Cuộc đua vào lớp 10 công lập ở Nghệ An
Năm học 2021-2022, Nghệ An tuyển sinh trên 40.300 chỉ tiêu vào lớp 10 Trung học phổ thông và tất cả trường Trung học phổ thông công lập đều thực hiện phương thức thi tuyển.
Điều này khác với những năm trước khi có nhiều trường phải thực hiện xét tuyển.
Học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Đô Lương tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào lớp 10. Ảnh tư liệu: Bích Huệ/TTXVN
Điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học tới là thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng, điều này có nghĩa, với nguyện vọng 3 thí sinh vẫn có cơ hội trúng tuyển vào trường công lập nếu các trường tuyển sinh. Sự điều chỉnh này nhằm giảm áp lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong thời điểm dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện đang là thời điểm học sinh dồn sức cao nhất cho kỳ thi sắp tới.
Những ngày này em Nguyễn Văn Vinh, học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Đội Cung, thành phố Vinh đang gấp rút ôn lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Em Nguyễn Văn Vinh cho biết, em ôn luyện khá kỹ và đã đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, sau khi biết tỷ lệ “chọi” năm nay em khá lo lắng vì đa phần học sinh đăng ký vào trường đều có học lực khá giỏi.
Không chỉ riêng Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, hai trường còn lại trên địa bàn thành phố Vinh là Trường Trung học phổ thông Hà Huy Tập và Trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật có tỷ lệ “chọi” cao nhất tỉnh (tỷ lệ trúng tuyển từ 68-70%).
Việc các trường này tỷ lệ trúng tuyển thấp không nằm ngoài dự đoán, bởi thành phố Vinh là địa phương có số học sinh lớp 9 rất đông, trong khi trên địa bàn chỉ có 3 trường Trung học phổ thông công lập bên cạnh 2 trường chuyên là Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu và Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Vinh. Điều này khiến cuộc đua vào lớp 10 ở thành phố Vinh luôn căng thẳng hơn các địa phương khác.
Huyện Diễn Châu là địa bàn có số học sinh lớp 9 đông, vì thế, dù trên địa bàn có 5 trường trung học phổ thông công lập nhưng năm nay, tỷ lệ trúng tuyển của thí sinh vẫn rất hạn hẹp.
Video đang HOT
Trong đó, các trường như Trường Trung học phổ thông Nguyễn Xuân Ôn, Trường Trung học phổ thông Diễn Châu 3 tỷ lệ trúng tuyển chỉ từ 67-71%, các Trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4 và Trường Trung học phổ thông Diễn Châu 5 dù “dễ thở” hơn nhưng tỷ lệ này cũng chỉ là 83-84%.
“Năm nay số thí sinh đăng ký vào trường khá đông và hy vọng qua đó sẽ tuyển được những học sinh có chất lượng. Thực tế qua rà soát hồ sơ đăng ký của thí sinh, chúng tôi thấy có khá nhiều em từng đoạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, nhiều học sinh có học lực khá giỏi. Với chất lượng thí sinh như hiện nay, điểm chuẩn vào trường sẽ cao hơn năm ngoái…”, thầy giáo Phan Trọng Đông, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Diễn Châu 3 cho biết.
Tại huyện Yên Thành, trong số 6 trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn Trường Trung học phổ thông Bắc Yên Thành có tỷ lệ “chọi” cao nhất, cao hơn Trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu – vốn được xem là trường nằm trong tốp đầu của tỉnh. Với số thí sinh đăng ký đông (841 em) nhưng chỉ có 588 chỉ tiêu nên năm nay trường không tuyển sinh nguyện vọng 2.
Thầy giáo Nguyễn Bá Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Bắc Yên Thành cho biết: “Nhiều năm trở lại đây, số lượng hồ sơ đăng ký vào trường đều khá nhiều nhưng năm nay có số hồ sơ đăng ký đông nhất. Điều này một phần do vùng tuyển sinh của trường rộng bên cạnh đó khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường”.
Với cơ chế “mở” mỗi thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng, các em có nhiều cơ hội để lựa chọn, tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn này lại rất khó khăn, rất ít trường cho thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 và 3. Lý do được các trường đưa ra chính là ưu tiên cho chất lượng, nâng cao chất lượng đầu vào. Mặt khác, việc các trường không tuyển sinh nguyện vọng 2 và 3 nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường, nhất là ở những trường số thí sinh đăng ký dự thi không cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh được giao.
Bên cạnh có những trường tỷ lệ trúng tuyển rất khó, một số trường cơ hội trúng tuyển dễ dàng hơn như, Trường Trung học phổ thông Nghi Lộc 2 với 387 chỉ tiêu/409 thí sinh dự thi (95%), Trường Trung học phổ thông Nam Đàn 2 (420 chỉ tiêu/425 thí sinh dự thi, 99%), Trường Trung học phổ thông Thanh Chương 1 (96%), Trường Trung học phổ thông Đặng Thai Mai (98%)…
Qua số liệu trên có thể thấy, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay vẫn phân ra 2 vùng khá rõ rệt giữa những trường trung tâm, tốp đầu và trường thuộc tốp dưới. Cuộc đua vào lớp 10 vì thế cũng sẽ khó khăn hơn với những địa phương có số học sinh đăng ký đông nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại hạn chế. Nhiều phụ huynh và thí sinh đã khẳng định, việc thi tuyển vào lớp 10 công lập còn “căng” hơn tuyển sinh vào các trường đại học.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay diễn ra trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Vì thế Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã lên phương án cụ thể, chủ động trong mọi tình huống để tổ chức kỳ thi vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa đúng quy chế.
Nhiều địa phương ở Nghệ An trích ngân sách hỗ trợ cho các giáo viên dạy tăng giờ
Việc dạy học 2 buổi/ngày nhằm thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời, cũng để đáp ứng nhu cầu của học sinh và tự nguyện của cha mẹ học sinh.
Năm học 2020 - 2021, toàn huyện Diễn Châu thiếu gần 150 giáo viên tiểu học để đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên dạy học 2 buổi/ngày là 1,4 giáo viên/lớp. Trong đó, có những trường thiếu từ 3 - 5 giáo viên, như Trường Tiểu học Diễn Trung, Tiểu học Diễn Thịnh và Tiểu học Diễn Tân.
Việc thiếu giáo viên gây khó khăn cho các trường trong việc bố trí tổ chức dạy học, nhất là khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày với trung bình từ 30 - 32 tiết/tuần. Trước thực tế này, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các trường trả kinh phí cho người dạy quá số tiết định mức hoặc hợp đồng đủ giáo viên theo quy định (trong khi chờ chỉ tiêu để tuyển dụng mới) với mức hỗ trợ là 3.500.000 đồng/giáo viên/tháng.
Hiện nay, huyện Diễn Châu đã cấp kinh phí hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ cho các trường từ tháng 9 đến tháng 12/2020 giúp các trường kịp thời có đủ kinh phí để chi trả lương tăng giờ cho giáo viên.
Giờ học Tin học của học sinh Trường Tiểu học Làng Sen (Nam Đàn). Ảnh: M.H
Ngoài bậc tiểu học, huyện Diễn Châu cũng cấp kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng trong học kỳ 1 để hỗ trợ cho các trường mầm non thiếu giáo viên. Dự kiến, mức kinh phí hỗ trợ cho cả 2 bậc học trong năm học này là khoảng 11 tỷ đồng. Ông Mai Ngọc Long - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu cho biết: Mức hỗ trợ này chưa đủ để chi trả thêm giờ cho giáo viên theo đúng quy định của Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.
Tuy nhiên, huyện mong muốn các giáo viên chia sẻ thêm khó khăn với các nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường. Cùng với mức hỗ trợ này, học sinh trên địa bàn huyện Diễn Châu không phải đóng tiền học 2 buổi/ngày.
Ngoài huyện Diễn Châu, một số địa phương khác cũng đã trích kinh phí chi trả lương để thuê thêm giáo viên hợp đồng và trả tăng tiết cho giáo viên trong bối cảnh thiếu giáo viên tiểu học trầm trọng ở các nhà trường. Trong đó, huyện Nam Đàn trích khoảng 3,5 tỷ đồng và huyện Quế Phong là hơn 200 triệu đồng, đảm bảo học sinh không phải đóng thêm tiền học 2 buổi/ngày.
Trước đó, Nghệ An là một trong những địa phương tổ chức tốt việc dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh bậc tiểu học với tỷ lệ gần 100%. Tuy nhiên, từ đầu năm học 2018 - 2019, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp khó khăn sau khi tạm dừng Quyết định 1517. Đến tháng 12/2018, UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn về việc dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai và thỏa thuận mức đóng góp của cha mẹ học sinh và sau đó ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành giữa Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Tài chính - Sở Nội vụ về Hướng dẫn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tại các cơ sở giáo dục từ năm học 2018 - 2019.
Tiết sinh hoạt ngoài giờ của học sinh Trường Tiểu học Diễn Tân (Diễn Châu). Ảnh: M.H
Thời gian qua, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, vì bậc tiểu học thiếu gần 2.000 giáo viên. Vì thế, để giải quyết bài toán này, các trường học đều tổ chức thu dạy học 2 buổi/ngày theo hình thức thỏa thuận và căn cứ vào định mức giáo viên được giao cho các nhà trường.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện tỷ lệ giáo viên tiểu học trên toàn tỉnh là 1,32 giáo viên/lớp (trong khi đó theo quy định tối thiểu là 1,4 giáo viên/lớp). Tuy nhiên, có những địa phương tỷ lệ này rất thấp, như thị xã Hoàng Mai là 1,17 giáo viên/lớp, cáchuyện Đô Lương, Quỳnh Lưu là 1,23 giáo viên/lớp, huyện Nghi Lộc là 1,28 giáo viên/lớp.
Riêng đối với các cơ sở giáo dục tiểu học thuộc xã, thôn đặc biệt khó khăn, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, UBND huyện căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo và cân đối nguồn lực cho các cơ sở giáo dục, đảm bảo việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, không huy động đóng góp của phụ huynh học sinh.
"Cú hích" cho giáo dục mầm non Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, nhiều địa phương có quyết định hỗ trợ thêm tiền ăn, trả công cho nhân viên nấu ăn cùng nhiều biện pháp khác. Chăm sóc bữa ăn của bé, Trường MN Hải Tân, huyện Hải Hậu. Ảnh: Hạ Vi Nỗ lực của các cấp Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh -...