Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam nhận hối lộ hơn 24 tỉ đồng
Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, bị đề nghị truy tố với cáo buộc đã nhận hối lộ hơn 24 tỉ đồng để giúp doanh nghiệp trúng thầu trái quy định.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án đưa, nhận hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục).
C03 đề nghị truy tố 8 bị can, trong đó ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục, bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ; các bị can Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát bị đề nghị truy tố tội đưa hối lộ. Số còn lại bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị can Nguyễn Đức Thái và Tô Mỹ Ngọc. ẢNH: BỘ CÔNG AN
Theo kết luận điều tra, năm 2017 ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch NXB Giáo dục. Theo đề nghị của Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh, ông Thái đã chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu giấy in sai quy định.
Cụ thể, các bị can này lựa chọn mua sắm giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định của luật Đấu thầu để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực; tiết lộ thông tin trước khi phát hành hồ sơ yêu cầu, thông đồng và hợp thức hóa thủ tục đấu thầu để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát được cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục.
Giám định cho kết quả, với 7 gói thầu giấy in, các bị can trong vụ án gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng. Ngoài ra, để được tham gia, trúng thầu, nhóm bị can Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh nhiều lần hối lộ Nguyễn Đức Thái.
Video đang HOT
Kết luận điều tra thể hiện, từ năm 2017, bà Ngọc đã gặp, đặt vấn đề, hứa hẹn cảm ơn và được ông Thái đồng ý tạo điều kiện cho tham gia, trúng thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, sách bài tập phục vụ năm học 2018 – 2019.
Sau khi trúng thầu, bà Ngọc chuẩn bị 3 tỉ đồng gồm 6 cọc, mỗi cọc 10 thếp, mỗi thếp 50 triệu đồng, đựng trong túi xách giấy 2 quai, buộc lại và lồng thêm túi giấy bên ngoài. Sau đó, bà Ngọc nhắn tin hẹn gặp và được ông Thái đồng ý.
Bà Ngọc xách túi tiền đến phòng làm việc của ông Thái tại tầng 9, trụ sở NXB Giáo dục (phố Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội), để cạnh bàn uống nước và nói có “chút quà biếu cảm ơn”. Khi bà Ngọc về, ông Thái mở túi kiểm tra và cất tiền tại két sắt trong phòng làm việc.
Từ năm 2018 – 2021, các công ty của bà Ngọc tham gia và trúng 10 gói thầu, tổng trị giá 1.593 tỉ đồng. Sau khi được ông Thái giúp đỡ, trúng thầu và ký hợp đồng, bà Ngọc đều đến phòng làm việc của Giám đốc NXB Giáo dục, đưa đều đặn 4 tỉ đồng/năm để cảm ơn, thường vào các dịp cuối năm hoặc đầu năm dương lịch. Trong 4 lần này, bà Ngọc tự chuẩn bị số tiền 4 tỉ đồng (gồm 8 cọc, mỗi cọc 10 thếp, mỗi thếp 50 triệu được bọc kín, đựng trong túi đựng quà tết) rồi xách đến phòng làm việc của ông Thái rồi để lại.
Ngoài ra, vào dịp tết Nguyên đán từ 2018 – 2022, bà Ngọc cũng đều đặn cảm ơn ông Thái số tiền 200 triệu đồng/năm, tổng số tiền là 1 tỉ đồng.
Từ đó, C03 cáo buộc ông Thái đã nhận hối lộ tổng số tiền 20 tỉ đồng và giúp nhóm công ty của bà Ngọc trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.
Với ông Nguyễn Trí Minh, C03 cáo buộc năm 2017, bị can này cũng đến gặp ông Thái, tự giới thiệu là đối tác cung cấp giấy nhiều năm cho NXB Giáo dục để đề nghị giúp đỡ và được ông Thái đồng ý tạo điều kiện cho Công ty Minh Cường Phát được tiếp tục cung cấp giấy cho NXB Giáo dục. Sau đó, Công ty Minh Cường Phát được đưa vào danh sách ngắn và được tham dự và trúng một gói thầu. Đổi lại, bị can Minh “tặng” vợ ông Thái 400 triệu đồng kèm hộp bánh, chai rượu.
Để được trúng các gói thầu tiếp theo, bị can Minh còn nhiều lần hối lộ ông Thái, tổng số hơn 4 tỉ đồng. Công ty Giấy Minh Cường Phát sau đó được trúng 5 gói thầu của NXB Giáo dục, tổng trị giá hơn 200 tỉ đồng.
C03 cho rằng mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, được thực hiện hàng năm, giá giấy in chiếm 30 – 40 % cơ cấu giá bán sách giáo khoa, việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách. Việc mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và những ai đã nộp lại tiền trong vụ án Xuyên Việt Oil?
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ và gia đình đã tự nguyện nộp 16,7 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, em trai bị can Lê Đức Thọ cũng tự nguyện giao nộp 440.000 USD mà bị can Lê Đức Thọ đã gửi sau khi nhận của Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil.
Trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, cơ quan tố tụng xác định, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được xác định,đã nhận hối lộ hai lần với số tiền hơn 13 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ba lần với số tiền hơn 22 tỷ đồng.
Ngoài số tiền và tài sản nhận được như trên, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre còn được bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) nhiều lần gửi tiền, quà chúc mừng sinh nhật, cảm ơn... vì đã tư vấn cho Hạnh trong việc quản trị hoạt động của công ty.
Số tiền và quà mà bị can Hạnh biếu bị can Thọ gồm: 200.000 USD và 300 triệu đồng; 3 đồng hồ Patek Philippe có tổng trị giá 355.000 USD. Đối với số tiền và tài sản này, cơ quan điều tra xác định, không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị can Thọ. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án vì nhận thấy, đây là số tiền bị can Hạnh phạm tội mà có.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ.
Về số tiền 400.000 USD và 300 triệu đồng đã nhận của bị can Hạnh, bị can Thọ khai, đã sử dụng để chi tiêu cá nhân. Về tổng số tiền hơn 1 triệu USD mà bị can Thọ đã nhận của bị can Hạnh (bao gồm khoản được tặng và khoản nhận hối lộ), bị can Thọ khai, gửi 440.000 USD tại nhà em trai. Quá trình điều tra, em trai bị can Thọ đã tự nguyện giao nộp lại cho cơ quan điều tra đã giữ hộ anh trai.
Đến nay, bị can Thọ và gia đình đã nộp 16,7 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Cơ quan tố tụng nhận thấy, bị can Thọ đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án.
Bị can Thọ cũng có thành tích xuất sắc trong công tác, được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Ngoài ra, bị cán Thọ còn được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của Ngân hàng Nhà nước...
Theo Viện KSND tối cao, bị can Thọ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS.
Ngoài bị can Thọ, nhiều bị can khác cũng tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. Bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) đã nộp 730 triệu đồng.
Bị can Đặng Công Khôi (cựu Cục Phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) đã nộp 20.000 USD (tương đương 499 triệu đồng). Bị can Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn) đã nộp 50.000 USD và 509 triệu đồng.
Bị can Lê Duy Minh (cựu Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh, cựu Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh) đã nộp 2,9 tỷ đồng. Bị can Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) đã nộp lại toàn bộ 120.000 USD (tương đương hơn 3 tỷ đồng) đã nhận hối lộ.
Bị can Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) đã nộp 105.000 USD. Bị can Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) đã nộp 100 triệu đồng.
Đối với các dấu hiệu sai phạm liên quan đến khoản vay của Công ty Xuyên Việt Oil tại Ngân hàng Chi nhánh Bến Tre và dấu hiệu sai phạm liên quan đến các khoản vay của Công ty Xuyên Việt Oil tại các ngân hàng khác, đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận định giá tài sản liên quan đến các khoản vay.
Ngày 30/8/2024, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tách rút hành vi, tài liệu liên quan về vấn đề này để tiếp tục điều tra, làm rõ theo thông báo thụ lý, phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Cấp dưới "rút lõi" khi được bà trùm Xuyên Việt Oil giao mang hàng trăm nghìn USD đi hối hộ Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil mà Viện KSND tối cao vừa truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ về tội "Nhận hối lộ", cáo trạng đã chỉ ra số tiền "bà trùm" Công ty Xuyên Việt Oil chỉ đạo mang đi hối lộ lại bị chính cấp dưới rút lõi....