Cuộc sống khó khăn của công nhân ở trọ và nỗi lo chi tiêu đầu năm học
Với đồng lương eo hẹp nhưng chi phí nhiều thứ đắt đỏ, việc chi tiêu cho con vào mỗi đầu năm học khiến không ít công nhân vô cùng chật vật.
Nhiều học sinh là con công nhân ở nơi khác về học tại Trường Tiểu học Quảng Hưng.
“Sấp ngửa” lo tiền cho con đến trường
Là mẹ đơn thân ở tuổi 27, nuôi hai đứa con nhỏ, chị Nguyễn H.P. (quê Tĩnh Gia), công nhân trong Khu công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) vô cùng lo lắng khi cùng lúc phải lo tiền học cho cả hai con.
Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, chị cho đứa lớn lên ở cùng mình để đi học, còn đứa nhỏ gửi ở quê. Thế nhưng, sau dịch, mọi thứ trở nên khó khăn, đồng lương bị giảm xuống, dù thương con, chị vẫn buộc phải gửi về quê nhờ cậy ông bà ngoại.
Gửi con ở quê nhưng chị Phượng phải lo mọi chi phí ăn uống và tiền học cho các con do bố mẹ chị cũng già yếu. “Đầu năm chưa nói đến các khoản đóng góp mà ngay việc mua sách vở, quần áo đồng phục cho các con cũng mất một khoản. Khoản tiền đó, tôi cũng phải đi vay gửi về, tới đây còn đóng học phí rồi những khoản khác nữa không biết phải xoay xở ra sao. Đồng lương eo hẹp nên chi phí cho thuê trọ, ăn uống, xăng xe cũng đã gần hết”, chị Phượng ngậm ngùi.
Đồng lương công nhân eo hẹp nhưng họ phải lo đủ thứ trong đó có nỗi lo tiền đóng học hàng tháng cho các con.
Chị P. cho biết, mỗi tháng lương hiện nay của chị được khoảng 6 – 7 triệu đồng, nộp tiền học bán trú cho con; ngoài ra còn chi phí thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sinh hoạt… Đôi khi có việc phát sinh là chật vật vay mượn khắp nơi.
Video đang HOT
“Năm học nào cũng cứ vay trước rồi lại tích cóp, tằn tiện trả sau. Nhiều khi nghĩ tủi thân, không cho con đi học thì sau này chúng lại khổ như mình nên cũng cứ phải cố gắng mà cho con được theo con chữ”, nữ công nhân này tâm sự.
Cũng giống như chị P., anh Tống Văn Thành (quê ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cùng vợ là công nhân ở Khu Công nghiệp Lễ Môn cũng phải gửi một con nhỏ cho ông bà ở quê.
Trong căn phòng chật chội vỏn vẹn 15m2, vợ chồng anh Thành và một con nhỏ năm nay học lớp 1. Anh cho biết, chưa được nhà trường thông báo những khoản thu nhưng ngay đầu năm đã phải sắm một số đồ dùng, sách vở cho con rồi đóng tiền ăn hàng tháng.
“Các khoản chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ, lo nhất là những khoản đóng góp trong thời gian tới, cả hai đứa đi học cũng ngót cả tháng lương của một trong hai vợ chồng”, anh Thành nói.
Cũng theo anh Thành, dù có dịch vụ xe đưa đón nhưng anh không dám đăng ký vì đỡ được khoản nào hay khoản đó. “Những hôm hai vợ chồng cùng tăng ca đến tối muộn, tôi phải xin phép công ty tranh thủ về đón con. Đây chỉ là cách giải quyết mang tính tạm thời, về lâu dài thì không ổn”, anh Thành nói.
Những đứa trẻ được bố mẹ cho lên ở cùng khu trọ để tiện chăm sóc.
Theo ghi nhận tại nhiều xóm trọ quanh các khu công nghiệp đóng trên địa bàn TP.Thanh Hóa, hầu hết công nhân có con nhỏ đang thuê trọ phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả. Khó khăn từ việc đưa đón con đi học, đến các chi phí sinh hoạt, mua sắm đồ dùng tăng cao, thiếu không gian cho trẻ học tập, vui đùa… Để các con có điều kiện tốt nhất, họ đang phải “gồng mình” để sắp xếp, lo toan và tính toán. Thậm chí, nhiều gia đình đã phải lựa chọn phương án, gửi con về quê nhờ người thân chăm sóc.
Cho nợ tiền ăn, miễn giảm nhiều khoản đóng góp
Cô giáo Hoàng Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Hưng cho biết, do trường được xây dựng ngay gần khu công nghiệp Lễ Môn nên số học sinh là con công nhân ở các nơi về đây xin học khá đông.
“Hầu hết các em đều có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ còn đang phải thuê nhà trọ. Nhiều gia đình, 2 con, thậm chí 3 đứa con đều theo lên ở cùng bố mẹ và đi học ở đây nên gánh nặng đối với phụ huynh là rất lớn. Hiểu được hoàn cảnh của các em nên nhà trường luôn có những ưu ái dành riêng cho các đối tượng học sinh này. Cụ thể là miễn giảm một số khoản đóng góp cho gia đình công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, cô Hương chia sẻ.
Cô Hương cũng cho biết, tình trạng học sinh là con công nhân chậm đóng tiền ăn bán trú năm nào cũng diễn ra, có học sinh chậm vài ba tháng là bình thường. Nhiều trường hợp, bản thân hiệu trưởng phải bỏ tiền túi để hỗ trợ.
Nhộn nhịp 'Siêu thị đồng phục 0 đồng' tại trường học Hà Nội
Trong lúc nhiều gia đình kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì những bộ đồng phục đến từ Siêu thị 0 đồng trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Hà Nội là món quà rất thực tế, ý nghĩa.
Siêu thị đồng phục 0 đồng của trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, Ba Đình hoạt động hàng ngày vào giờ tan học
Tận dụng khoảng không gian nhỏ tại sân trường, ngay trước khu vực thư viện trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, những ngăn quần áo đồng phục "0 đồng" sẵn sàng phục vụ nhu cầu của học sinh không có điều kiện kinh tế để mua sắm đầu năm học.
Mỗi ngày, "Siêu thị 0 đồng" này lại mở cửa 30 phút vào giờ tan học để các bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh có thể lựa chọn những bộ đồng phục vừa vặn với các em. Quan sát siêu thị đặc biệt này, có thể thấy "mặt hàng" đặc biệt này khá đa dạng. Không chỉ có đồng phục mùa hè mà có cả đồng phục mùa đông, áo khoác, đồng phục thể dục... có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều học sinh.
Siêu thị đồng phục mới chỉ mở cửa phục vụ khoảng 2 tuần nay tại trường tiểu học Nguyễn Tri Phương nhưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của cả người muốn đóng góp lẫn người thụ hưởng.
Cô giáo Tổng phụ trách Nguyễn Thị Hồng Hà cho biết, toàn trường đã thu được khoảng gần 1.000 chiếc áo, quần đồng phục còn sử dụng tốt, làm sạch và được chính các bạn trong Ban Chỉ huy Liên đội sắp xếp, treo lên giá và giới thiệu cách thức nhận đồng phục 0 đồng tới học sinh toàn trường.
"Cụ thể, tính đến nay, chúng tôi đã nhận được 159 bộ sơ mi cộc tay, 114 bộ thể dục cộc tay, 226 bộ sơ mi dài tay 112 bộ thể dục dài tay, 56 chiếc áo sơ mi cộc tay, 78 chiếc áo sơ mi dài tay, 52 chiếc quần dài, 36 chiếc quần soóc, 112 chiếc áo khoác... Con số này vẫn tiếp tục được cập nhật, vì còn nhiều bạn học sinh vẫn tiếp tục gửi tặng đồng phục, cả những học sinh lớp 5 vừa lên lớp 6 cũng rất hào hứng với mô hình này"- cô Hồng Hà cho biết.
Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết, mô hình Siêu thị đồng phục 0 đồng của trường góp phần giải quyết những vấn đề thiết thực của những gia đình còn khó khăn
Cô Phạm Minh Thảo, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết qua tìm hiểu thực tế, dù ở giữa nội thành nhưng nhà trường vẫn có rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.
Đặc biệt từ tháng 10-2022, học sinh của trường sẽ đi học nhờ tại 3 điểm khác trong thời gian xây dựng trường, do vậy để nhận diện và đảm bảo an toàn cho học sinh, các em phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần.
"Tuy nhiên, việc không ít gia đình không có khả năng tài chính để mua đủ quần áo đồng phục cho con mặc đến trường cả tuần khiến nhà trường băn khoăn và đã đưa ra nhiều phương án. Việc đăng ký trực tiếp trên lớp những bạn cần đồng phục không nhận được nhiều phản hồi, trong khi đó mô hình "Siêu thị đồng phục 0 đồng" lại mang lại hiệu quả bất ngờ khi cả người cho và người nhận đều thấy thoải mái và ủng hộ" - cô Thảo chia sẻ.
Em Nguyễn Khánh Tâm, học sinh lớp 5A cho biết em đã nhận được 3 bộ đồng phục từ "Siêu thị đồng phục 0 đồng". Các bộ đồng phục đều còn rất mới, được giặt là thơm tho, phẳng phiu.
"Em cảm thấy rất vui vì các bạn và các thầy cô đã tặng cho em những bộ đồng phục đẹp như mới để em tự tin đến trường. Ngoài đồng phục, em còn được các bạn tặng cặp sách, hộp bút, hộp màu..." - Nguyễn Khánh Tâm chia sẻ. Tâm chỉ là một trong không ít học sinh của trường tiểu học Nguyễn Tri Phương có hoàn cảnh gia đình không dư giả về kinh tế. Bố mẹ Tâm đều làm nghề tự do, sống cùng bà nội đã cao tuổi.
Cô Phạm Minh Thảo cho biết, trước đây nhà trường vẫn tổ chức quyên góp để mang quần áo từ thiện đến cho các em học sinh ở những vùng kinh tế khó khăn. Nhưng đến nay, việc học sinh cùng trường giúp đỡ lẫn nhau có được những bộ đồng phục sạch đẹp lại càng mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần gắn bó, hiểu hoàn cảnh nhau hơn.
"Các con giờ đã có ý thức hơn về việc giữ gìn đồng phục, biết chia sẻ với bạn bè còn khó khăn và hoàn toàn có thể giúp đỡ theo năng lực bản thân các em. Tiếp theo mô hình này, nhà trường sẽ mở rộng sang các sản phẩm thiết thực khác như sách giáo khoa, đồ dùng học tập..." - cô Phạm Minh Thảo chia sẻ.
Trường mầm non miền núi, hải đảo linh hoạt phương pháp, bù lấp khó khăn cho trò Bù lấp những thiệt thòi cho trẻ, nhiều trường mầm non miền núi, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh đã linh hoạt ứng dụng các phương pháp giáo dục. Cô trò Trường Mầm non Bình Liêu trong giờ học. Khỏa lấp những khoảng trống Bản Sen dù đã hoàn thành chương trình nông thôn mới, nhưng điều kiện kinh tế các hộ dân...