Cụ ông 71 tuổi mang súng đi cướp ngân hàng với lý do không tưởng: ‘Thà đi tù còn hơn ở nhà với vợ!’
Ông Lawrence Ripple đã đi bộ đến một ngân hàng ở thành phố Kansas (thuộc Missouri, Mỹ) rồi đưa cho nhân viên giao dịch một mảnh giấy ghi rằng: ‘Tôi có một khẩu súng, hãy đưa tiền cho tôi’.
Sau khi cướp được gần 3000 đô la Mỹ (gần 70 triệu đồng), ông lão khiến toàn bộ nhân viên ngân hàng ngạc nhiên vì hành động kỳ lạ của mình. Thay vì tìm mọi cách tháo chạy ông lại điềm tĩnh ngồi ngay tại sảnh ngân hàng để đợi cảnh sát tới bắt. Thậm chí, khi cảnh sát bao vây, ông đã dõng dạc tuyên bố rằng: ‘Tôi chính là người mà các anh đang tìm’.
Trong lúc thẩm vấn, Lawrence giải thích rằng ông đã cãi nhau với vợ trước khi cướp ngân hàng. Trả lời cảnh sát, ông khẳng định động cơ gây án là để ‘không phải chịu tình cảnh như thế trong nhà nữa’.
Tội danh cướp ngân hàng tại Kansas ‘đảm bảo 100%’ nghi phạm phải ngồi tù. Theo bản ghi chép của tòa án, Lawrence đã lấy giấy viết to dòng chữ: ‘Tôi có súng. Đưa tiền đây!’ ngay trước mặt vợ mình sau khi cãi nhau.
Ông Lawrence Ripple đã cướp ngân hàng ở gần nhà vì muốn đi tù thay vì ở nhà với vợ.
Vụ việc của ông Lawrence khiến cho cả cảnh sát lẫn tòa án đều bối rối. Được biết, trước vụ cướp ngân hàng, ông là một công dân rất tuân thủ pháp luật, không hề có bất cứ tiền án tiền sự nào.
Trước đó, cuộc hôn nhân của ông cũng rất yên bình, ông là người bố mẫu mực với 4 đứa con riêng của vợ. Tuy nhiên, từ sau khi trải qua 4 cuộc phẫu thuật tim vào năm 2015, ông bắt đầu có những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Vậy nhưng căn bệnh trầm cảm của ông không được chẩn đoán cũng như không có nhiều biểu hiện rõ rệt nên Lawrence đã không đi khám bác sĩ.
Trước khi phẫu thuật tim, ông và vợ có cuộc sống khá vui vẻ, hạnh phúc.
Video đang HOT
Luật sư bào chữa của Lawrence cho rằng hành động đi cướp của ông chính là một lời cầu cứu. Sau khi bị bắt và được điều trị tâm lý, Lawrence đã lấy lại trạng thái cân bằng, nhận thức được hành vi của mình là hoàn toàn sai trái. Với tội danh cướp ngân hàng, Lawrence phải đối mặt với mức án lên đến 37 tháng tù giam.
Luật sư bào chữa và cả công tố viên đều hy vọng thẩm phán có thể khoan dung cho trường hợp của Lawrence. Thậm chí giám đốc và nhân viên giao dịch ngân hàng bị cướp cũng đề nghị miễn tội cho ông.
Ông chưa từng có tiền án tiền sự và là một người cha hết mực yêu thương con cái.
Cuối cùng, Tòa án đã kết án Lawrence 6 tháng tù giam tại nhà cùng 3 năm quản chế với 50 giờ phục vụ công ích. Đồng thời ông cũng phải trả cho ngân hàng 227,27 USD tiền bồi thường thiệt hại, tượng trưng cho số giờ làm mà các nhân viên phải nghỉ do vụ cướp, và 100 USD tiền quỹ dành cho các nạn nhân.
Sau khi được điều trị tâm lý ông đã nhận thức được hành vi của mình là sai trái.
Lawrence và gia đình cũng đã công khai xin lỗi ngân hàng và đặc biệt là người nhân viên đã bị ông đe dọa. Ông nói: ‘Tôi thật tình không nghĩ mình làm cô ấy hoảng sợ đến thế’. Sau khi được điều trị tâm lý cũng như nhận bản án của mình, ông cho biết: ‘Tôi cảm thấy như được trở về với chính mình vậy’.
Những vụ cướp ngân hàng kỳ khôi
Kỳ công lên kế hoạch cướp ngân hàng nhưng lúc lúng túng tên cướp lại đưa súng cho nạn nhân, để quên địa chỉ nhà tại hiện trường, hay chọn nhầm chi nhánh đã đóng cửa.
Tên cướp trẻ tấn công chi nhánh ngân hàng Halifax ở London, Anh, tháng 10/2011. Anh ta yêu cầu giao dịch viên phải nộp 700.000 bảng. Trong lúc chờ người này xếp tiền, tên cướp tỏ ra lo lắng, dáo dác và liên tục huơ súng trên tay.
Khi nhân viên ngân hàng yêu cầu đưa túi đựng tiền, tên cướp lại lớ ngớ để khẩu súng lên mặt bàn. Rất nhanh, nam giao dịch viên chộp lấy vũ khí, chĩa vào đối phương. Tên cướp co giò bỏ chạy. Cảnh sát Anh sau đó treo thưởng 25.000 bảng cho thông tin về kẻ cướp "non tay" này.
Qúa lo lắng, tên cướp để nhầm súng lên bàn thay vì đưa túi cho nạn nhân bỏ tiền vào. Ảnh: Free Documents.
Cũng ở London, một tên cướp xông vào chi nhánh ngân hàng nhưng đúng lúc các chuyên gia đang huấn luyện cho giao dịch viên xử trí nếu có cướp. Cô nhân viên đã nhanh chóng thực hành tình huống, bấm nút báo động, hạ tấm bảo vệ che chắn vách kính, đồng thời khoá cửa chi nhánh từ bên trong.
Tên cướp ra sức giật cửa để tháo chạy nhưng bất lực. Khi hắn đang dần tuyệt vọng, bất ngờ một phụ nữ cao tuổi đẩy cửa từ bên ngoài bước vào. Tên cướp nhanh chân chạy ra nhưng không may, cảnh sát đã ở ngay góc phố "hốt" hắn về đồn.
Hay Christopher K., ở Anh, sau khi rình rập xung quanh một chi nhánh ngân hàng khá lâu suốt buổi sáng đã quyết định tấn công. Kẻ cướp xông vào nhưng thật bất ngờ khi toàn bộ cửa kính đã đóng chặt. Christopher nhìn vào trong thấy một nhân viên ngân hàng đang ngồi ăn bánh sandwich.
Phát hiện có người vung vẩy súng bên ngoài, nam nhân viên nhanh chóng bấm nút báo động. Lúc này, Christopher mới nhận ra lỗi ngớ ngẩn của mình là chọn nhầm giờ ăn trưa của ngân hàng. Anh ta vội tháo chạy nhưng quá muộn khi xe cảnh sát đỗ gần đó đã ngay lập tức lao tới.
Giữa năm 2014, Micheal M. ngồi đối diện chi nhánh ngân hàng ở Berlin, Đức , nhắm vào một vị khách trung tuổi. Khi ông này vừa giao dịch xong và bước ra khỏi cửa, hắn lao đến giật chiếc túi đựng 55.000 USD và chạy biến đi. Một phụ nữ dũng cảm đã đuổi theo tên cướp.
Chạy được một đoạn, Micheal quay lại dùng lọ xịt bột hạt tiêu để tấn công cô gái. Không ngờ, hướng gió đang thổi về phía Micheal khiến bột tiêu hất thẳng vào mặt anh ta, tối tăm mặt mũi. Số tiền không bị mất, còn Micheal bị bắt.
Micheal M. hứng trọn bột hạt tiêu vì đúng hướng gió. Ảnh: Free Documents.
Cũng ở Đức năm 2011, Zigfried K., 57 tuổi, chế một khẩu súng giống y thật vì không muốn làm ai bị thương. Ông ta lấy trộm một chiếc xe hơi, chạy tới gần cửa chi nhánh ngân hàng. Tại đây, Zigfried bắt cóc nữ con tin 52 tuổi và đẩy bà này vào nhằm đe doạ lấy tiền. Thật trớ trêu, không có bất kỳ ai ở bên trong, chỉ thấy cây ATM rút tiền và máy in hoá đơn.
Hoá ra vài năm trước, chi nhánh ngân hàng đã chuyển đổi thành điểm tự phục vụ (mọi khách hàng thao tác nạp, rút tiền đều thông qua máy ATM mà không cần nhân viên).
Zigfried bỏ trốn và để lại chiếc xe ven đường cạnh một khu rừng, nơi mà cảnh sát tìm thấy khẩu súng giả. Qua phân tích mẫu DNA dính trên súng, nhà chức trách đã lần ra danh tính Zigfried K. Ông ta sau đó nhận bản án 7 năm tù giam.
Một vụ cướp khôi hài khác xảy ra ở thành phố Wuppertal, tây Đức . Horst Burdenski chuẩn bị kế hoạch cướp tiền khá chi tiết, nhưng khi đến ngân hàng lại quên mặt nạ nên vội lấy quần lót đội lên đầu. Horst ghi sẵn lời đe doạ để trong một chiếc phong bì, đưa cho giao dịch viên đọc. Tại hiện trường, vụ cướp xảy ra thành công.
Về tới nhà, Horst đang mừng rỡ đếm tiền thì tiếng gõ cửa vang lên. Bên ngoài không ai khác chính là cảnh sát. Họ tới tận nhà Horst vì trên chiếc phong bì anh ta bỏ ở ngân hàng có ghi rõ địa chỉ người nhận là Horst.
Horst Burdenski đội quần lót, để chiếc phong bì lên bàn. Ảnh: Free Documents.
Tương tự là vụ cướp xảy ra ngày 2/9/1983 tại hạt Allegheny, bang Pennsylvania, Mỹ . Elwood Nolden, 34 tuổi, tay không xông vào chi nhánh ngân hàng Equibank. Anh ta đưa cho giao dịch viên tờ giấy ghi: "Đưa hết các tờ 50, 100 và 20 USD vào túi, nếu không muốn bị thương".
Tổng cộng Nolden lấy được 1.500 USD trước khi bỏ đi và để lại tờ giấy trên bàn giao dịch. Hoá ra đó là mặt sau của một chiếc phong bì, với mặt trước ghi nơi gửi là Toà án hạt Allegheny và nơi nhận là địa chỉ của Elwood.
Thà ngồi tù còn hơn ở nhà với vợ Kết cho một tình yêu đẹp là dẫn đến hôn nhân nhưng vẫn có nhiều người hay nói "hôn nhân là nấm mồ của hạnh phúc". Khi chúng ta chưa về chung một nhà, mọi việc đều êm đẹp nhưng khi "hai ta về một nhà" thì sự thật lại không phải như mơ. Không một tội phạm nào lại muốn bị cảnh...