Cuốn nhật ký thám hiểm nằm trong băng đá Nam Cực suốt 100 năm
Một trong những đ oàn thám hiểm đầu tiên đặt chân tới Nam Cực đã phải gánh chịu một kết cục bi thảm khi cả đoàn 5 người ra đi, không ai sống sót trở về. Mới đây, cuốn nhật ký hành trình của chuyến đi thảm kịch đó đã được tìm thấy trong băng đá.
Một cuốn sổ nhật trình bao gồm cả những bức ảnh, được thực hiện trong cuộc hành trình thám hiểm Nam Cực do Robert Scott (một nhà thám hiểm người Anh) dẫn đầu, đã được tìm thấy sau một thế kỷ nằm trong băng đá.
Cuốn sổ này thuộc về nhà thám hiểm George Murray Levick – một thành viên trong đoàn. Người ta đã tìm thấy cuốn sổ gần nơi đoàn thám hiểm của Robert Scott từng lưu lại hồi năm 1911. Cuốn sổ đã được tìm thấy hồi năm ngoái khi tảng băng “đông lạnh” cuốn sổ suốt hơn 100 năm qua bất ngờ tan chảy.
Chuyến hành trình lên Nam Cực của đoàn thám hiểm do Robert Falcon Scott dẫn đầu cùng sự ra đi của cả đoàn vẫn luôn là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất trong lịch sử các nhà thám hiểm dũng cảm người Anh.
Chuyến hành trình của đoàn Robert Scott kéo dài từ năm 1910-1913. Đây là một trong những chuyến đi đầu tiên lên Nam Cực của loài người. Khi kết thúc cuộc hành trình, người dẫn đầu đoàn – nhà thám hiểm Robert Falcon Scott – và 4 thành viên còn lại đã không vượt qua nổi sự khắc nghiệt, họ đã chết trên đường trở về.
Video đang HOT
Những chữ viết trong cuốn sổ đến giờ vẫn có thể đọc được, chỉ có bìa sách là đã bị rã ra sau hơn một thế kỷ nằm trong băng đá và bị độ ẩm làm mủn dần.
Giờ đây, cuốn sổ được bảo quản kỹ lưỡng và sau đó sẽ được đưa trở lại Nam Cực, nơi một tổ chức đang hoạt động tích cực để tìm kiếm và bảo quản những hiện vật còn sót lại từ chuyến hành trình bi thảm của đoàn.
Đoàn thám hiểm của Robert Scott đặt chân tới Nam Cực vào ngày 17/1/1912 với hy vọng sẽ trở thành đoàn thám hiểm đầu tiên trong lịch sử loài người lên tới Nam Cực, nhưng họ đã bất ngờ phát hiện ra rằng đoàn của một nhà thám hiểm người Na Uy có tên Roald Amundsen đã đến đây trước họ một tháng.
Scott và đoàn của mình trở về nhưng đã không vượt qua nổi điều kiện thời tiết giá lạnh khắc nghiệt và sự thiếu lương thực trầm trọng. Vì vậy, cuối cùng cả đoàn đã chết vì kiệt sức.
Một bức ảnh chân dung của nhà thám hiểm George Murray Levick – một thành viên trong đoàn, tác giả của cuốn sổ vừa được tìm thấy. Trong ảnh, George đang hút thuốc và đọc sách trên giường ngủ của mình trong căn lều dựng tạm ở Nam Cực.
Dân trí
Theo_Thể Thao Việt Nam
100 năm nữa Trái Đất có thể bị đảo ngược Bắc Cực Nam Cực
Từ trường Trái Đất có thể duy trì cường độ trong khoảng một triệu năm rồi suy yếu trước khi đảo ngược hướng.
RT ngày 20/10 đưa tin cho biết, một phát hiện gần đây cho thấy sự đảo ngược từ trường của Trái Đất đã xảy ra nhanh hơn nhiều so với các tính toán trước đó và cực Bắc và cực Nam có thể hoán đổi vị trí cho nhau trong vòng chưa đầy một thế kỷ nữa.
Từ trường Trái Đất có thể duy trì cường độ trong khoảng một triệu năm rồi suy yếu trước khi đảo ngược hướng.
Các nhà khoa học tin rằng, quá trình đảo ngược này có thể đã từng xảy ra hàng ngàn năm trước và có thể lặp lại trong tương lai chưa xác định.
Các nhà khoa học tin rằng, quá trình đảo ngược này có thể đã từng xảy ra hàng ngàn năm trước và có thể lặp lại trong tương lai chưa xác định.
Theo phát hiện mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học California Berkeley, Trái Đất đã từng bị đảo ngược từ trường vào khoảng 786.000 năm trước. Hiện quá trình đảo ngược từ trường của Trái Đất đang xảy ra rất nhanh và có thể sẽ diễn ra trong chưa đầy một trăm năm nữa.
Kết luận này được đưa ra dựa trên nghiên cứu một lớp trầm tích trong hồ cổ ở lưu vực Sulmona, phía đông nam thành Rome nước Ý. Các lớp trầm tích gồm có các khoáng chất nhạy cảm với từ tính, có thể giúp lưu lại dấu vết thay đổi của từ trường Trái Đất.
Trong khi các nhà khoa học đảm bảo rằng sự đảo chiều từ trường sẽ không gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Nhưng số khác cho rằng nó có thể tàn phá lưới điện hoặc thậm chí là nhiều tác động nghiêm trọng hơn.
Từ trường giúp bảo vệ Trái Đất khỏi các tia có hại của vũ trụ và gió mặt trời. Một khi nó suy yếu trước khi bị đảo ngược, nó có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư, các nhà khoa học cho biết.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng họ chưa thể đánh giá chính xác thời điểm đợt đảo ngược từ trường tiếp theo sẽ diễn ra là khi nào và tác động của nó vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Theo Giáo Dục
Cận cảnh con mực khổng lồ nặng tới 350kg ở New Zealand Ngày 16/9, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ở New Zealand đã tiến hành mổ con mực khổng lồ nặng 350kg, được các ngư dân nước này bắt vài tháng trước đó. Con mực khổng lồ được tìm thấy Con mực được tìm thấy ở độ sâu khoảng 1.800m dưới đáy vùng biển ngoài khơi bờ biển Ross tại...