Cúm H5N6 nối dài danh sách cúm gia cầm nguy hiểm cho người
Virus cúm A/H5N6 phát hiện trên gà vịt ở Việt Nam tương đồng với chủng gây tử vong người tại Trung Quốc hồi tháng 4, mở rộng danh mục cúm gia cầm nguy hiểm.
4/5 vừa qua, Trung Quốc thông báo ca nhiễm bệnh và tử vong đầu tiên do phân nhóm cúm gia cầm H5N6. Nạn nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới được ghi nhận tới nay. Trước khi tử vong, bệnh nhân trên đã tiếp xúc với gia cầm chết và được chẩn đoán viêm phổi, song các xét nghiêm sâu cho thấy ông nhiễm H5N6.
Gà vịt tại 2 tỉnh của Việt Nam là Lạng Sơn và Hà Tĩnh lần đầu tiên được phát hiện nhiễm virus cúm H5N6. Ảnh: Nguyên Anh.
Tờ scienceworldreport cho biết chủng H5N6 được xem là loại cúm gia cầm có khả năng gây bệnh thấp, từng được tìm thấy trên các loài chim hoang dã ở Đức, Thụy Điển và Mỹ. H5N6 từng sử dụng trong văcxin cho gia cầm và được tìm thấy trong những con chim di trú ở Đài Loan.
Chủng cúm này có thể gây ốm nặng cho người, nhưng chủ yếu nguy hiểm cho một vài nhóm có thể trạng yếu, như người bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, HIV/AIDS, ung thư cũng như người trên 65 tuổi, thai phụ và trẻ em dưới 5 tuổi.
Hiệp hội quốc tế về bệnh truyền nhiễm ProMED-mail cho rằng ca tử vong vì H5N6 ở Trung Quốc là đơn lẻ và nguy cơ lây truyền từ người sang người là thấp. Những người từng tiếp xúc với bệnh nhân 49 tuổi trên đều không có triệu chứng nhiễm bệnh sau khi được xét nghiệm và theo dõi. Các chuyên gia vẫn đang theo dõi sự biến đổi và khả năng lây của loại virus này.
Video đang HOT
Vài năm gần đây, khu vực Đông Á giáp Việt Nam liên tiếp xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm có thể lây nhiễm sang người.
Tháng 3/2013, một chủng virus mới ở người, H7N9 được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Kể từ đó 115 người đã chết trong tổng số 367 ca bệnh được ghi nhận (chiếm 31%). Hầu hết bệnh nhân nhiễm loại virus này đều bị viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong, với những triệu chứng phổ biến là sốt, ho, khó thở.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, virus cúm gia cầm A(H7N9) thường gây bệnh cúm ở các loại gia cầm và các loài chim. Trước đó chưa có ca lây nhiễm H7N9 nào ở người được báo cáo. Đa số người mắc do tiếp xúc gia cầm ốm, chết. Rất ít trường hợp là do lây nhiễm từ người sang người.
Tháng 5/2013, một phụ nữ Đài Loan 20 tuổi trở thành người đầu tiên nhiễm một chủng cúm gia cầm khác có tên gọi H6N1. Cô này chưa hề tiếp xúc với gia cầm và đã hồi phục sau vài ngày điều trị bằng Tamiflu.
Tháng 12/2013, Trung Quốc thông báo trường hợp đầu tiên ở người nhiễm một chủng cúm khác có xuất xứ từ chim H10N8. Người phụ nữ 73 tuổi từ tỉnh Giang Tây đã tử vong sau khi viêm phổi, suy hô hấp. Bà có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống ở chợ. Ca nhiễm virus H10N8 thứ hai ở Trung Quốc được phát hiện hồi tháng 1 năm nay. Virus H10N8 được các nhà khoa học Trung Quốc đánh giá có thể nhiễm sâu vào những mô trong phổi và có khả năng lây lan giữa người với người.
Trước đó, cúm gia cầm A/H5N1 từng xuất hiện vào năm 2003 tại Việt Nam và rải rác xuất hiện đến tận ngày nay, với độc lực cao, có lúc tỷ lệ tử vong cho người là 100%. H5N1 cũng hoành hành đồng thời ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, bệnh lây trực tiếp chủ yếu do tiếp xúc gia cầm bệnh, chết. Một số có thể lây từ người sang người nhưng bệnh cảnh nhẹ.
Một số chủng virus cúm gia cầm khác cũng có thể lây sang người từng xuất hiện gồm: H7N3 tại Hàn Quốc, H7N8 tại Canada, H7N7 tại Hà Lan, H9N2 tại Hong Kong năm 2013.
Thuận An
Theo VNE
Virus H7N9 có thể tấn công Việt Nam và một số nước châu Á
Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam có nguy cơ bị virus H7N9 tấn công do vẫn còn tồn tại các chợ bán gia cầm nằm lẫn trong khu vực dân cư.
Các chợ gia cầm ở thủ phủ Trường Sa, tỉnh miền trung Hồ Nam đã dừng bán gia cầm. Ảnh: THX/TTXVN
Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tự do Brussels, Học viện nghiên cứu vật nuôi quốc tế, Đại học Oxford (Anh) và Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho rằng, ngoài Trung Quốc, có thêm năm nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, có thể sẽ bị virus cúm gia cầm chủng H7N9 tấn công.
H7N9 là một chủng virus cúm A đã cướp đi mạng sống của khoảng 100 người kể từ khi nó xuất hiện hồi tháng 3/2013 tại Trung Quốc.
Theo nghiên cứu mới được công bố, một số khu vực tại năm quốc gia châu Á là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam có nguy cơ bị virus H7N9 tấn công, do vẫn còn tồn tại các chợ buôn bán gia cầm sống nằm lẫn trong các khu vực tập trung đông dân.
Những khu vực có nguy cơ xuất hiện dịch cao là các thành phố nằm rải rác ở khu vực duyên hải phía Đông và Đông Nam Trung Quốc cho đến nay chưa phát hiện virus này, vùng Bengal (gồm Bangladesh và bang West Bengal của Ấn Độ), khu vực thượng lưu sông Hồng và sông Mekong ở Việt Nam và những khu vực hẻo lánh của Indonesia và Philippines.
Tạp chí Nature Communications mới đây đăng tải một bản đồ theo dõi diễn biến hoạt động của virus cúm H7N9 với một công cụ xác định các điểm bùng phát dịch.
H7N9 là chủng virus cúm gia cầm thứ hai sau virus H5N1 lây lan trong những năm gần đây từ các khu chợ buôn bán gia cầm sống do người buôn bán và người mua hàng tiếp xúc trực tiếp với gà vịt nhiễm bệnh.
Mặc dù chủng H5N1 được cho là nguy hiểm đối với con người hơn rất nhiều lần so với H7N9, nhưng nó lại dễ bị phát hiện hơn do gia cầm nhiễm virus luôn có biểu hiện ốm bệnh. Trong khi đó, virus H7N9 rất khó phát hiện do gia cầm thường không có biểu hiện bệnh khi nhiễm virus này.
Các nhà nghiên cứu cho biết sự lây lan chậm của các ca nhiễm H7N9 ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Quốc cho thấy bất chấp các nỗ lực kiểm soát chặt chẽ, vẫn khó khống chế được virus H7N9.
Nhiều bằng chứng ở miền Đông Bắc Trung Quốc đã chỉ ra rằng các khu trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung không phải nguồn phát tán chính virus H7N9, mà những trang trại nhỏ nơi gia cầm nuôi có điều kiện tiếp xúc với chim hoang dã nhiều hơn và các khu chợ buôn bán gia cầm nhiễm bệnh mới là nguồn lây nhiễm chính.
Ban đầu H7N9 làm dấy lên nỗi lo sợ về khả năng dễ dàng lây nhiễm từ người sang người và dẫn đến dịch bệnh toàn cầu. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy khả năng lây lan virus này từ người sang người, mặc dù có một số trường hợp nhiễm bệnh trong cùng một gia đình.
Theo Vietnam
Độ nguy hiểm của virus Ebola so với các dịch lớn Dịch Ebola có số người chết cao hơn dịch SARS năm 2003, nhưng chưa là gì so với 18.500 ca tử vong trong dịch cúm H1N1 diễn ra trên toàn cầu năm 2008-2010. Đồ họa: Việt Chung Theo VNE