Cú lừa của người đàn bà 50 tuổi khiến chàng trai trẻ sốc nặng
Sau đám cưới, nhận ra vợ có nhiều điểm bất thường, người đàn ông trẻ tuổi đã nhờ cảnh sát điều tra. Kết quả khiến anh giật mình.
Vào tháng 3/2019, Xiao Liu (Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc) đi làm ở Dương Châu và sử dụng mạng xã hội trong thời gian rảnh rỗi. Trên mạng xã hội, anh gặp một phụ nữ. Người này tự xưng là Cheng Ruixue, sinh năm 1987, hơn Xiao Liu 3 tuổi.
Họ nói chuyện với nhau mỗi ngày và thấy rất hợp nên đã hẹn gặp nhau.
Trong cuộc gặp, Cheng Ruixue đưa cho Xiao Liu xem thẻ căn cước của mình.
Thẻ căn cước ghi năm sinh 1987.
Hai người nhanh chóng xác định mối quan hệ, Xiao Liu cũng đưa người phụ nữ về nhà ra mắt bố mẹ mình. Cha mẹ của Xiao Liu thấy Cheng Ruixue ngoan ngoãn nên rất hài lòng. Tháng 8 cùng năm, hai người kết hôn. Xiao Liu đã tặng cho người phụ nữ số tiền 68.800 nhân dân tệ (khoảng 240 triệu VNĐ).
Tuy nhiên, sau khi kết hôn, Xiao Liu không cảm thấy sự gần gũi từ vợ mình, ngược lại, vợ anh có đủ loại biểu hiện không bình thường.
Khi tiệc cưới được tổ chức, Cheng Ruixue nói rằng, theo phong tục địa phương, cha mẹ của cô sẽ không xuất hiện.
Sau khi kết hôn, Cheng Ruixue cũng thường lấy lý do đi buôn bán quần áo ở Hàng Châu để không về nhà.
Nhiều bạn bè và họ hàng của Xiao Liu nói rằng, Cheng Ruixue có nhiều biểu hiện lạ. Hơn nữa, cô quá già so với tuổi 1987. Lúc đầu Xiao Liu không tin, nhưng sau đó, anh cũng nghi ngờ nên đã gọi cảnh sát. Kết quả của cuộc điều tra khiến anh bị sốc: Vợ anh đã 50 tuổi.
Video đang HOT
Tên thật của người phụ nữ này là Xu. Chứng minh thư mà Cheng Ruixue đưa cho Xiao Liu là giả, thậm chí cả giấy đăng ký kết hôn của 2 người cũng là giấy chứng nhận giả. Xu làm điều này bởi vì cô đang nợ hơn 100.000 nhân dân tệ.
Để trả khoản vay này, cô ta đã lừa Xiao Liu để lấy 68.800 nhân dân tệ mà Xiao Liu đưa cho cô khi làm đám cưới.
Người phụ nữ hiện đã bị tạm giữ hình sự.
Khi biết sự thật, Xiao Liu bị tổn thương nặng nề. Anh nói rằng, kể từ lần đầu gặp mặt, người phụ nữ này thường trang điểm đậm. Vì vậy, anh không thể ngờ rằng, cô vợ bé bỏng mà anh mới cưới đã trạc tuổi mẹ mình.
Hiện Xu đã bị tạm giữ hình sự do nghi ngờ lừa đảo.
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì
Thẻ căn cước gắn chip là thiết bị nhận dạng thông minh, cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu và đang được nhiều nước châu Âu sử dụng.
Bộ Công an ngày 11/8 đề xuất Chính phủ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip để tích hợp các thông tin về bảo hiểm, bằng lái... Thẻ căn cước gắn chip, còn gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID), đang được nhiều quốc gia sử dụng, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
e-ID về bản chất là thiết bị xác thực điện tử có kích thước như thẻ ATM, tích hợp chip bên trong. Nhiều loại thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt để truy cập thông tin trong chip, số khác ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID) và cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc.
Thẻ căn cước điện tử của Estonia. Ảnh: EGA.
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI). Nó sẽ lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Nếu tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học, e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước.
e-ID được triển khai đầu tiên trên bằng lái xe. Thổ Nhĩ Kỳứng dụng e-ID trong hệ thống bằng lái xe thông minh năm 1987. Nước này trước đó ghi nhận tỷ lệ tai nạn giao thông rất cao, khiến chính phủ quyết định phát triển và sử dụng máy đo tốc độ điện tử trên phương tiện vận tải thay cho thiết bị cơ khí nhằm giảm tình trạng chạy quá tốc độ.
Các lái xe được yêu cầu cắm thẻ e-ID vào máy đo trước khi xuất phát. Thiết bị sẽ ghi nhận thời gian chạy xe và tình trạng chạy quá tốc độ, sau đó in báo cáo cho giới chức.
Tỉnh Mendoza ở Argentinacũng bắt đầu áp dụng bằng lái điện tử từ năm 1995 do tình trạng tai nạn và vi phạm giao thông cao, cũng như tỷ lệ nộp phạt thấp. Bằng lái điện tử tại Mendoza có thể lưu dữ liệu cập nhật liên tục về vi phạm và tiền phạt chưa nộp của tài xế, cùng với thông tin định danh, loại bằng lái và ảnh chân dung.
Người dùng cũng có thể chọn phương án lưu trữ thông tin y tế khẩn cấp như nhóm máu, nguy cơ dị ứng và dấu vân tay trên bằng. Chính phủ Argentina khi đó ước tính hệ thống e-ID có thể giúp thu về hơn 10 triệu USD tiền phạt vi phạm giao thông mỗi năm.
Gujarat trở thành bang đầu tiên tại Ấn Độứng dụng hệ thống bằng lái xe thông minh vào năm 1999. Tính đến 2005, đã có hơn 5 triệu bằng lái điện tử được cấp tại vùng này.
Quá trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thẻ căn cước điện tử được nhiều nước thực hiện từ năm 1997 giúp thẻ căn cước dùng được cả ngoài đời và trên mạng cho hàng triệu người. Một số quốc gia còn triển khai phương thức định danh di động, trong đó sử dụng e-ID, để truy cập những dịch vụ online với mức độ bảo mật cao. Đến nay đã có gần 70 quốc gia ở các châu lục phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử.
Không chỉ được dùng trong xác thực danh tính và chữ ký điện tử, chúng còn phù hợp với hàng loạt ứng dụng, như cấp quyền ra vào những địa điểm bảo mật; tích hợp thông tin, như số an sinh xã hội, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, vé tàu xe, thẻ thanh toán và cả thẻ ngân hàng.
Estoniađược coi là nước đầu tiên chính thức phát hành thẻ căn cước thông minh mang tên ID Kaart từ năm 2002. Sau 8 năm, có khoảng một triệu thẻ được sử dụng ở quốc gia có hơn 1,3 triệu dân. Nó đóng vai trò là phương tiện nhận dạng chủ đạo, thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU), cũng như giúp người dân mua vé giao thông công cộng, sử dụng Internet banking và xác thực trên nhiều website.
Phần Lanthử nghiệm thẻ căn cước điện tử từ năm 1999, nhưng phiên bản e-ID mới nhất được đưa vào sử dụng từ 2003. Nó cho phép người dân truy cập vào một số dịch vụ nhất định trên Internet, bổ sung chữ ký điện tử vào tài liệu hành chính và mã hóa một số nội dung được chuyển qua mạng. Hệ thống này được đánh giá là không thành công bởi có ít người sử dụng, chủ yếu là những công dân Phần Lan muốn đơn giản hóa giấy tờ khi ra nước ngoài.
Tây Ban Nhabắt đầu cấp căn cước quốc gia (DNI) dưới dạng thẻ thông minh từ năm 2006 và dần thay thế những loại giấy tờ trước đó. Chính phủ nước này kỳ vọng phần lớn dịch vụ hành chính sẽ được thực hiện online, nhưng dự án chưa đạt thành công vì bộ máy hành chính không thay đổi, dẫn đến việc người dân vẫn phải trực tiếp mang giấy tờ truyền thống đến cơ quan chính quyền.
Mẫu e-ID được Bỉ phát hành. Ảnh: Brussel Times.
Toàn bộ người dân Bỉđược cấp thẻ căn cước công dân e-ID từ đầu năm 2009. Mỗi thẻ chứa hai chứng nhận gồm xác thực danh tính và chữ ký điện tử. Ngày càng nhiều dịch vụ tại Bỉ yêu cầu người dùng xác thực danh tính bằng e-ID.
Pakistansử dụng e-ID từ ngày 14/8/2012 thay cho căn cước công dân thông thường. Loại thẻ này được chế tạo theo các quy chuẩn quốc tế, có 36 tính năng bảo mật và kèm theo code mã hóa.
Một trong những nước tận dụng triệt để e-ID là Kuwait. Mọi công dân đều có thể tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội điện tử, trong đó e-ID là phương thức chủ yếu để xác thực tại hàng loạt quầy tự phục vụ. Tập đoàn Dầu khí Kuwait triển khai những quầy như vậy để đơn giản hóa quá trình làm việc với nhân sự và chứng nhận lương thưởng. Nhân viên tập đoàn có thể truy cập nhiều dịch vụ bằng e-ID và in mọi giấy tờ cần thiết với mức độ bảo mật cao.
Ngân hàng tín dụng Kuwait coi e-ID là thiết bị an toàn để truy cập dịch vụ online và xin vay tiền chính phủ. Nó cũng đóng vai trò chìa khóa xác thực trên cổng thông tin điện tử của ngân hàng này, đồng thời xuất hiện trong giao dịch chuyển khoản hoặc rút tiền mặt.
Luật sư cũng có thể dùng e-ID để truy cập cổng thông tin Bộ Tư pháp Kuwait để nhập các vụ kiện vào cơ sở dữ liệu.
Ngày càng nhiều nước phát hành e-ID vì phù hợp với yêu cầu và đảm bảo tính bền vững. Thẻ căn cước điện tử có thể cải thiện sự minh bạch. Một ví dụ là dự án e-ID của Bỉ, trong đó, chính phủ được yêu cầu cung cấp ứng dụng "Hồ sơ của tôi" cho mọi công dân, cho biết những ai đã truy cập thông tin cá nhân của họ. Một biểu mẫu chất vấn được chuẩn bị sẵn, cho phép công dân yêu cầu chính quyền giải trình những lần truy cập dữ liệu trên.
Một bản lưu được tạo ra mỗi khi quan chức chính phủ Bỉ truy cập thông tin người dân trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia, trong đó ghi chú danh tính và nơi làm việc của quan chức và thời điểm truy cập. Công dân có quyền xem thông tin này trong vòng 6 tháng sau đó.
"Nỗi lo về nguy cơ công dân bị giám sát là không có cơ sở. Người dùng hoàn toàn có quyền quyết định thời gian và địa điểm sử dụng e-ID. Thẻ công dân điện tử không có tác dụng theo dõi. Điều này đã được chứng minh ở trên 50 quốc gia, trong đó có nhiều nước EU. Chính phủ các nước đang cố gắng tăng hiệu quả hoạt động và phát triển kinh tế với mục tiêu phục vụ công dân một cách ổn định, an toàn và minh bạch thông qua e-ID", tập đoàn Thales của Pháp cho biết trong báo cáo công bố hồi tháng 5.
Bị nghi ngờ chuyển giới, nữ streamer công khai thẻ căn cước ngay trên sóng, nhưng lại bị fan tìm ra một chi tiết đáng ngờ Có lẽ cô nàng streamer cũng chẳng thể ngờ màn công khai chứng minh thư của mình lại để lộ ra sự thật này. Nhân vật đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Yoo Hye Di - một nữ streamer cũng khá có tiếng ở Hàn Quốc. Sau một thời gian rất dài sống trong mệt mỏi với rất nhiều...