hoặc khối lượng cơ thể (ăn ít hoặc ăn nhiều, sút cân hoặc tăng cân), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều) và hoạt động tâm thần vận động chậm chạp (hoặc kích động), giảm sút năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định, ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc ý nghĩ, kế hoạch và hành vi tự sát.
Điểm khác biệt lớn nhất của trầm cảm ở vị thành niên so với người lớn là hay cáu gắt, học hành sút kém và thường xuyên nghĩ về cái chết. Từ ý nghĩ về cái chết (mình chết quách đi cho đỡ khổ), bệnh nhân sẽ nhanh chóng có kế hoạch thực hiện hành vi tự sát.
Khi bị trầm cảm, trẻ cần được điều trị ở chuyên khoa tâm thần.
Điều trị thế nào?
Điều trị trầm cảm ở vị thành niên cũng giống như trầm cảm ở người lớn, nghĩa là tốt nhất là được điều trị nội trú trong bệnh viện hoặc khoa tâm thần. Lý do là vị thành niên bị trầm cảm hay tự sát nên nếu để ở nhà sẽ rất khó quản lý và phòng hành vi tự sát của bệnh nhân. Bệnh nhân cần được dùng thuốc chống trầm cảm:
Clomipramin
Là thuốc chống trầm cảm 3 vòng nhưng tác dụng chủ yếu trên hệ serotonin, vì vậy, ngoài tác dụng chống trầm cảm, thuốc còn có hiệu quả cao trong điều trị các rối loạn ám ảnh. Hiệu quả chống trầm cảm và ám ảnh của clomipramin xuất hiện sớm và tốt hơn so với các thuốc chống trầm cảm TCA và SSRI khác.
Tác dụng phụ chủ yếu của clomipramin trên dạ dày, ruột với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy bụng... Các triệu chứng này hết nhanh chóng sau 1-2 tuần điều trị. Nên uống thuốc sau bữa ăn và uống sữa tươi để hạn chế tác dụng phụ này.
Để bệnh nhân kịp thích ứng với thuốc cần tăng từ từ liều dùng: bắt đầu bằng liều thấp, sau đó cứ 3 ngày thì tăng liều thêm cho đến khi đạt liều điều trị. Thời gian bán hủy của clomipramin dài nên có thể uống thuốc một lần mỗi ngày.
Nên kết hợp clomipramin với piracetam để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Nếu điều trị ngoại trú, nên bắt đầu đợt điều trị vào cuối tuần để hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến việc học tập của bệnh nhân.
Mirtazapin
Thuốc tác dụng trên hệ serotonin và adrenalin, vì thế ít tác dụng phụ hơn. Bất lợi chủ yếu là an dịu (buồn ngủ), ăn nhiều, rất thích hợp cho bệnh nhân có lo âu, mất ngủ nặng, chán ăn, nhưng không thích hợp với những bệnh nhân phải tập trung như khi lái xe và những người béo (gây tăng cân).
Thuốc ít tác dụng trên chức năng tình dục, vì thế có thể dùng để thay thế các thuốc chống trầm cảm khác ảnh hưởng xấu trên chức năng tình dục. Thuốc nên uống vào buổi tối, ngày 1 lần.
Fluoxetin
Thuốc nên uống sau bữa ăn sáng vì nếu uống buổi tối có thể gây mất ngủ. Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu trên hệ dạ dày ruột (đầy bụng, buồn nôn, nôn). Để hạn chế tác dụng phụ nên uống thuốc sau bữa ăn sáng, nếu cần thì dùng thêm benzodiazepin (rivotril, lexomil, seduxen). Ngoài ra, thuốc còn ảnh hưởng đến chức năng tình dục của bệnh nhân. Có thể dùng thêm sulbutiamin (arcalion), ginko biloba (tanakan) theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ này.
Fluvoxamin
Thuốc này ít ảnh hưởng đến chức năng tình dục của bệnh nhân. Có thể uống thuốc buổi tối hoặc buổi sáng, nên uống thuốc sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa. Thời gian bán hủy của thuốc chỉ có 17 giờ, vì thế có thể dùng 1-2 lần/ngày. Ngoài ra, các thuốc như paroxetin (wicky, xalexa, pharmapar), sertralin (zoloft, serenata, utralene), cytalopram (citopam) cũng thường được dùng trong điều trị trầm cảm ở vị thành niên. Các thuốc này cũng thường được dung nạp tốt và thời gian bán hủy dài nên bệnh nhân chỉ cần dùng một lần duy nhất trong ngày vào buổi tối.
Thời gian dùng thuốc cho bệnh nhân vị thành niên bị trầm cảm tối thiểu là 3 năm, nhưng đa số trường hợp bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị hàng chục năm. Các thuốc này không gây độc hại cho gan, thận, não, tim, hệ tạo máu, hệ sinh dục nên phụ huynh có thể yên tâm cho bệnh nhân uống thuốc.
Một người đi cấp cứu sau khi ăn sam Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhân cấp cứu sau khi ăn sam với tình trạng nguy kịch. Ảnh minh họa Theo đó ngày 8/4, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân là phụ nữ (31 tuổi) có...