Cứ 4 phụ nữ có 1 người mắc bệnh này, đặc biệt là bà bầu
Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, bởi vì chúng ta chưa có khái niệm ăn dinh dưỡng đúng, đủ sắt.
25 % phụ nữ thiếu sắt
PGS.TS. BS. Nguyễn Hà Thanh – Phó Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, cho biết bệnh thiếu máu là bệnh lý phổ biến mà bắt nguồn từ thiếu sắt.
Sắt là vi chất cần thiết cho cơ thể có nhiều chức năng, chức năng quan trọng nhất là thành phần huyết sắc tố giúp cho cơ thể vận chuyển oxy đến các cơ quan, tổ chức. Khi bệnh nhân thiếu sắt hậu quả đầu tiên trên lâm sàng bao giờ cũng là thiếu máu.
Theo PGS. Thanh, thiếu máu là bệnh mà người bệnh bị thiếu sắc tố trong máu, gây ra các hậu quả cho các cơ quan trong cơ thể, vì sắc tố là chất mang oxy đến các cơ quan chủ yếu trong cơ thể, nên hậu quả của thiếu máu rất nhiều và đa dạng.
Còn theo PGS. Lê Thị Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thiếu máu thiếu sắt trong cộng đồng khá phổ biến, cứ 4 chị em thì có 1 người thiếu máu. Với phụ nữ có thai cứ 3 người thì 1 người bị thiếu máu. Trẻ em tỷ lệ thiếu máu có thể lên đến 42%.
PGS. Mai cho rằng, thiếu máu không phải là dạng thiếu vi chất cao nhất, nhưng bệnh lại khó xử lý, điều trị và dự phòng, người rất dễ thiếu máu, thiếu sắt là bệnh của người nghèo. Nguồn cung thực phẩm với vi chất để dự phòng thiếu máu lại là dành cho người có điều kiện nên với người nghèo cũng khó khăn hơn. Trong cộng đồng có sử dụng uống viên sắt và acidfolic cho phụ nữ mang thai.
Cứ 4 phụ nữ có 1 người mắc bệnh này, đặc biệt là bà bầu. Ảnh minh họa
Nguy hiểm khi thiếu máu
PGS. Mai cho biết, thiếu máu thiếu sắt kéo dài sẽ trở thành thiếu máu mãn tính và nó làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều ở trong tình trạng thiếu oxy. Việc đầu tiên là sự chuyển hoá của các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều xảy ra không bình thuờng, ngay cả chuyển hoá các chất dinh dưỡng axit amin, tinh bột chuyển thành gluco, được chuyển hoá trong môi trường không bình thường nó tạo ra sản phẩm trung gian và đó là gốc tự do.
Video đang HOT
Gốc tự do hình thành tạo ra rất nhiều bệnh tim mạch, ung thư, đái đường. Gốc tự do luôn có nhu cầu phải thu điện tích lượng để không gốc tự do, nó tấn công vào các tế bào khiến cơ quan bị tổn thương và chúng ta mắc bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, thiếu sắt làm cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, muốn con có chiều cao tối ưu, thiếu máu, thiếu sắt không đủ oxy rất mệt mỏi kém tập trung, thiếu máu kéo dài để lại hậu quả với trẻ em, phụ nữ có thai vì dẫn đến băng huyết sau sinh, xảy thai…
PGS. Thanh cho biết các nguyên nhân thiếu máu nhìn chung là lành tính và đều có thể chữa khỏi, nếu chúng ta xác định và chẩn đoán đúng điều trị đúng. Chia thành 3 nhóm lớn nhóm bệnh gây mất máu mạn tính: bị dạ dày, tá tràng, trĩ, nhiễm giun.
Thứ 2 là thiếu máu do tăng nhu cầu sử dụng đó là khi chúng ta không đủ lực lượng vật chất để tổng hợp lên huyết sắc tố khi đấy thiếu máu xảy ra hay gặp phải ở phụ nữ có thai, cho con bú, dậy thì. Thứ ba, là bệnh nhân bị thiếu máu huyết tán.
PGS. Mai cho biết, hiện nay có tình trạng nhiều chị em phụ nữ sợ béo ăn kiêng quá dẫn tới tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Vì vậy, PGS. Mai cho rằng cần phải ăn đủ 5 nhóm thực phẩm, không nên quá kiêng, đa dạng phải hiểu là nhiều thực phẩm. Phải đủ năng lượng, đạm, đường, vitamin và khoáng chất.
Để bổ sung sắt, tăng cường sức khoẻ, theo PGS. Mai cần duy trì chế độ ăn đầy đủ cung cấp thực phẩm giàu sắt như thịt bò, lợn, những phần thịt thâm của gia cầm. Bên cạnh đó quan tâm đến sắt trong trứng, rau muống, rau ngót chứa nhiều sắt.
Hình dạng kỳ lạ của móng tay tiết lộ điều gì?
Chuyên gia da liễu người Anh, tiến sĩ Faheem Latheef, cho biết móng tay thường tiết lộ các vấn đề về sức khỏe.
Thiếu sắt có thể dẫn đến móng giòn và bong tróc - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tiến sĩ Latheef cho biết móng tay phát triển khoảng 3,5 mm mỗi tháng. Trong giai đoạn này, bất cứ điều gì cản trở sự phát triển của chúng sẽ dẫn đến những bất thường ở móng tay, theo Health Problem News.
Theo tiến sĩ Latheef, sự thiếu hụt vitamin có thể dẫn đến những thay đổi ở móng tay, như móng bị bong tróc hoặc giòn chỉ sau vài tuần đến vài tháng thiếu chất dinh dưỡng.
Thiếu sắt có thể dẫn đến móng giòn và bong tróc.
Đặc biệt, có một dấu hiệu rất đặc biêt, đó là thiếu sắt khiến móng tay trở nên mỏng khác thường và lõm xuống như hình cái thìa, gọi là móng tay hình thìa, theo Health Problem News.
Các dấu hiệu thiếu sắt khác
Ban đầu, thiếu máu do thiếu sắt có thể nhẹ đến mức không được chú ý. Nhưng khi cơ thể thiếu sắt và thiếu máu càng nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng tăng lên, theo Mayo Clinic.
Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:
Yếu người
Da tái
Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở
Đau đầu, chóng mặt
Tay chân lạnh
Viêm hoặc đau ở lưỡi
Móng tay dễ gãy
Thèm ăn bất thường
Ăn kém
Bắt buộc phải đi bác sĩ, không được tự uống chất sắt
Nếu bạn hoặc con bạn gặp các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, hãy đi gặp bác sĩ.
Thiếu máu do thiếu sắt không thể tự chẩn đoán hoặc điều trị. Vì vậy, hãy đi khám bệnh để được chẩn đoán, chứ không nên tự bổ sung sắt. Vì quá tải sắt có thể nguy hiểm cho cơ thể vì tích lũy sắt quá mức có thể làm hỏng gan và gây ra các biến chứng khác.
Nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho việc thiếu ô xy trong máu do thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến to tim hoặc suy tim, theo Mayo Clinic.
Trẻ thiếu sắt nhạy cảm với nhiễm trùng hơn.
Tiến sĩ Latheef khuyên một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể là cách tốt nhất để có được bộ móng chắc khỏe, sáng bóng, khỏe mạnh và đặc biệt là da và tóc.
Tiến sĩ Latheef nói: Bạn nên đặt mục tiêu ăn nhiều loại trái cây, rau, các loại hạt, đầy đủ đạm và a xít béo omega-3 và 6, theo Health Problem News và Mayo Clinic.
Thiên Lan
Bác sĩ cảnh báo 5 hành vi thường thấy là nguyên nhân gây "phá hủy" thận Ngày nay số người mắc bệnh thận càng gia tăng, thực tế nhiều người không biết rằng chính những thói quen trong cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thận. "Tôi chính là người không coi trọng sức khỏe của bản thân", Trương Quang 32 tuổi, vô cùng hối hận sau khi biết bản thân mắc...