Cứ mỗi cuối tháng, chị em đồng loạt chia sẻ hàng loạt mẹo chi tiêu cực hay!
“ Thắt lưng buộc bụng” hay “ tích tiểu thành đại” tưởng chừng giống nhau nhưng hóa ra lại là hai quan điểm chi tiêu hoàn toàn khác biệt.
Vậy đâu mới là chân lý đúng đắn trong con đường giải quyết bài toán “chi tiêu hợp lý” dành cho các chị em nội trợ thời nay?
Chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” và những câu chuyện thực tế
Vấn đề chi tiêu làm sao cho hợp lý luôn là điều khiến các chị em đau đầu. Cũng chính vì thế, những chia sẻ về việc tiết kiệm hay những tip mua sắm thông minh luôn nhận được sự chú ý của rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa. Học hỏi bạn bè, tham khảo các thông tin trên mạng internet có thể giúp hội chị em có được 1001 cách tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, trên thực tế đa phần các chị em đều đưa ra kế hoạch quá khắt khe, khó đạt được, ghi chép chi tiêu hàng ngày, tằn tiện từng đồng để rồi sớm từ bỏ kế hoạch khi mới chỉ vừa bắt đầu.
Chị Minh – 34 tuổi, nhân viên văn phòng tại Quận 1 chia sẻ: “Sau một khoảng thời gian bế tắc vì không cân đối được chi tiêu mỗi tháng, mình quyết tâm áp dụng những mẹo được chỉ trên mạng và tham khảo thêm từ người quen xung quanh. Từ cắt giảm chi tiêu, giảm điện – nước cho đến mua sản phẩm đại hạ giá nhưng cũng chỉ được 1 vài tuần vì mình cảm thấy thực sự không ổn. Con mình đang tuổi ăn tuổi lớn, cũng không thể bắt bé cũng cắt giảm chi phí ăn uống như người lớn được, vợ chồng mình đi làm cả ngày về nhà mà không mở điều hòa thì thực sự không thể chịu nổi.”
Có hoàn cảnh tương tự, chị Loan – 31 tuổi, nội trợ tại nhà cũng chia sẻ :”Mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình mình sống chung với cả ông bà nên việc cắt giảm chi phí dường như là bất khả thi, mình cũng cố áp dụng thử kiểu “thắt lưng buộc bụng” nhưng mà nhà có người già và con nít nên cũng không tiết kiệm theo cách này được bao lâu.”
“Tích tiểu thành đại” – bí quyết chi tiêu thông minh đang được các chị em truyền tai nhau
Chi tiêu hợp lý là điều ai cũng cần học hỏi song bạn cần có chiến lược mang tính dài hạn với đồng tiền của mình. Càng ép bản thân vào những điều quá khó để thực hiện, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng muốn thoát ra và còn chi tiêu hoang phí hơn trước.
Thảo, 27 tuổi – nhân viên văn phòng, quê gốc ở miền Trung và hiện đang sinh sống ở HCM cùng chồng và 1 đứa con 2 tuổi chia sẻ: “Việc thay đổi thói quen chi tiêu vốn không hề dễ bởi mỗi người sẽ có một mức sống, nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau nên mình buộc phải chọn lọc cách thức nào phù hợp với vợ chồng mình nhất để áp dụng chứ không phải ai bày gì cũng làm.” Theo đó, cô nàng bắt đầu “tiết kiệm” bằng cách tận dụng các chương trình giảm giá khi mua sắm trực tuyến trên các trang TMĐT chứ không phải cắt giảm chi tiêu như trước.
Video đang HOT
Vốn dĩ chiêu “tích tiểu thành đại” trước kia mọi người thường rất coi nhẹ nhưng thực sự sau một thời gian áp dụng thì đây quả là một phương pháp thắt chặt chi tiêu hiệu quả. Thảo hào hứng nói về bí quyết chi tiêu của mình: “Có đợt mình thấy bạn đồng nghiệp sử dụng AirPay để mua hàng trên Shopee và thanh toán hóa đơn, mình cũng tò mò tìm hiểu thử và bây giờ cảm thấy hối hận … vì đã không dùng nó sớm hơn. Mình bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các chương trình giảm giá, những mã miễn phí vận chuyển và những mã giảm giá mà trước đây thường hay bỏ qua. Với những bà mẹ bỉm sữa như mình, việc mua đồ gia dụng, sữa cho con, dầu gội sữa tắm hầu như là việc tháng nào cũng phải chi nên từ khi dùng AirPay mình nhận được thêm khá nhiều mã khuyến mãi và miễn phí giao hàng. Ngoài ra, mình thấy thanh toán điện nước qua AirPay cũng khá tiện, quan trọng hơn cả là còn được hoàn tiền. Sau một tháng thì mình nhận ra nhờ những ưu đãi này mà mình tiết kiệm được khá nhiều.”
Dường như không chỉ Thảo mà bí kíp này còn được rất nhiều chị em áp dụng và truyền tai nhau. Xu hướng tiết kiệm mà không giảm chi tiêu cùng với hình thức thanh toán tiện lợi với ví điện tử đang ngày càng được ưa chuộng không chỉ vì sự nhanh chóng mà còn bởi những ưu đãi “tưởng nhỏ mà lại hóa nhiều”.
Trên mạng xã hội, hình thức thanh toán này cũng được nhiều chị em hào hứng chia sẻ
Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhịp sống đô thị nhanh hơn mỗi ngày, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi có thêm nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn hình thức “chi tiêu hợp lý” này. Chi tiêu hợp lý luôn là bài toán không bao giờ có đáp án đúng quy chuẩn, bởi vì ở mỗi gia đình sẽ có lời giải thích hợp với hoàn cảnh khác nhau, hãy thật tỉnh táo để tìm ra phương thức phù hợp nhất cho gia đình và bản thân mình nhé!
8 mẹo "thắt lưng buộc bụng" để cầm cự qua mùa dịch: Gia đình nào cũng nên biết để cân đối thu chi
Trong thời buổi suy thoái này, cuộc sống sẽ càng khó khăn hơn nếu không có tiền. Do đó, bạn phải lên kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng để đảm bảo mình luôn có đủ tiền để sống sót qua đại dịch Covid-19.
Tiền nong là thứ mà mọi người luôn phải nghĩ ngợi mỗi ngày, gần như 24/7. Khi dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo nền kinh tế suy thoái, việc làm thế nào để chi tiêu khôn ngoan lại càng trở nên quan trọng hơn.
Dưới đây là 10 hành động "thắt lưng buộc bụng" mà các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên làm trong thời điểm khó khăn này.
Ghi chép lại những thứ mình đã mua
Nếu không phải là người giỏi tiết kiệm, bạn có thể lừa bản thân bằng cách giấu tiền đi.
Trong thời điểm mà thị trường lao dốc như hiện giờ, bạn nên bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm để không phung phí vào những món đồ vô bổ, sau đó dùng tiền đó đi đầu tư.
Để làm điều này, bạn nên liệt kê những món đồ bạn hay mua trong cơn bốc đồng. Việc này không có gì phức tạp, chỉ gồm vài cột ghi lại tên, giá tiền, ngày định mua và một tấm ảnh hoặc đường link mua hàng. Thay vì mua những thứ mình không cần, bạn có thể thêm nó vào bảng thống kê, quy đổi sang giá trị tiền tương đương, rồi bỏ số tiền đó vào một quỹ tương hỗ. Làm như vậy, bạn sẽ "lừa" não bộ đầu tư thay vì chi tiêu.
Kiểm soát chi tiêu
Khi kinh tế suy thoái, việc kiểm soát chi tiêu là đặc biệt cần thiết. Khi biết tiền của mình được tiêu vào đâu mỗi tháng, bạn sẽ dễ dễ điều chỉnh lại thói quen chi tiêu của mình khi có biến cố bất ngờ xảy ra.
Không để ý quá nhiều về số dư đầu tư
Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách đầu tư bằng phần mềm tự động vì sự thông minh của các thuật toán. Tiền sẽ được gửi tới các loại quỹ, sau đó máy tính sẽ giúp bạn đưa ra quyết định, dựa trên mức độ rủi ro, ưu tiên phân bố tài sản, độ tuổi và lời khuyên của các chuyên gia tài chính.
Đa số những người này đều là "các nhà đầu tư cảm tính", vì thế họ không nên nhìn vào số dư đầu tư của mình trong mùa dịch Covid-19. Điều này sẽ giúp họ tránh đưa ra những quyết định sai lầm hay lo lắng quá mức khi khủng hoảng xảy ra.
Cập nhật di chúc
Đại dịch Covid-19 là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người: Chúng ta không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra. Vì thế, bạn nên cập nhật di chúc thường xuyên, đặc biệt trong thời điểm này để đảm bảo cuộc sống của con cái và người thân sau này.
Không bán cổ phiếu
Khi thị trường lao dốc, mọi người thường sợ hãi mà bán tháo cổ phiếu. Tuy nhiên, "sau cơn mưa trời lại sáng", đến một lúc nào đó thị trường sẽ phục hồi trở lại. Do đó, đây là lúc mà người nên tích trữ thêm cổ phiếu vì chúng có giá rẻ hơn rất nhiều.
Tiết kiệm nhiều hơn
Vì dịch Covid-19, nhiều người đã phải hủy bỏ các dự định du lịch, hội họp, ăn uống của mình, đù đã để dành tiên cho những mục này. Nếu cũng rơi vào tình trạng này, bạn nên chuyển các khoản tiền chưa dùng đó vào quỹ tiết kiệm, hoặc dùng nó để mua các nhu yếu phẩm, nâng cấp đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy rửa bát...
Mua và trích trữ thực phẩm số lượng lớn
Bạn nên lấp đầy tủ lạnh với đủ các loại thịt, bánh mì, súp tự làm... để không phải đi mua sắm quá nhiều lần, hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Thói quen này cũng sẽ khuyến khích bạn chăm chỉ nấu nướng tại nhà hơn, vừa tiết kiệm đáng kể tiền bạc, vừa đảm bảo ăn uống lành mạnh.
Chăm chỉ làm việc hơn
Đây là lúc bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho công việc và những dự án đang bỏ dở, chừng nào chúng giúp bạn kiếm thêm tiền. Tình hình suy thoái có thể sẽ kéo dài lâu, vậy nên bất cứ đồng tiền nào chúng ta kiếm thêm được đều rất quý giá.
Chàng IT muốn đi thêm bước nữa Anh 34 tuổi, sinh ra trong một gia đình biết đối nhân xử thế, hiện ở Phan Thiết. Là chàng trai có nước da trắng, cao gần 1,65 m, nặng khoảng 63 kg. Biết tôn trọng mọi người, có lối sống lành mạnh, biết yêu hết mình, không phủ phàng lừa dối. Biết yêu thương che chở cho người mình yêu, biết nấu...