Cuộc sống kỳ lạ của cô gái sinh ra không có khứu giác
Căn bệnh lạ khiến cô Gabriella Sanders ở Anh không có khứu giác. Cô bị mất hoàn toàn khứu giác ngay từ khi sinh ra, khiến cô chưa bao giờ ngửi được bất kỳ thứ gì. Ngoài ra, cô cũng không nếm được thức ăn có vị gì.
Căn bệnh lạ khiến cô Gabriella Sanders ở Anh bị mất khứu giác ngay từ khi sinh ra – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Gabriella (22 tuổi) bị rối loạn khứu giác bẩm sinh nhưng không hề biết mình mắc bệnh này. Từ lúc sinh ra, cô đã không thể ngửi được mùi gì. Cô Gabriella chỉ biết mình có vấn đề sau khi tham gia một sự kiện ở trường, theo India Times.
Sự kiện này yêu cầu những học sinh tham gia phải gọi tên những mùi khác nhau sau khi được cho ngửi. Cô Gabriella đã bị bối rối vì không biết điều gì đang xảy ra. Trong thế giới của cô hoàn toàn không có mùi.
Video đang HOT
Không những vậy, căn bệnh lạ còn ảnh hưởng đến vị giác của Gabriella. “Tôi không biết thức ăn có vị gì. Tôi không thể cảm nhận được thức uống có vị nóng hay bất cứ món gì có vị ngọt hay cay”, cô Gabriella chia sẻ.
“Tôi chưa bao giờ ngửi được bất kỳ mùi gì. Điều đó thật kỳ lạ vì tiền sử gia đình tôi không có ai mắc chứng này”, cô nói thêm.
Gabriella tin rằng căn bệnh kỳ quái này phải có tính di truyền. Khi trưởng thành, việc không thể ngửi được bất kỳ mùi gì khiến cô gái trẻ rất sợ cháy nhà. Vì nếu không may có thứ gì âm thầm bốc cháy thì cô không thể ngửi được mùi khét. Việc này có thể dẫn đến đám cháy lớn và gây nguy hiểm cho cô.
“Tôi nhớ có một lần khi tôi đang nấu ăn ở nhà. Mẹ tôi trở về và nói cả nhà nghe nồng nặc mùi như khí gas. Điều này thực sự đáng sợ”, cô Gabriella kể lại.
Một điều bất tiện khác là Gabriella không thể biết liệu cơ thể mình có đang hôi hay không. Do đó, Gabriella thường nói với bạn bè và người thân là hãy nói cho cô biết nếu cơ thể cô bốc mùi.
Gabriella từng sử dụng nhiều loại xà phòng và sữa tắm nhưng cô chưa bao giờ thích thú chúng vì không thể ngửi được mùi thơm.
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tại Đại học East Anglia (Anh) phát hiện mất khứu giác sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Chẳng hạn, người mất khứu giác sẽ không thể ngửi thấy mùi hấp dẫn của món ăn, khiến họ trở nên chán ăn và bị sụt cân. Họ cũng không còn hứng thú, thậm chí né tránh việc nấu ăn cho gia đình vì không thể ngửi được mùi thức ăn có thể nấu ra những món tệ, theo India Times .
Em bé bị thoát vị hoành bẩm sinh
Bé sinh non ở 36 tuần thai, bị suy hô hấp do thoát vị hoành bẩm sinh, nguy cơ tử vong nếu không phẫu thuật sớm.
Mẹ bé, 38 tuổi, dự sinh ngày 20/3, tuy nhiên mang thai đến 24 tuần thì siêu âm phát hiện thai nhi thoát vị hoành, ngôi ngược. Chị vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh ngày 25/2, vỡ ối sớm, cơn co tử cung xuất hiện ít, tim thai 149 lần một phút, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu. Bé gái chào đời nặng 2,2 kg, không khóc, suy hô hấp, phải đặt ống nội khí quản.
Một ngày sau, bé trở nặng, phải mổ cấp cứu. Sau một tiếng phẫu thuật, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, theo dõi hậu phẫu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cho biết thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh, thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách.
Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường gặp với tỷ lệ 1/12.500 trẻ mới sinh ra, tỷ lệ tử vong 30 đến 50%. Trẻ có triệu chứng suy hô hấp ngay sau sinh, khó thở, tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng...
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ mang thai tháng 5 trở đi nên siêu âm, sớm phát hiện bệnh lý để phẫu thuật sớm sau sinh. Nếu không chẩn đoán và can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao.
Kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi một ngày tuổi bị thoát vị hoành bẩm sinh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Làm gì khi bị tinh hoàn ẩn? Theo thư của mô tả thì rất có thể bé nhà bạn bị mắc chứng tinh hoàn ẩn. Đây là những trường hợp tinh hoàn không thể di chuyển vào bìu dái sau khi trẻ em được sinh ra. Ảnh minh họa Con tôi từ lúc sinh ra đến nay cháu chỉ có tinh hoàn bên phải, còn bên trái thì không có....