Bí quyết đạt điểm cao thi vào Trường Múa: Rèn luyện khả năng xử lý tình huống
Ngoài việc chuẩn bị tốt phần thi, các thí sinh cần rèn luyện khả năng xử lý tình huống.
Để trở thành diễn viên múa là hết sức nhọc nhằn.
Và quan trọng, hãy tạo cho mình một tâm thế thoải mái. Trong phần thi năng khiếu, các thí sinh có lời giới thiệu về bản thân và phần dự thi lưu loát, truyền cảm hứng cũng góp phần tạo ấn tượng tốt với ban giám khảo. Nghề diễn viên múa kén người và cũng khó kiếm người vì sự khắt khe trong tuyển sinh và đào tạo.
Năng khiếu và sự tự tin
Theo ThS Nguyễn Khánh Ngọc – Phó Trưởng khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, múa là ngành học không chỉ cần năng khiếu mà đòi hỏi sự đam mê và khổ luyện. Để đạt điểm vào ngành Diễn viên múa ngoài căn cứ vào điểm, các trường tập trung phần thi năng khiếu.
Bên cạnh kiểm tra kỹ năng cơ bản, giám khảo còn xét cả hình thể, vóc dáng. Tùy theo yêu cầu từng trường, thí sinh phải qua vòng sơ tuyển kiểm tra năng khiếu múa. Thông thường, nội dung sơ tuyển gồm: Kiểm tra sức khỏe, chiều cao, cân nặng…; sơ tuyển năng khiếu, chuyên môn, hình thức âm nhạc (thẩm âm, tiết tấu, quãng giọng, âm sắc, giọng nói và trình bày tác phẩm chuẩn bị trước…); sơ tuyển năng khiếu, chuyên môn, hình thức múa (độ mềm, dẻo của tay, chân, cơ thể, làm theo mẫu về các tổ hợp múa dân gian, ballet).
Cô Khánh Ngọc cho rằng: Để qua được các vòng thi, đặc biệt là vòng thi năng khiếu môn múa, thí sinh phải thể hiện được biểu cảm hình thể, kỹ năng thực hiện các tổ hợp, động tác múa, khả năng bắt chước, cảm thụ âm nhạc. Điều này không dễ với những ai thực sự không có khả năng cảm thụ âm nhạc cũng như độ mềm dẻo của tay chân, cơ thế. Nhưng nói vậy không có nghĩa là thi tuyển năng khiếu múa quá khó.
Nếu các bạn thực sự yêu nghề múa, nên tham khảo thêm và tốt nhất là có thể tham gia một trung tâm đào tạo sơ cấp về múa nào đó. Nói vậy không có nghĩa là những bạn không có điều kiện tiếp cận với những lớp bồi dưỡng sẽ khó khăn khi qua vòng sơ tuyển hay thi năng khiếu. Thực tế có nhiều bạn trẻ ở các tỉnh thực sự yêu nghề và có năng khiếu đã vượt qua kỳ sát hạch này.
Theo Biên đạo múa, ThS Lê Minh Thùy – Giám đốc Trung tâm Dạy múa và Biên Đạo Hà Nội, nắm bắt nội dung thi một cách chi tiết sẽ giúp các thí sinh chuẩn bị kiến thức tốt hơn. Tuỳ từng chuyên ngành, thí sinh tập trung vào nội dung ôn luyện.
Chẳng hạn thi chuyên ngành Diễn viên múa thì yêu cầu về hình thể, khuôn mặt và đặc biệt là độ mở, mềm dẻo của cơ thể được đưa lên hàng đầu. Ngoài ra, các em cần nắm bắt nhanh các kỹ thuật, tổ hợp. Bình tĩnh và tự tin trình bày tiết mục của mình, chắc chắn ban giám khảo sẽ đán.h giá cao.
Chỉ có tình yêu nghề mới dẫn lối đến thành công.
Video đang HOT
Cháy bỏng tình yêu nghề
Để giúp thí sinh quen phần thi năng khiếu, một số trường mở lớp ôn luyện. Theo đó, thí sinh sẽ được ôn tập hình thể, GV hướng dẫn các tổ hợp múa từ cơ bản, đến nâng cao. Đây là những điều rất cần, có thể nói là lợi thế cho các em bước vào kỳ thi.
Từ thực tế đào tạo tại Trung tâm, ThS Lê Minh Thùy khuyên: Để vượt qua “cửa ải” của kỳ thi năng khiếu múa, thí sinh phải giữ được tinh thần tốt, có hình thể đẹp cũng như sức khỏe tốt. Các em cần có phong thái tự tin trước khi bước vào kỳ thi, không được ngại ngùng hay xấu hổ. Để có sự tự tin thể hiện hết kỹ năng của mình, nên tập luyện thường xuyên. Cùng với việc tập múa, phải luyện nghe nhạc giao hưởng, nhạc hòa tấu… rèn kỹ năng thẩm âm, giúp cảm thụ và linh hoạt trong các động tác khi thể hiện các phần thi.
Gắn bó và yêu môn nghệ thuật múa, thành lập Trung tâm Dạy múa và Biên đạo cũng nhằm giúp những người yêu nghệ thuật múa như mình có chỗ để học. ThS Lê Minh Thùy chia sẻ: Chỗ tôi có nhiều bạn trẻ đến học, có người học để thi vào trường múa, nhưng cũng có nhiều cô giáo mầm non đến học múa để về dạy cho các cháu.
Nghề múa chuyên nghiệp là rất vất vả. Đơn giản như để giảm cân, tiết trời nóng mà học viên phải mặc áo mưa đứng nhảy trong phòng học. Vì sao lại vậy, bởi môn nghệ thuật múa, hình thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tăng cân, béo đùi hay béo bụng cực kỳ tối kỵ. Việc mặc áo mưa trong khi luyện tập, đối với học viên là cách giảm cân hữu hiệu. Thế nên, khi xác định theo học nghề múa, các bạn trẻ phải có cả năng khiếu, nghị lực lớn và tình yêu nghề cháy bỏng nữa.
Đồ họa: An Nhiên
ThS Nguyễn Khánh Ngọc chia sẻ thêm: Thực tế cho thấy, nghề diễn viên múa rất kén chọn người và khó kiếm người. Để tuyển được thí sinh đạt yêu cầu về năng khiếu chuyên ngành, các trường đào tạo phải đi đến các địa phương, vùng sâu, vùng xa để tìm kiếm, tuyển chọn những em đạt yêu cầu về hình thể, sức khoẻ, độ bền dẻo, hình thể, chất giọng hay độ nhạy cảm về nghệ thuật, gọi chung là thanh, sắc… (đối với nghệ thuật).
Sau đó, tiếp tục tuyển sinh vòng sơ tuyển và chung tuyển theo hai vòng thi năng khiếu. Trong quá trình đào tạo cũng thường xuyên kiểm tra, đán.h giá. Không ít học viên trong quá trình học tập không phát triển, bộc lộ được năng khiếu mà phải bỏ dở giữa chừng.
Thêm nữa, quá trình đào tạo kéo dài, học sinh phải khổ luyện và trải qua sự sàng lọc năng khiếu liên tục mới có thể khẳng định khả năng của mình. Đối với chuyên ngành Biên đạo, thí sinh cần tập trung xây dựng và triển khai ý tưởng câu chuyện có thông điệp thông qua ngôn ngữ múa. Câu chuyện càng mang tính nhân văn càng có chiều sâu và độ cảm cao. Ngoài ra, các em cần bình tĩnh, chuẩn bị trang phục, đạo cụ chu đáo trước giờ thi.
Thí sinh phải xác định học múa rất vất vả bởi người học vừa phải vận động trí óc, vận động tay chân, vừa phải nhớ bài, nhìn một cái là bắt chước được ngay. Các em vừa phải nghe – nhớ nhạc vừa phải kết hợp hoạt động liên tục của tay chân theo điệu nhạc. Cho nên thí sinh phải vận dụng hết các giác quan để hoàn thành bài tập, cũng như khổ luyện hàng ngày cho đến khi hoàn thành khóa học. – ThS Lê Minh Thùy
Câu lạc bộ năng khiếu Trường Ams, nơi ươm mầm tài năng
Điểm hay của các câu lạc bộ này là học sinh tham gia theo năng khiếu, sở thích, gắn liền việc học với thực hành, các con tự tay thiết kế, chế tạo các mô hình...
"Hiện nay trường chúng tôi có mô hình đội tuyển các môn chuyên theo từng khối như Toán, Lý, Hóa...được phát triển theo truyền thống của nhà trường từ nhiều năm qua với mục đích bồi dưỡng năng khiếu ngay từ khi học sinh mới vào trường.
Các giáo viên dạy trên lớp, trong tổ chuyên môn là những người sát với các con nhất, thêm nữa chúng tôi còn mời các chuyên gia cộng tác để bồi dưỡng thêm kiến thức cho học sinh. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay thì bản thân học sinh phải rất nỗ lực và sự tâm huyết của các giáo viên lãnh đội tuyển.
Ngoài các đội tuyển môn chuyên, nhà trường có thêm các Câu lạc bộ năng khiếu sở thích. Đối với đội tuyển môn chuyên nhà trường tuyển chọn theo hình thức kiểm tra, còn với các Câu lạc bộ năng khiếu các con chỉ cần làm đơn như Câu lạc bộ Thiên văn, Câu lạc bộ Robot...
Những câu lạc bộ này tập hợp rất nhiều học sinh khối chuyên như Toán, Lý, Hóa và thậm chí là chuyên Anh", nhà giáo Trần Thùy Dương - Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà giáo Trần Thùy Dương: "Trong năm học tới, ban giám hiệu nhà trường mong muốn phát triển các câu lạc bộ này mang tính chuyên nghiệp hơn, với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia, tư vấn... để khi ra trường các con thực sự là những công dân học đi đôi với hành, ứng dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế. Ảnh: Tùng Dương.
Theo cô Dương: "Điểm hay của những câu lạc bộ này là các con tham gia theo năng khiếu và sở thích, có thể tham gia để đi thi, và cũng có thể không thi, mục đích chính là để phát triển niềm đam mê. Các câu lạc bộ hoạt động như vậy nó gắn liền việc học và thực hành, các con tự tay thiết kế, chế tạo các mô hình, máy loại nhỏ...
Trong năm học tới, ban giám hiệu nhà trường với mong muốn phát triển các câu lạc bộ này mang tính chuyên nghiệp hơn, với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia, tư vấn... để khi ra trường các con thực sự là những công dân học đi đôi với hành, ứng dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.
Từ trước đến nay, học sinh muốn vào các Câu lạc bộ năng khiếu như Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa...thì chỉ cần làm đơn, mỗi câu lạc bộ chia ra từ 10 đến 15 học sinh để đảm bảo chất lượng, và các em hoàn toàn không phải đóng học phí khi tham gia, ngoại trừ các con tự chi phí để mua vật liệu, thiết bị để lắp đặt mô hình, Robot...theo sở thích nhưng phần này các em cũng được nhà trường, các phụ huynh hỗ trợ một phần, có trường hợp được nhà trường hỗ trợ toàn bộ.
Giáo viên chủ nhiệm các câu lạc bộ này được hưởng thù lao theo quy định của nhà nước và hoàn toàn không có thêm khoản thu nào khác từ phía học sinh. Mặc dù như vậy nhưng các câu lạc bộ này trong nhiều năm qua cũng đã đạt được khá nhiều thành tích cao tại các cuộc thi trong nước và quốc tế. Điều quan trọng nhất là truyền được đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh".
Cô Dương cho biết: "Đối với đội tuyển các môn chuyên của trường thường xuyên có 1 đến 2 thầy cô cùng đồng hành, định hướng, giảng dạy về chuyên môn cao hơn ngoài các tiết học trên lớp theo thời khóa biểu.
Kinh phí đãi ngộ cho các thầy cô lãnh đội thực hiện theo quy định và kinh phí của nhà nước, nếu nói để mà so với việc dạy bên ngoài thì chúng tôi không dám so sánh. Thực sự tôi thấy các thầy cô rất tâm huyết với nghề, với đội tuyển, nếu chỉ vì kinh phí và chế độ đãi ngộ thì tôi chắc chắn chúng ta khó có được những kết quả, nhưng huy chương Vàng quốc tế như ngày hôm nay.
Đó là sự nỗ lực của học trò, sự đồng hành vô cùng sát sao và ủng hộ của gia đình các em thì chúng ta mới có được thành quả này. Thực tế là các con không thể trông chờ được vào lượng kiến thức ở 1 hay 2 buổi học trên lớp, hầu hết các đội tuyển này học qua dịp hè. Các con thi vào lớp 10 xong là đội tuyển bắt đầu học, cho đến thời điểm hiện tại hết lớp 12 chúng tôi mới dừng đội tuyển.
Vậy nên những gì ban giám hiệu nhà trường làm là quan tâm, định hướng, sâu sát hỗ trợ với các thầy cô để tháo gỡ những khó khăn, cũng như động viên thầy và trò. Không có những sự gắn kết đó thì khó có thể thành công. Đối với học sinh Trường Ams là thi điểm đầu vào khá cao nên các cháu đều có tố chất, điều mà học sinh cần là sự động viên, quan tâm của người lớn, của cha mẹ, của thầy cô và nhà trường.
Học sinh đã xác định thi vào trường chuyên là các con đã có sẵn niềm đam mê cháy bỏng, ví dụ em Mạnh Quân vừa đạt huy chương Vàng môn Vật lý quốc tế nhưng khi thi đỗ vào trường là chuyên Toán, trong thời gian tham gia Câu lạc bộ Thiên văn cháu lại thích môn Vật lý, và những thành tích cháu đạt được thì phần nhiều lại là Vật lý.
Vậy nên nếu nói các con bị "sức ép" trong học tập là không đúng, tất cả là do niềm đam mê tự thân của các con. Chắc chắn vì sự đam mê mà các con cố gắng học tập, tìm thấy niềm vui trong sự khổ luyện thì mới có động lực theo đuổi cả một chặng đường dài như vậy".
Thầy Lê Mạnh Cường (ngoài bên trái) giáo viên lãnh đội Vật lý và các em Trần Quang Vinh, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Mạnh Quân học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đạt 2 huy chương Vàng trong kì thi Olympic Vật lý APhO 2021. Ảnh: Tùng Dương.
Các thầy cô lãnh đội và cùng 8 em học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đạt giải trong kì thi IOM 2020. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Cô Phạm Vũ Bích Hằng (ở giữa) giáo viên lãnh đội Robotics và các học sinh Trường Ams tham dự thi đấu Cuộc thi quốc tế FIRST Robotics Competition (FRC) 2021 và đã đạt giải Thiết kế kỹ thuật" quốc tế FRC 2021. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo viên lãnh đội là trách nhiệm, tâm huyết và áp lực cao
Cô Dương chia sẻ: "Các thầy cô trong trường khi được phân công dạy chuyên và đồng thời là lãnh đội. Giáo viên Trường Ams được tập hợp từ thi tuyển mới, từ trường chuyên trong thành phố, trường chuyên các tỉnh... đây cũng là điều may mắn thuận lợi của nhà trường.
Với kinh nghiệm có sẵn, cùng với sự tâm huyết, đam mê của mình các thầy cô luôn hết mình với học sinh. Trong thời gian lãnh đội suốt 3 năm thì "sản phẩm" đội tuyển là sự thành công, là dấu ấn sự nghiệp của các thầy cô. Sự đãi ngộ của nhà trường thực sự mới dừng đúng nghĩa ở động viên, nguồn ngân sách của nhà nước cũng chưa thể đáp ứng được công lao mà các thầy cô đã cống hiến.
Các thầy cô lãnh đội vô cùng vất vả, áp lực, học sinh cũng có khóa này khóa kia và các kỳ thi cũng như vậy, cũng có một chút yếu tố may mắn. Có những năm các thầy cô lãnh đội và các con đạt rất nhiều giải, nhiều huy chương Vàng...
Coi học trò như con, thậm chí nhiều lúc các con "buồn chán vô cớ" thì thầy cô lại đi lo chuyện tâm lý...động viên để các con bắt nhịp trở lại. Đối với giáo viên lãnh đội thì suốt quá trình 3 năm là cả một sự miệt mài "chuyển lửa".Và cũng có những năm chưa được bằng những năm trước, có môn nhiều giải, có môn lại không vì có tính đặc thù giữa các môn. Chính vì vậy ban giám hiệu rất hiểu và thông cảm với các thầy cô. Đã lãnh đội là trách nhiệm, tâm huyết và áp lực cao.
Có thể nói, môn Vật lý là mũi nhọn của Trường Ams đã dành rất nhiều giải quốc tế trong nhiều năm, đây cũng là truyền thống và tự hào của nhà trường. Đặc biệt cuộc thi Olympic Vật lý APhO 2021 lần này có 3 học sinh của nhà trường đi thi thì đều đạt huy chương, trong đó có 2 huy chương Vàng. Em Mạnh Quân đạt cùng lúc 3 giải là: Huy chương vàng Kỳ thi; Bằng khen của Chủ tịch APhO năm 2021 dành cho thí sinh có tổng điểm thi cao nhất; Giải cho thí sinh có bài thực hành xuất sắc nhất".
Nhiều cơ sở giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gặp khó thời COVID-19 Nghỉ hè là thời điểm "lên ngôi" của các cơ sở dạy kỹ năng sống (KNS) cho trẻ khi ngày càng có nhiều phụ huynh tìm đến đăng ký cho con mình. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã khiến không ít trung tâm rơi vào tình cảnh "điêu đứng", thậm chí có nơi phải chuyển hướng hoạt động...