Cấp dưới “rút lõi” khi được bà trùm Xuyên Việt Oil giao mang hàng trăm nghìn USD đi hối hộ
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil mà Viện KSND tối cao vừa truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ về tội “Nhận hối lộ”, cáo trạng đã chỉ ra số tiề.n “bà trùm” Công ty Xuyên Việt Oil chỉ đạo mang đi hối lộ lại bị chính cấp dưới rút lõi.
Theo cáo trạng, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) bị cáo buộc đã thực hiện các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá và tiề.n thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiề.n 1.463 tỷ đồng.
Bị can Hạnh được xác định, đã sử dụng hàng nghìn tỷ đồng để mua bất động sản, cho bạn bè vay mượn, chi tiêu cá nhân và đưa hối l.ộ hàn.g loạt cá nhân tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy Bến Tre…
Kết quả điều tra xác định, tháng 6/2021, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương cấp cho Công ty Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn. Do không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép, bị can Hạnh trao đổi và chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội) liên hệ và chuẩn bị tiề.n đưa hối lộ cho lãnh đạo Bộ Công thương để xin cấp lại giấy phép.
Thông qua bị can Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Hạnh liên lạc nhờ bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) giúp đỡ cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil. Khi đó, bị can Hải phụ trách Vụ Thị trường trong nước nên có thẩm quyền ký cấp giấy phép.
Nhận được lời nhờ, bị can Hải giới thiệu và yêu cầu bị can Hạnh liên hệ với bị can Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) để được hướng dẫn cụ thể. Bị can Hải đồng thời gọi điện cho bị can Tuấn chỉ đạo sớm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil.
Bị can Tuấn báo cáo lại việc này cho bị can Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và hai người thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của bị can Hải.
Video đang HOT
Ngày 17/6/2021, bị can Hạnh đưa 10.000 USD cho bị can Thắng và chỉ đạo “tặng” số tiề.n này cho bị can Tuấn. Tuy nhiên khi gặp nhau, bị can Thắng chỉ đưa 5.000 USD cho bị can Tuấn. Còn lại 5.000 USD được chuyển vào Quỹ Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội.
Sau đó, Công ty Xuyên Việt Oil nộp hồ sơ nhưng chưa được chấp thuận cấp lại giấy phép vì thiếu điều kiện cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối theo quy định.
Vì thế, bị can Hạnh liên hệ với bị can Tuấn nhờ giúp đỡ và hứa gửi chi phí cấp phép là 300.000 USD. Sau khi được bị can Tuấn tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục cấp phép, bị can Hạnh liên hệ mua 300.000 USD và đưa cho bị can Thắng để đi hối lộ nhằm giúp hồ sơ được thông qua.
Sau khi nhận tiề.n từ bị can Hạnh, bị can Thắng đến trụ sở Bộ Công thương (ở Hà Nội). Trên đường đi từ cổng vào khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, bị can Thắng kiểm tra túi tiề.n thấy có 300.000 USD nên lấy ra một cọc tiề.n 50.000 USD bỏ vào túi xách cá nhân của mình.
Khi đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, bị can Thắng được bị can Tuấn đưa vào phòng làm việc của bị can Đông. Tại đây, bị can Thắng nói: “Do dịch COVID, chị Hạnh không ra Hà Nội được nên gửi quà cho các anh”. Sau đó, bị can Thắng để túi đựng tiề.n sát bên chỗ ngồi của bị can Đông trên ghế sô pha.
Sau khi bị can Thắng ra về, tại phòng làm việc của mình, bị can Đông và bị can Tuấn chia nhau số tiề.n hối lộ 250.000 USD (tương đương hơn 5,6 tỷ đồng) thành hai phần. Trong đó, bị can Đông giữ lại 120.000 USD (tương đương hơn 2,7 tỷ đồng) và đưa cho bị can Tuấn 130.000 USD (tương đương hơn 2,9 tỷ đồng).
Ngoài ra, bị can Thắng còn một lần hối lộ bị can Tuấn 10.000 USD khi Tuấn được phân công làm Trưởng đoàn đi kiểm tra điều kiện cấp phép cho Công ty Xuyên Việt Oil. Và lần đó, bị can Tuấn đã ký biên bản giúp Công ty Xuyên Việt Oil được cấp phép kinh doanh xăng dầu.
Trong vụ án này, bị can Tuấn bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” với số tiề.n 5,9 tỷ đồng. Bị can Tuấn còn đồng phạm với bị can Đông nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và trực tiếp nhận hối lộ 339 triệu đồng. Qua đó, bị can Tuấn đã hưởng lợi bất hợp pháp 3,2 tỷ đồng.
Bị can Đông cũng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” do đồng phạm với bị can Tuấn nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và hưởng lợi cá nhân bất hợp pháp 2,7 tỷ đồng. Bị can Thắng bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” với vai trò giúp sức cho bị can Hạnh với tổng số tiề.n đưa hối lộ hơn 7 tỷ đồng
Bộ gậy golf hơn 1 tỷ đồng trùm xăng dầu tặng ông Lê Đức Thọ có gì mà giá đắt đỏ?
Ngoài chiếc đồng đắt tiề.n Patek Philippe, ông Lê Đức Thọ còn được bà "trùm xăng dầu" tặng 1 bộ gậy golf trị giá 1,1 tỷ đồng.
Bộ gậy golf này chỉ dành cho giới thượng lưu.
Theo thông tin của cơ quan điều tra, đầu năm 2022, bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil, tặng cho ông Lê Đức Thọ 1 bộ gậy golf nhãn hiệu Honma trị giá 1,1 tỷ đồng.
Golf vẫn được nhắc đến là môn thể thao chỉ dành cho người giàu. Để thỏa mãn đam mê, các Golfer sẵn sàng chi tiề.n để đầu tư những bộ gậy. Thị trường gậy chơi golf cũng đa dạng có giá từ vài trăm triệu lên tới hàng tỷ đồng.
Những người chơi golf không quá xa lạ với thương hiệu Honma, nhà sản xuất gậy golf nổi tiếng của Nhật Bản.
Khảo sát trên một website bán gậy golf, Honma là thương hiệu đến từ Nhật Bản. Các bộ gậy golf của hãng này đang có giá từ 1,1-1,5 tỷ đồng.
Đang có giá 1,1 tỷ đồng là bộ gậy golf fullset Honma New Beres B07 5 sao. Theo quảng cáo, bộ gậy này sở hữu những tiêu chuẩn hoàn hảo nhất từ thương hiệu Honma. Đây cũng là 1 trong 10 mẫu gậy golf đắt nhất thế giới hiện nay. Dòng gậy này được hãng mạ vàng 24k kết hợp hài hòa cùng với những mảng màu trắng, xám, đen.
Giá bộ gậy Golf. Ảnh chụp màn hình
Giá của bộ gậy golf Honma Beres 2020 5 sao Fullset lên đến 1,5 tỷ đồng. Được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, bộ gậy này bao gồm 14 gậy và 1 túi gậy Honma, với màu sắc chủ đạo là màu đen và họa tiết hoa anh đào.
Dòng gậy Honma Beres được cho ra mắt thị trường lần đầu tiên vào năm 2005. Cho tới nay, chúng vẫn được các chuyên gia đán.h giá là dòng gậy golf cao cấp nhất của hãng.
Gậy đán.h golf Honma hiện có giá đắt nhất trên thị trường và chỉ dành cho một nhóm khách hàng đặc biệt. Một bộ gậy Beres đầy đủ có giá bán lẻ hơn 60.000 USD.
Không chỉ tên tuổ.i khiến những cây gậy này trở nên có giá đắt, Honma sử dụng các vật liệu đắt tiề.n như sợi carbon, vàng và thậm chí là bạch kim. Các sản phẩm được sản xuất bởi bàn tay của những người thợ có tay nghề cao nhất thế giới. Họ là những người thợ thủ công Takumi. Họ sử dụng chất liệu tốt nhất để tạo nên một chiếc gậy golf hoàn chỉnh.
Gậy golf Honma Beres B07 2020 5 sao. Ảnh: Honma
Đây là một trong số ít hãng tự sản xuất cán gậy và lắp ráp toàn bộ gậy, từ khâu hình thành ý tưởng đến thử nghiệm, thực tế. 100 thợ thủ công xử lý từng chiếc gậy trong quy trình sản xuất gồm 156 bước. Tất cả các gậy cũng trải qua quá trình kiểm tra bằng mắt người cuối cùng trước khi xuất xưởng.
Một trong những triết lý chính mà Honma tuân thủ là xây dựng hiệu suất và công nghệ xung quanh tính thẩm mỹ. Họ tin rằng trước tiên khách hàng phải thích những gì họ đang nhìn xuống. Chủ nhân của những bộ gậy này thường chơi golf rất nhiều năm, thuộc giới "tinh hoa".
Phần lớn, hãng chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Muốn sở hữu một bộ gậy của Honma, golfer phải xếp hàng chờ đợi khá lâu.
Những cây gậy đán.h golf đắt nhất thế giới phù hợp với giới thượng lưu đi máy bay riêng. Ảnh: Forbes
Gậy golf của Honma là sản phẩm yêu thích của nhiều người nổi tiếng như Donald Trump, Danny DeVito, Jack Nicholson và Marc Anthony...
Ngoài ra, các nhà vô địch LPGA Major Shanshan Feng và So-Yeon Ryu, Patrick Reed và Paul Casey,... đều sử dụng gậy đán.h golf Honma.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương nhận hối lộ 1 đồng hồ Patek Philippe Do Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để được cấp giấy phép nên Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil đã đưa hối lộ cho Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (TTTN), Bộ Công thương 400 triệu đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe. Trong vụ án...