Cuộc chạy đua hướng về chất lượng
Bước sang 2018, nhiều trường ĐH, CĐ đã lên chiến lược tuyển sinh cho năm học này. Theo đại diện nhiều nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 sẽ không thay đổi, các trường sẽ hướng nhiều đến đảm bảo chất lượng và giữ quy mô tuyển sinh. Với một số trường, kỳ tuyển sinh năm nay sẽ đưa thêm ngành học mới để tăng sức hấp dẫn với người học.
Chất lượng đào tạo là thước đo quan trọng nhất trong thu hút tuyển sinh (Trong ảnh: Giờ thực hành của SV công nghệ sinh học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành)
Hướng đến chất lượng
Năm 2017, cuộc chạy đua hướng đến đảm bảo chất lượng của nhiều trường ĐH, CĐ được thể hiện rõ bằng việc hàng loạt các trường mời các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (CLGD) đến để đánh giá và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Cho dù được Trung tâm kiểm định CLGD công nhận CLGD ở cơ sở giáo dục nhưng không có nghĩa là chất lượng đào tạo có thay đổi lớn. Nhưng ít nhiều nỗ lực được công nhận đạt chuẩn chất lượng cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các cơ sở đào tạo này.
Trường Đại học Giao thông Vận tải, đầu năm 2016 là trường đại học đầu tiên trên cả nước được Trung tâm kiểm định CLGD Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận đạt chuẩn CLGD. Đến nay sau 2 năm trên cả nước đã có nhiều trường được công nhận đạt chuẩn CLGD. Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý giáo dục thì đây là một động thái tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm với người học và xã hội của các nhà trường vì chỉ có đánh giá ngoài một cách khách quan và trung thực thì người học mới có thể dựa vào đó mà tìm hiểu thông tin quyết định theo học trường nào hay không. Từ việc kiểm định đánh giá ngoài, những thông tin 3 công khai của các trường sẽ là kênh thông tin quan trọng để người học tham khảo, xã hội, doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá chất lượng đào tạo của những trường này một cách khách quan nhất.
PGS.TS Nguyễn Đình Luận – Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội – cho biết: “Trường chúng tôi vừa được Trung tâm kiểm định CLGD (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cấp giấy chứng nhận kiểm định CLGD (tháng 12/2017). Việc chúng tôi mời một trung tâm kiểm định độc lập đến làm việc và công nhận chất lượng đào tạo của trường không chỉ là thực hiện yêu cầu của Bộ GD&ĐT mà cũng là khẳng định chất lượng đào tạo của trường với người học một cách minh bạch và rõ ràng. Với Trường Đại học Hà Nội, là một trường uy tín và chất lượng hàng đầu trên cả nước trong đào tạo ngoại ngữ thì việc công nhận CLGD sẽ động viên, khích lệ để từng cán bộ, giảng viên có trách nhiệm và mong muốn cống hiến nhiều hơn”.
Nhiều ngành học mới hấp dẫn
Video đang HOT
Theo thống kê sơ bộ từ một số nhà trường, trong năm 2018 này, danh mục các ngành đào tạo đại học sẽ có thêm nhiều ngành mới. Những thay đổi này được thực hiện theo quy định về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, sẽ có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, khoa học GD-ĐT giáo viên, khoa học xã hội và hành vi. Đối với đào tạo sư phạm, ngoài các ngành truyền thống, lần đầu tiên có các ngành mới như: Tiếng Khmer, Jrai, XêĐăng… Được biết, việc mở ngành mới là các trường đang thực hiện quyền tự chủ của mình trên cơ sở có những nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của xã hội và doanh nghiệp nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút người học.
Như vậy, thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong mùa tuyển sinh 2018 này.
Theo nhiều chuyên gia sư phạm, năm nay việc các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên, khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập…. là đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú về yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông hiện nay, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đã được Quốc hội phê duyệt. Không chỉ sư phạm, các khối ngành khác liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn cũng mở thêm nhiều ngành học nhằm đáp ứng yêu cầu ngành càng cao của quản lý hoạt động du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình…
Mới đây nhất ngày 18/12/2017, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố mở ngành đào tạo kỹ sư ngành công nghệ hàng không vũ trụ và xây dựng. Đây là mô hình hợp tác toàn diện giữa Trường ĐH Công nghệ và Tập đoàn Viettel hướng đến đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ hàng không vũ trụ ở các bậc đại học, sau đại học. Sinh viên sẽ được nhận học bổng toàn phần của Tập đoàn Viettel và các đơn vị đối tác, được thực hành tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu về hàng không vũ trụ của ĐHQG Hà Nội, Tập đoàn Viettel và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ mở thêm một số ngành học mới, nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018. Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cũng vừa công bố tuyển sinh ngành mỹ thuật đô thị, đây cũng là ngành học dự báo sức hấp dẫn lớn. Trường Đại học Văn Lang sẽ tuyển sinh ngành văn học ứng dụng thuộc khoa Quan hệ công chúng và truyền thông.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình trải nghiệm từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ có những hoạt động gì?
Trong dự thảo chương trình phổ thông mới, hoạt động trai nghiêm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
Chương trình hoạt động trải nghiệm: Giúp người học sẵn sàng trải nghiệm tích cực (ảnh minh họa)
Ở tiểu học, hoạt động này được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông được phân chia theo hai giai đoạn:
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi học sinh vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi học sinh bước đầu xác định được sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động và người công dân có trách nhiệm.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình Hoạt động trải nghiệm tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng và hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhưng tập trung cao hơn vào việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). Các năng lực chung hình thành và phát triển trong Hoạt động trải nghiệm được thể hiện dưới các hình thức đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
Chương trình Hoạt động trải nghiệm bao gồm các nội dung hoạt động: Hoạt động phát triển cá nhân, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Bốn nội dung hoạt động này được thực hiện thông qua bốn loại hoạt động chu yêu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Một số nội dung sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Báo Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tích hợp trong nội dung các hoạt động trên.
Ở tiểu học, nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, kỹ năng sống, quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi cũng được tổ chức thực hiện.
Ở trung học cơ sở, chương trình tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Ở trung học phổ thông, chương trình Hoạt động trải nghiệm tập trung cao hơn vào nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động sản xuất, câu lạc bộ hướng nghiệp và các hoạt động định hướng nghề nghiệp khác, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
Phương pháp giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; Giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; Giúp người học phát triển kỹ năng phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có được; Tạo cơ hội cho người học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
Hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm bao gồm: Hình thức có tính khám phá (Thưc đia - thực tế, Tham quan, Căm trai, Tro chơi,...); Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diên đan, Giao lưu, Hôi thao, Sân khấu hoá,...); Hình thức có tính cống hiến (Thưc hanh lao đông; Hoat đông tinh nguyên, nhân đạo...); Hình thức có tính nghiên cứu (Dư an va nghiên cưu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích).
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, các trường chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
Giáo viên đanh gia kêt qua Hoạt động trải nghiệm cua học sinh dựa trên nhưng thông tin thu thâp đươc qua quan sat học sinh trong qua trinh hoat đông; qua nghiên cưu san phâm hoat đông cua học sinh, đăc biêt la san phâm thưc hanh va ưng dung; qua kêt qua tư đanh gia cua học sinh, đanh gia cua nhom học sinh va đanh gia cua cac lực lượng giáo dục khac, sau đó đôi chiêu vơi muc tiêu mà chương trình Hoạt động trải nghiệm đa xac đinh. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để giao viên điêu chinh cac hoat đông cho phu hơp, đặc biệt, đánh giá tạo ra động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi học sinh. Cùng với kết quả học tập các môn học, kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương như một môn học).
Theo Infonet
Thanh tra: 'Bộ Giáo dục chưa quan tâm tới lương nhà giáo' Bộ GD-ĐT chưa quan tâm thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tâm lý, chất lượng của viên chức giáo dục. ảnh minh họa Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục...