Cứu bé trai nuốt dị vật bằng kim loại vừa to, vừa sắt nhọn
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh hạn chế cho các bé chơi những đồ chơi nhỏ như hòn bi, đồng xu, hạt nhựa, kim băng, các vật nhỏ sắt nhọn… vì các bé hiếu động rất dễ nuốt các vật này.
BV cung cấp
Ngày 27.9, Trung tâm Nội soi Bệnh viện đa khoa Xuyên Á – Vĩnh Long cho biết trung tâm này đã thực hiện nội soi cấp cứu gắp dị vật bằng kim loại có cạnh sắt nhọn ra khỏi thực quản của bé trai V.H.D (4 tuổi, ngụ H.Long Hồ, Vĩnh Long) khỏi tình trạng nguy hiểm.
Trước đó, khi bé đang chơi, người nhà phát hiện bé chạy đi nôn ói, kiểm tra thấy trong dịch ói có lẫn máu. Ngay lập tức người nhà đưa bé vào cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi tiếp nhận cấp cứu và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ xác định có dị vật mắc ở vị trí vùng cổ của bé.
Video đang HOT
Ngay lập tức, bé được chuyển đến Trung tâm Nội soi để được thực hiện nội soi cấp cứu có tiền mê.
Các bác sĩ nhanh chóng kiểm tra thấy dị vật là kim loại hình tròn khoảng 20 mm, ở giữa có trục và kim loại nhô ra ngoài sắt nhọn khoảng 10 mm (ảnh) cắm vào 1/3 thực quản trên của bé trai.
Sau khi thực hiện nội soi, sức khỏe của bé trai tốt và có thể xuất viện trong nay mai.
Qua sự việc này, các bác sĩ Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cẩn thận, hạn chế cho các bé chơi những dạng đồ chơi nhỏ như hòn bi, đồng xu, hạt nhựa, kim băng, các vật nhỏ sắt nhọn… vì các bé hiếu động rất dễ nuốt các vật này. Dị vật có thể rơi vào đường ăn, đường thở, có thể gây áp xe, nhiễm trùng đường tiêu hóa, hoặc gây ho sặc, tím tái, ngưng thở dẫn đến tử vong.
Theo Thanh niên
Tay bé gái biến dạng vì chiếc nịt cao su
Cô bé Nguyệt Nguyệt, 3 tuổi, ở Trung Quốc, vừa được phẫu thuật lấy bỏ chiếc nịt cao su đã ăn sâu vào da.
Theo Sohu, cô bé Nguyệt Nguyệt ngụ tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, sống cùng ông bà nội trong khi bố mẹ đi làm xa ít về nhà. Cuối năm 2018, cô bé thường hay kêu đau tay nhưng ông bà không để ý vì trên tay của cháu chỉ là chiếc nịt cao su nhỏ. Tuy nhiên, vị trí chiếc nịt đó ngày càng sưng to và ăn vào tổ chức da, làm cô bé đau nhức trong nhiều ngày.
Chiếc nịt cao su ăn vào tay bé gái 3 tuổi. Ảnh: Sohu.
Sau khi đưa cháu đến bệnh viện, bác sĩ đã chỉ định mổ cho cô bé ngay lập tức. Trải qua hơn 2 giờ đồng hồ phẫu thuật, chiếc nịt cao su được lấy ra khỏi tay cô bé. Bệnh nhi đã hồi phục nhưng trên tay để lại một vết sẹo vòng khá lớn.
Bác sĩ cho biết thêm để chiếc nịt ăn sâu vào tổ chức da, nếu không phát hiện ra, nó sẽ làm các tổ chức da và mô xung quanh bị viêm, giảm tuần hoàn đầu chi và lâu dần dẫn đến hoại tử. Nếu tình huống này xảy ra, việc cắt chi để bảo toàn các bộ phận khác là khó tránh khỏi.
Để tránh cho trẻ không gặp nguy hiểm, cha mẹ ông bà cần lưu ý khi chăm sóc con:
- Không mặc áo liền mũ có dây rút cho trẻ: Trẻ nhỏ thường hiếu động, chiếc dây rút của chiếc mũ có thể trở thành hung khí gây nguy hiểm cho bé. Năm 2011, một cậu bé 3 tuổi người Thượng Nhiêu, Giang Tây, Trung Quốc tử vong khi chơi cầu trượt. Nguyên nhân chính là chiếc dây rút của mũ mắc vào lan can, khi bé vùng vẫy chiếc dây rút càng chặt hơn dẫn đến tắc thở.
- Không mặc những chiếc quần áo có thể gây nguy hại cho trẻ: Những màu sắc sặc sỡ trên quần áo trẻ em đôi khi lại là hung thủ gây ra một số bệnh về da. Thông thường, thuốc nhuộm chứa các chất hóa học như Fomaldehyd, thuốc nhuộm Azo... khi tiếp xúc lâu với làn da còn nhạy cảm của các bé có thể dẫn đến dị ứng, các bệnh về da.
- Không mặc quần áo trang trí những đồ kim loại đinh tán, phụ kiện sắc nhọn: Trẻ nhỏ thường ăn và nuốt những gì có thể cầm được và cho vào miệng nên những vật dụng này thường là đối tượng các bé nuốt xuống bụng. Thông thường, dị vật sẽ được đại tiện ra ngoài nhưng cũng có trường hợp gây thủng ruột, dạ dày.
- Không mua giày có gót quá cao cho các bé: Bàn chân trẻ đang trong quá trình phát triển nên yêu cầu về giày dép cũng đáng được chú ý. Đế giày, dép không cao quá 0,5-1 cm, gót giày, dép cao từ 0,5-1,5 cm. Chiều cao này là phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ.
Theo Zing
Những thứ bạn cần có trong tủ thuốc tại nhà Băng gạc và bông vẫn chưa đủ cho một tủ thuốc tại nhà. Bạn cần biết những vật cơ bản cần có trong tủ thuốc để phòng những trường hợp cần thiết. Băng, gạc: Hộp thuốc sơ cứu của bạn cần có những miếng băng, gạc vô trùng. Đây là các vật dụng không thể thiếu khi sơ cứu các vết thương hở...