Củ ấu trị cảm sốt
Củ ấu tên khoa học Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae, họ củ ấu Trapaceae, còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, hạt dẻ nước, năng thực (Trung Quốc). Là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông.
Quả thường gọi là củ có hai sừng, quả cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào tháng 5 – 6 mùa quả vào các tháng 7 – 9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.
Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, củ ấu vị ngọt chát, tính bình. Công dụng thoát tả, giải độc, tiêu thũng. Dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Mỗi lần dùng 30-60g sắc uống. Củ ấu đốt tồn tính, tán bột trộn dầu vừng bôi chữa trĩ, mụn nước, viêm nhiễm ngoài da nấu vỏ lấy nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng (lòi dom).
Công dụng và liều dùng: Củ ấu chủ yếu được nhân dân dùng luộc ăn hoặc chế biến thành bột trộn với mật hay đường làm bánh. Quả sao cháy dùng chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt. Ngày dùng 3-4 quả dưới dạng thuốc sắc. Vỏ quả sao cho thơm, sắc uống chữa sốt, chữa mệt nhọc khi bị sốt rét, còn dùng chữa loét dạ dày, loét cổ tử cung. Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ngày dùng từ 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Cần lưu ý, tuy củ ấu là vị thuốc, ăn ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không dùng.
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:
- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 – 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.
Video đang HOT
- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.
- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.
- Rôm sảy, da khô sạm: dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.
- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.
- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.
- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.
- Trị tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn tra 10g, sơn dược 15g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 3g. Sắc uống.
- Trị đại tiện ra máu: vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.
- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.
Theo SK&ĐS
Nếu giận dữ chị em dễ mắc tới 8 bệnh
Điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể khi một người phụ nữ không làm chủ được tâm trạng của mình? Chắc chắn cơn giận dữ là yếu tố rất có hại cho sức khỏe.
Bài viết này sẽ liệt kê 8 bệnh mà chị em có tính khí thường hay cáu giận sẽ dễ dàng gặp phải. Mời bạn tham khảo để có thể lấy lại cho mình tâm trạng hạnh phúc, loại bỏ tâm trạng không vui hay cáu giận mỗi ngày.
1. Xấu da
Cáu giận sẽ làm cho rất nhiều máu được đưa lên đầu một cách đột ngột làm cho oxy trong máu giảm, đồng thời làm tăng chất độc, lượng carbon dioxide. Các độc tố kích thích nang lông, gây ra mức độ viêm khác nhau xung quanh nang lông gây xấu cho da.
2. Đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tế bào não
Lúc tức giận cũng là lúc nhiều máu đổ về não. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng áp lực cho các mạch máu não. Lúc này, trong máu có chứa các chất độc nhiều hơn là oxy. Các chất độc tắc khắc sẽ gây ảnh hưởng đến các tế bào não.
3. Loét dạ dày
Tức giận sẽ gây ra trạng thái phấn khích quá đáng và trực tiếp tác động đến tim và mạch máu. Nó sẽ làm giảm lưu lượng máu, các quá trình tiêu hóa, dạ dày nhu động ruột chậm lại làm giảm cảm giác ngon miệng. Nếu để lâu dài, tình trạng này nghiêm trọng hơn thì có thể gây loét dạ dày.
4. Thiếu máu cơ tim cục bộ
Khi cáu giận là khi bạn phải đối mặt với tình trạng máu cung cấp lên não nhiều hơn cung cấp cho tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở tim. Vì tim là trung tâm đáp ứng nhu cầu của cơ thể nên khi nhịp tim bất thường cũng đồng nghĩa với việc bạn dễ bị các bệnh liên quan đến tim.
5. Nguyên nhân gây ra cường giáp
Tức giận gây ra các rối loạn hệ thống nội tiết, do đó các hormone tuyến giáp được tiết ra sẽ tăng theo thời gian dẫn đến cường giáp.
6. Chấn thương gan
Khi giận dữ, cơ thể tiết ra một loại "vật liệu" được gọi là "catecholamine", tác động lên hệ thống thần kinh trung ương, làm tăng lượng đường trong máu. Các axit béo bị phân hủy để tăng cường máu, kéo theo các chất độc ở gan cũng tăng theo.
7. Chấn thương phổi
Phụ nữ tức giận sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và tâm trạng, ví dụ như hơi thở nhanh hơn, hoặc thậm chí là hiện tượng tăng thông khí vào phổi. Phế nang ngừng mở rộng, không có thời gian để thu nhỏ, do đó phổi không được thư giãn và nghỉ ngơi, gây nguy hiểm cho sức khỏe của phổi.
8. Làm hư hại hệ thống miễn dịch
Lúc tức giận, sự điều hành của não đến các bộ phận cơ thể sẽ tạo ra một sự chuyển biến từ vỏ não bởi các sterol cholesterol sẽ tích tụ trong cơ thể nếu có quá nhiều vật liệu truyền đi. Điều này sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Theo PNO
Người chăm sóc trái tim của cả nhà Phụ nữ là người phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất cho bản thân và người nhà vì chính ho quyết định bữa ăn gia đình. Thu Vân đươc xem la mâu phu nư lý tưởng: giao thiêp kheo, day con ngoan va đăc biêt la tay nghê nâu ăn đăng câp nha hang. Ở nhà cô, cac mon hấp dẫn như ga...