Cùng làm smartphone màn hình gập, nhưng cả Xiaomi và Huawei đều đang ở “chiếu dưới” so với Samsung
Cả Xiaomi và Huawei đều có smartphone màn hình gập cho riêng mình nhưng trừ các khác biệt về cấu hình, không có nhiều vượt trội về công nghệ so với Samsung.
Sân chơi smartphone màn hình gập đã trở nên đa dạng hơn khi một người chơi mới đang bước vào, đó là Xiaomi. Cũng giống như cách tiếp cận thường thấy của họ trên thị trường, Mi Mix Fold của Xiaomi có mức giá rẻ hơn khá nhiều so với những đối thủ đi trước như Huawei Mate X2 và Samsung Galaxy Z Fold2.
Nhưng thay vì tạo nên dấu ấn riêng cho mình, sự xuất hiện của Xiaomi Mi Mix Fold chỉ là lời khẳng định cho những hướng đi đúng đắn của Samsung đối với thị trường smartphone màn hình gập. Đầu tiên là về thiết kế hướng gập màn hình. Cũng giống như Samsung Galaxy Z Fold2, Xiaomi Mi Mix Fold chọn thiết kế gập vào trong cùng với màn hình bên ngoài khi gập lại.
Cuối cùng Huawei cũng phải chấp nhận thiết kế gập vào trong của
Trước đó, thiết kế này đã cho thấy sự hiệu quả khi chính Huawei cũng phải ngầm thừa nhận nó trên chiếc smartphone màn hình gập Mate X2 của mình. Trong khi phiên bản đầu Mate X sử dụng thiết kế gập ra ngoài nhằm tận dụng màn hình gập cho các thao tác bằng một tay khi gập lại. Tuy nhiên điều này phải đánh đổi bằng độ bền màn hình gập khi nó liên tục phải va chạm với các vật dụng bên ngoài.
Xiaomi Mi Mix Fold (trái), Samsung Galaxy Z Fold 2 (giữa) và Huawei Mate X2 (phải)
Cuối cùng dường như Huawei nhận ra rằng, sự đánh đổi này là không cần thiết khi chấp nhận thiết kế gập vào trong trên Huawei Mate X2. Việc học tập thiết kế này được xem như một lời nhận thất bại ngầm của Huawei trước tầm nhìn của Samsung đối với sân chơi smartphone màn hình gập.
Không chỉ cho thấy tầm nhìn đúng đắn về cách thiết kế màn hình gập, kinh nghiệm đi trước của Samsung còn mang lại cho Xiaomi một bài học khác: đó là mấu bảo vệ che đi khe hở của màn hình gập tại vị trí bản lề. Đây từng điểm yếu của Samsung Galaxy Fold đời đầu khi bụi lọt qua khe hở này và làm hỏng màn hình gập đắt tiền của thiết bị. Chính vì vậy, các phiên bản Galaxy Z Fold sau đều được Samsung trang bị mấu nhỏ này để ngăn bụi lọt vào trong màn hình gập của thiết bị. Và giờ đến lượt Xiaomi áp dụng nó cho thiết bị của mình.
Mấu nhỏ này đã trở thành chốt chặn quan trọng để bảo vệ tấm nền màn hình gập của Samsung Galaxy Z Fold
Hóa ra cái mấu nhỏ đó lại quan trọng hơn mọi người tưởng khi ngay cả Huawei cũng áp dụng nó cho smartphone màn hình gập của mình. Trước đó với Huawei Mate X, thiết kế màn hình gập ra ngoài làm lộ ra một phần khá dài màn hình không được che chắn trước bụi bẩn mà không có cách nào bịt kín được. Nhưng với Mate X2, khi chuyển sang thiết kế gập ngược vào trong, khe hở này không chỉ được giảm đến mức tối đa mà còn dễ dàng bịt kín nó bằng một mấu nhỏ xíu như trong hình.
Video đang HOT
Các mấu nhỏ che màn hình trên Huawei Mate X2 và Xiaomi Mi Mix Fold
Các chi tiết này dù nhỏ nhưng nó cho thấy Samsung đã đi trước đối thủ của mình xa đến thế nào trong việc thiết kế smartphone màn hình gập.
Bên cạnh các thiết kế hiệu quả đối với smartphone màn hình gập, Samsung còn một vũ khí để thực sự làm chủ sân chơi thiết bị siêu cao cấp này: đó là công nghệ màn hình gập.
Cho dù hãng BOE của Trung Quốc cũng có thể làm ra được loại màn hình gập tương tự như của Samsung và trang bị cho Huawei Mate X2, nhưng có một thực tế là chính Xiaomi, thậm chí nhiều tin đồn cho rằng cả OPPO và Vivo cũng đang đặt mua màn hình gập từ Samsung, thay vì từ người đồng hương BOE. Với kinh nghiệm của Samsung trong việc sản xuất màn hình gập, có thể hiểu tại sao lại như vậy.
BOE có thể làm được màn hình gập, nhưng vẫn chưa có công nghệ nào tương tự kính dẻo UTG của Samsung
Không chỉ là người đi đầu trong công nghệ màn hình gập, Samsung còn phát triển các công nghệ mới nhằm tăng cường độ bền cho loại màn hình mỏng manh này. Điển hình là tấm kính cường lực dẻo “Ultra Thin Glass” đang được trang bị trên các mẫu smartphone màn hình gập của Samsung hiện nay. Tấm kính này không chỉ đảm bảo độ bền mà còn làm tăng chất lượng hiển thị cũng như cho thấy sự sang trọng của một thiết bị siêu cao cấp như Galaxy Z Fold2.
Nắm giữ được các công nghệ cốt lõi cho thành bại của smartphone màn hình gập, Samsung đang gần như độc chiếm sân chơi smartphone màn hình gập hiện nay. Với Galaxy Z Fold 3, vị trí đó đang được củng cố hơn nữa nhờ một lợi thế mà Samsung vốn có từ lâu – bút cảm ứng S Pen – loại bút nổi tiếng dành riêng cho dòng Galaxy Note của hãng. Đây sẽ là đòn đánh đau điếng dành cho cả Huawei và Xiaomi khi họ chẳng hề có công nghệ nào tương tự như vậy.
Phó chủ tịch BKAV nói về camera tele trên smartphone: "Marketing, móc túi khách hàng và khè nhau"
Một phát biểu mang đầy tính tranh cãi từ phía quan chức BKAV.
Camera được coi là một trong những điểm nhấn chính trên Bphone B86. Trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thống, BKAV và CEO Nguyễn Tử Quảng đã nhiều lần "lăng xê" cho camera của Bphone B86, cho rằng Bphone B86 "tiên phong nhiếp ảnh điện toán" , "2 camera của Bphone B86 tương đương 5 camera của hãng khác" , "chụp được những khoảnh khắc mà mắt thường không thể nhìn thấy, máy cơ (DSLR) cũng khó mà làm được".
Camera là điểm nhấn của Bphone B86
Thậm chí, gần đây nhất, ông Quảng còn so sánh ảnh chụp đêm giữa Bphone B86 và hai smartphone của "hãng A" và "hãng G", chỉ ra những nhược điểm trên hai sản phẩm đối thủ.
"Các bạn có thể nhận thấy điều này khi so sánh trong cùng một điều kiện, sNight 2.0 trên B86 với ảnh chụp phía sau cũng dùng chế độ chụp đêm trên 2 thiết bị flagship của hãng A và hãng G (dù luật Việt Nam đã sửa đổi để cho phép so sánh các sản phẩm trực tiếp, nhưng tôi vẫn dùng ký hiệu cho đỡ gây tranh cãi" , ông Quảng viết trên mạng xã hội.
Một bức ảnh chụp đêm của Bphone B86 được CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.
Sau những phát ngôn "gây sốc" của ông Nguyễn Tử Quảng, mới đây, thêm một quan chức của BKAV tiếp tục đưa ra những nhận định không mấy tích cực về camera của những hãng smartphone khác.
Cụ thể, trong một buổi giao lưu với cộng đồng fan Bphone, ông Lê Thanh Nam, Phó chủ tịch mảng camera của Bphone đã phủ nhận tầm quan trọng của camera tele (zoom) trên smartphone. Khi được hỏi về camera tele, ông này cho biết:
"Cho đến hiện tại thì tính hữu dụng chính của tele trên điện thoại là marketing, móc túi khách hàng và khè nhau"
Phát ngôn của ông Lê Thanh Nam, Phó chủ tịch BKAV
Khởi nguồn từ chiếc iPhone 7 Plus ra mắt năm 2016 với camera zoom 2X, trong một vài năm trở lại đây, camera tele là trang bị mà gần như tất cả smartphone cao cấp hiện nay đều có. Một số nhà sản xuất như Huawei, Samsung hay Xiaomi liên tục cải tiến khả năng zoom, trong đó phát kiển nổi bật nhất là công nghệ ống kính tiềm vọng.
iPhone 7 Plus là thiết bị tiên phong trong việc đưa camera tele lên smartphone.
Nhờ ống kính tiềm vọng, cảm biến độ phân giải cao và AI, một số smartphone như Huawei P/Mate 40, Xiaomi Mi 11 Ultra hay Samsung Galaxy S21 Ultra giờ đây đã có thể chạm ngưỡng zoom quang học từ 5-10X, trong khi zoom số có thể lên tới 100-120X.
Mi 11 Ultra với ống kinh zoom quang học 5X và zoom số 120X.
Đương nhiên, do bản chất của zoom số, vậy nên chất lượng ảnh nằm trong khoảng 30-120X của smartphone thường rất tệ, không thể sử dụng được và thường chỉ mang tính chất "khè nhau", đúng như những gì vị quan chức chức của BKAV nói. Tuy nhiên, việc có thể zoom để tiếp cận một vật thể nào đó từ khoảng cách xa, trong một số trường hợp đôi khi lại rất hữu ích. Lúc này, camera zoom sẽ đóng vai trò như công cụ hỗ trợ người dùng, chứ không phải là một thứ để ghi lại khoảnh khắc nữa.
Những bức ảnh được chụp ở các tiêu cự khác nhau, sử dụng cụm camera của Mi 11 Ultra. Rõ ràng, bức ảnh cuối cùng (zoom 120X) không đẹp mắt một chút nào, nhưng việc nó cho phép người dùng có thể tiếp cận vật thể ở một khoảng cách mà mắt thường không thể thấy được vẫn đem lại giá trị sử dụng nhất định.
Ngoài ra, nếu như những bức ảnh zoom số 30X, 50X hay 100X có thể coi là vô dụng, thì những bức ảnh trong phạm vi của ống kính quang học (2X-10X) hoàn toàn có thể sử dụng tốt. Đây là điều đã được minh chứng bởi nhiều người dùng.
Một bức ảnh chụp bằng camera tele của S21 Ultra cho chất lượng rất tốt.
Về phía BKAV, mặc dù đánh giá camera tele trên điện thoại là "marketing, móc túi khách hàng và khè nhau" , thế nhưng, BKAV lại mang đến cho Bphone B86 một camera phụ mang đầy tính chất "khè nhau", đó là camera 5MP dùng để đo chiều sâu.
Camera này không đem lại bất cứ giá trị nào cho người sử dụng, bởi lẽ chế độ chụp ảnh xoá phông của Bphone B86, cũng như nhiều điện thoại khác, hoàn toàn có thể hoạt động được kể cả khi người dùng lấy tay che camera phụ này. Ngoài ra, việc nhiều smartphone có thể chụp ảnh xoá phông tốt dựa trên phần mềm chứ không cần đến camera đo chiều sâu chuyên biệt càng cho thấy sự thiếu thiết thực của camera này.
Mặc dù có hai camera, nhưng camera phụ của Bphone B86 chỉ để đo chiều sâu, không đem lại giá trị sử dụng rõ ràng
BKAV từng tự hào rằng mình có công nghệ "truyền dữ liệu nhanh nhất" mang tên TransferJet trên Bphone thế hệ đầu tiên vào năm 2015, nhưng rồi hãng này phải âm thầm loại bỏ nó trên thế hệ Bphone 2017 bởi chẳng hãng nào chịu sử dụng nó. Trái ngược lại, việc loại bỏ jack cắm tai nghe không đem lại bất cứ lợi ích nào cho người dùng, nhưng rồi hàng loạt nhà sản xuất, trong đó bao gồm BKAV, cũng phải chạy theo trào lưu.
Camera tele cũng vậy. Có thể BKAV cho rằng camera tele trên điện thoại chỉ là "marketing, móc túi khách hàng và khè nhau", nhưng một khi nó đã trở thành một xu hướng tất yếu và được người dùng chấp nhận (thể hiện qua doanh số của các dòng máy được tích hợp công nghệ này); thì có lẽ đã đến lúc BKAV buộc phải thay đổi cách thức suy nghĩ của mình trước khi quá muộn.
Samsung đã "phổ cập" các tấm nền màn hình dẻo cho thị trường điện thoại màn hình gập toàn cầu như thế nào? Samsung được kỳ vọng sẽ tiếp tục thống lĩnh thị trường màn hình dẻo cùng mẫu điện thoại gập trong năm 2021 và những năm tiếp theo nhờ chất lượng cũng như độ bền tấm nền vượt trội. Samsung được đánh giá là một trong những công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn lên thị trường toàn cầu. Không chỉ nổi...