Cuba phản ứng trước quyết định mới của Mỹ về hạn chế thị thực
Ngày 9/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel chỉ trích động thái của Mỹ áp đặt hạn chế thị thực đối với 28 quan chức của đảo quốc láng giềng này là vô lý.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel chỉ trích động thái của Mỹ áp đặt hạn chế thị thực đối với 28 quan chức của Cuba. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhiều quan chức cấp cao của Cuba cũng lên án biện pháp cưỡng chế mới này và cho rằng đây là một phần của hành động leo thang căng thẳng mà Nhà Trắng thúc đẩy.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla nhấn mạnh các biện pháp mà Washington lặp đi lặp lại vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Trước đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố hạn chế thị thực đối với 28 quan chức cấp cao của Cuba.
Washington áp đặt các hạn chế về thị thực căn cứ vào chính sách đã có từ thời Tổng thống Ronald Reagan. Chính sách này đình chỉ việc nhập cảnh không thuộc diện nhập cư vào Mỹ đối với các quan chức Cuba.
Hồi tháng 11/2021 cũng như tháng 1 và tháng 6 năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã công bố nhiều điều khoản tương tự chống lại các quan chức của Bộ Nội vụ và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba.
Cuba tái khẳng định cam kết vì một khu vực Mỹ Latinh thống nhất
Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel ngày 27/5 tái khẳng định cam kết của đảo quốc này vì một khu vực Mỹ Latinh và Caribe thống nhất trong đa dạng.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Cuba dẫn phát biểu của Chủ tịch Díaz-Canel tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Bolivar cho châu Mỹ-Hiệp định thương mại của các dân tộc (ALBA-TCP) lần thứ 21 tại thủ đô La Habana nêu bật tính cấp thiết của tiến trình xây dựng và thúc đẩy sự đồng thuận trong hội nhập khu vực và phối hợp chính trị.
Chia sẻ với các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và đại diện các quốc gia thành viên ALBA-TCP, Chủ tịch Cuba chỉ rõ Mỹ Latinh và Caribe cần duy trì tiếng nói kiên quyết và rõ ràng để phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền trong khu vực. Ông nhấn mạnh: "Nếu riêng rẽ, tiếng nói từ từng đại diện của chúng ra có thể bị phớt lờ, nhưng đoàn kết lại thì không ai có thể bắt chúng ta phải im lặng".
Chủ tịch Díaz-Canel cho biết khi đối mặt với đại dịch COVID-19 - một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế và hệ thống y tế khu vực trong những năm gần đây, Cuba đã có nhiều sáng kiến và dự án đáng tự hào, trong đó phải kể đến nhiều loại vaccine do nước này tự nghiên cứu và phát triển để ngăn chặn đại dịch. Cuba sẵn sàng chia sẻ với các quốc gia thành viên liên minh những khả năng và thành tựu khoa học của đảo quốc Caribe.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các quốc gia thuộc liên minh Mỹ Latinh và Caribe sẽ cùng phân tích tình hình chính trị khu vực và chia sẻ những chiến lược phát triển chung.
Liên minh ALBA-TCP được thành lập ngày 14/12/2004 dưới sự ảnh hưởng của Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Chủ tịch Venezuela Hugo Chávez, với tên gọi "Phương án Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ của chúng ta". Năm 2006, cơ chế này đổi tên thành Liên minh Bolivar cho châu Mỹ-Hiệp định thương mại của các dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, ALBA-TCP đến nay đã tập hợp được 10 thành viên chính thức là Cuba, Venezuela, Bolivia, Nicaragua, Dominica, Antigua & Barbuda, San Vicente & Granadinas, Granada, San Cristobal & Nieves, và Santa Lucía, cùng 3 nước quan sát viên là Syria, Haiti và Surinam.
ALBA-TCP là cơ chế hội nhập trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ Latinh như một sự lựa chọn thay thế Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) do Mỹ đề xuất nhưng thất bại vì không nhận được sự ủng hộ của các quốc gia ở châu lục này.
Cuba khẳng định coi trọng đầu tư nước ngoài Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 23/12, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel nhấn mạnh vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước để giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu nhằm phục hồi kinh tế đất nước. Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel. Ảnh: AFP/TTXVN Trong bài...