Cương dương vào buổi sáng sẽ ít có nguy cơ tử vong vì đau tim, đột quỵ
Các bằng chứng nghiên cứu mới đây cho thấy nam giới cương dương khi vừa thức dậy vào buổi sáng sẽ ít nguy cơ tử vong vì đau tim, đột quỵ. Vì cương dương là dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu tốt.
Nghiên cứu được thực hiện trên 1.800 người đàn ông ở Bỉ. Các nhà khoa học tại Trường Katholieke Universiteit Leuven (Bỉ) muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa tần suất cương dương vào buổi sáng khi vừa thức dậy với nguy cơ tử vong vì đau tim, đột quỵ, theo trang tin Daily Mail (Anh).
Các kết quả phân tích cho thấy những người đàn ông thường xuyên cương dương vào buổi sáng sẽ có nguy cơ tử vong vì các bệnh được xem là “kẻ giết người thầm lặng” như đau tim hay đột quỵ thấp hơn 22% so với bình thường.
Nam giới cương dương được khi vừa thức dậy vào buổi sáng là dấu hiệu cho thấy hệ thống tuần hoàn máu đang hoạt động tốt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các tác giả nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là cương dương vào buổi sáng biểu hiện sức khỏe tuần hoàn máu tốt ở nam giới. “Rối loạn cương dương và không cưng dương được vào buổi sáng có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong ở nam giới”, tiến sĩ Leen Antonio, chuyên gia nội tiết và là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Không thể cương dương vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho thấy động mạch của nam giới hoạt động không bình thường. Điều này có nghĩa sẽ tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ trong vòng 3 đến 5 năm nữa. Nguy cơ này vẫn hiện hữu với nam giới đang độc thân hay đã có gia đình.
Video đang HOT
Trên thực tế, nam giới thường cương dương không chỉ vào buổi sáng khi thức dậy mà còn cả khi đang ngủ vào ban đêm. Cương dương cũng thường xảy ra khi nam giới rơi vào giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Về cơ bản, đây là giai đoạn giấc ngủ mà chúng ta thường hay mơ.
Mỗi đêm, chúng ta có thể có đến 5 lần đi qua giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Do đó, nam giới cũng có thể có đến 5 lần cương dương khi đang ngủ.
Một số nghiên cứu cho thấy nam giới cũng có thể cương dương dù không ở trong giai đoạn giấc ngủ REM, đặc biệt với người lớn tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được lý giải, theo Daily Mail.
Xét nghiệm máu mới có thể dự đoán tiểu đường gần 20 năm trước khi phát bệnh
Bệnh tiểu đường có thể gây đau tim, suy tim, đột quỵ, suy thận và hôn mê. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và kiểm soát - nghĩa là mức đường huyết cao hoặc thấp nghiêm trọng, nó có thể gây ra tác hại cho cơ thể, từ tim, não, thận, chân, mắt, răng, tai, đến hệ thần kinh và cả chức năng sinh sản.
Bệnh tiểu đường có thể gây đau tim, suy tim, đột quỵ, suy thận và hôn mê. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người mắc bệnh tiểu đường, theo Cleveland Clinic.
Xét nghiệm máu mới có thể dự đoán bệnh tiểu đường gần 20 năm trước khi phát bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh trước khi xuất hiện các triệu chứng có thể giúp giảm thiểu các biến chứng.
Một nghiên cứu gần đây do Đại học Lund của Thụy Điển dẫn đầu đã xác định một loại protein trong máu có thể dự đoán bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 19 năm trước khi bệnh khởi phát, theo Hindustan Times.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
"Chúng tôi phát hiện ra rằng mức độ cao hơn của protein follistatin lưu thông trong máu có thể dự đoán bệnh tiểu đường loại 2 sớm đến 19 năm trước khi bệnh khởi phát, bất kể các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, chỉ số khối cơ thể (BMI), đường huyết lúc đói, tiến sĩ Yang De Marinis, Phó giáo sư tại Đại học Lund và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu đã theo dõi 5.318 người trong suốt 4 đến 19 năm ở hai địa điểm khác nhau ở Thụy Điển và Phần Lan.
Follistatin là một loại protein chủ yếu được tiết ra từ gan và tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa. Nghiên cứu đã điều tra những gì sẽ xảy ra với cơ thể khi follistatin trong máu trở nên quá cao.
Sử dụng dữ liệu lâm sàng từ nghiên cứu về bệnh tiểu đường của Đức, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng follistatin thúc đẩy sự phân hủy chất béo từ mô mỡ, dẫn đến tăng tích tụ lipid trong gan. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường loại 2, theo Hindustan Times.
Để tìm hiểu điều gì điều chỉnh mức follistatin trong máu, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu liên kết toàn bộ gien trên 5.124 người từ Thụy Điển, Anh và Ý, phát hiện ra rằng mức follistatin được điều chỉnh di truyền bởi protein điều hòa glucokinase - một loại enzyme trong gan xúc tác việc chuyển hóa đường glucose.
Mức độ cao hơn của một loại protein lưu thông trong máu có thể dự đoán rất sớm bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Yang De Marinis cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy follistatin có tiềm năng trở thành một dấu ấn sinh học quan trọng để dự đoán bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai, và nó giúp làm sáng tỏ về các cơ chế đằng sau căn bệnh này".
Bước tiếp theo là đưa các kết quả vào sử dụng trong lâm sàng. Dụng cụ chẩn đoán dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng follistatin làm dấu ấn sinh học cho bệnh tiểu đường loại 2 đang được phát triển thông qua công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Lundoch Diagnostics, nơi tiến sĩ Yang De Marinis làm giám đốc điều hành. Sau đó sẽ xin cấp bằng sáng chế cho dụng cụ này và đưa vào sản xuất thương mại trên các thị trường toàn cầu.
Dụng cụ này là một xét nghiệm máu đơn giản, có thể cung cấp cho bệnh nhân điểm số rủi ro để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
Tiến sĩ Yang De Marinis kết luận: "Khám phá này mang đến cơ hội để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu này", theo Hindustan Times.
Bất ngờ với 2 loại rau giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch vào năm 2019, chiếm gần 1/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Trong số những ca tử vong này, 85% là do đau tim và đột quỵ. Trước...