COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 527.000 ca mắc và 1.259 ca tử vong. Triều Tiên dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới, trong khi CDC Mỹ cho biết những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ hình thành các cục máu đông trong phổi cao gấp đôi so với những người chưa từng mắc.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 1
Nhân viên giao thực phẩm cho người bị cách ly tại nhà vì nghi nhiễm COVID-19 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCTV/Yonhap

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 529.398.984 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.305.104 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 527.711 và 1.259 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 499.911.977 người, 23.181.903 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 37.929 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Triều Tiên dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 115.980 ca; Mỹ đứng thứ hai với 51.444 ca; tiếp theo là Đức (47.176 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 154 người chết trong ngày; tiếp theo là Đức với 147 ca và Italy 137 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 85.309.964 người, trong đó có 1.029.712 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.144.260 ca nhiễm, bao gồm 524.507 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.846.602 ca bệnh và 666.037 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 195,8 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 154,6 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 100,86 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 57,45 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 12,12 triệu ca và châu Đại Dương trên 8,5 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 2
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19 tại một trường học ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN

Triều Tiên dẫn đầu thế giới về ca mắc mới

Hãng tin Triều Tiên KCNA cho biết, theo thông tin từ trụ sở cơ quan phòng chống dịch khẩn cấp của nhà nước, ngày 25/5, có hơn 115.970 người dân nước này đã bị sốt (giảm khoảng 18 540 người so với ngày hôm trước), 192.870 người hồi phục (giảm 20.810 người so với ngày hôm trước ) và không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận từ 18h ngày 23/5 đến 18h ngày 24/5 trên cả nước.

Tính đến 18h ngày 24/5, kể từ cuối tháng 4, tổng số người bị sốt là hơn 3.064.880 người, trong đó 2.741.470 người (chiếm 89,448%) đã hồi phục và ít nhất 323.330 người (10,55%) đang được điều trị.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 3
Triều Tiên huy động quân đội tham gia vận chuyển thuốc men tại Bình Nhưỡng ngày 16/5/2022. Ảnh: KCNA/AP

Người mắc COVID-19 có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong phổi

Những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ hình thành các cục máu đông trong phổi, cũng như mắc các triệu chứng về đường hô hấp, cao gấp đôi so với những người chưa từng mắc. Đây là kết quả nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tiến hành, công bố ngày 24/5.

Theo nghiên cứu trên, cứ 5 người trong độ tuổi từ 18-64 thì có 1 người gặp phải các vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến COVID-19, trong khi cứ 4 người ở nhóm tuổi trên 65 thì có 1 người gặp phải. Kết quả này liên quan chặt chẽ với các kết quả từ những nghiên cứu trước.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người đã mắc COVID-19 có nguy cơ mắc thuyên tắc phổi cấp, cũng như các triệu chứng hô hấp như ho hay khó thở, cao nhất, gấp 2 lần so với những người chưa từng mắc bệnh, ở cả 2 nhóm tuổi 18-64 và trên 65 tuổi. Thuyên tắc phổi cấp chỉ tình trạng có cục máu đông trong động mạch phổi, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm tổn thương phổi, giảm oxy và tử vong.

Để đưa ra được kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã đánh giá hơn 350.000 hồ sơ bệnh án của những người mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 – 11/2021, so sánh với 1,6 triệu trường hợp trong nhóm đối chứng. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét hồ sơ dựa trên 26 triệu chứng lâm sàng, vốn gắn liền với hội chứng COVID kéo dài (long COVID). Các nhà khoa học đã theo dõi các bệnh nhân từ tháng đầu tiên đi khám cho đến khi họ có các triệu chứng tiếp theo, hoặc thậm chí đến 1 năm sau đó.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 4
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Các triệu chứng phổ biến nhất ở cả hai nhóm tuổi là các triệu chứng về hô hấp và đau cơ xương khớp.

Đối với các bệnh nhân dưới 65 tuổi, nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe đều tăng, song nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt đối với nguy cơ phát triển các bệnh mạch máu não, sức khỏe tâm thần hoặc các rối loạn liên quan đến sử dụng các chất.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết, mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân và phúc lợi kinh tế. Việc gặp phải các tình trạng sức khỏe khác nhau sau khi mắc COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của những người này, thậm chí ảnh hưởng đến kinh tế của bản thân họ và những người phụ thuộc, cũng như tăng sức ép đối với hệ thống y tế.

Nghiên cứu còn những hạn chế, trong đó các yếu tố bao gồm dữ liệu thực tế về giới tính, chủng tộc và vùng địa lý, cũng như hồ sơ tiêm chủng, chưa được xem xét. Do thời gian nghiên cứu, nghiên cứu cũng không bao gồm yếu tố về việc xuất hiện các biến thể virus SARS-CoV-2 mới.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 5
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Đức nới lỏng các quy định nhập cảnh từ ngày 1/6

Bộ Y tế Đức sẽ nới lỏng các quy định về COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Đức từ ngày 1/6.
Tập đoàn truyền thông Funke dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết nước này sẽ ngừng áp dụng quy định 3G đối với người nhập cảnh vào Đức cho đến cuối tháng 8. Theo đó, du khách khi nhập cảnh vào Đức không cần có chứng nhận tiêm chủng, đã khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gồm tiêm chủng, phục hồi sau nhiễm virus hoặc xét nghiệm âm tính sẽ dừng áp dụng cho tới tháng 8 năm nay.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Đức cũng dự định công nhận tất cả vaccine ngừa COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận, ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) chưa phê duyệt.
Theo số liệu của Robert Koch, số lượng ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức đang giảm dần. Ngày 24/5, nước này ghi nhận 64.437 ca mắc COVID-19, ít hơn 21.815 ca so so với 1 tuần trước đó.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 6
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 17/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nghiên cứu sâu rộng về hội chứng “COVID kéo dài”

Không lâu sau khi dịch COVID-19 bùng phát, một nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã bắt đầu xem xét hàng trăm bệnh nhân nhằm lý giải nguyên nhân vì sao một số bệnh nhân COVID-19 gặp vấn đề dai dẳng về sức khỏe, mà sau này gọi là hội chứng COVID kéo dài.

Video đang HOT

Các nhà nghiên cứu đã rà soát hồ sơ bệnh án của các tình nguyện viên là bệnh nhân COVID-19 để tìm ra nguyên nhân khiến họ mắc hội chứng COVID kéo dài với các biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, đau ngực, sương mù não, hụt hơi và các triệu chứng khác. Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành hơn 130 thí nghiệm đối với các tình nguyện viên để tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy những bộ phận cơ thể chính bị tổn thương, rằng virus SARS-CoV-2 vẫn đang ẩn náu trong cơ thể họ hoặc hệ miễn dịch gặp trục trặc.

Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả đầu tiên của nghiên cứu vốn vẫn đang được thực hiện này trên chuyên san nội khoa “Annals of Internal Medicine” số ra ngày 24/5. Tiến sĩ Michael Sneller, chuyên gia bệnh truyền nhiễm đứng đầu nghiên cứu nói: “Đánh giá y tế sâu rộng không làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra các triệu chứng kéo dài dai dẳng trong phần lớn các trường hợp. Chúng tôi không thể phát hiện bằng chứng cho thấy virus hiện diện hay ẩn náu trong cơ thể. Chúng tôi cũng không tìm thấy bằng chứng hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh hay trục trặc theo cách có thể gây tổn thương tới các bộ phận chính trong cơ thể”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại phát hiện rằng phụ nữ và những người lo lắng về bệnh, cuối cùng có thể mắc hội chứng COVID kéo dài. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng phát hiện của họ không có nghĩa là những vấn đề của bệnh nhân liên quan tới tâm lý.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 7
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 17/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Mỹ công bố số liệu mới về hội chứng COVID kéo dài

Ngày 24/5, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố một nghiên cứu mới cho thấy có tới 20% số người từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ bị mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi đã khỏi bệnh COVID-19.

Theo nghiên cứu trên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người phơi nhiễm và mắc COVID-19, con số ghi nhận về các trường hợp gặp phải các triệu chứng dai dẳng hoặc rối loạn chức năng cơ thể sau khi mắc COVID-19 cũng theo đó gia tăng. Các triệu chứng này thường được gọi chung là hội chứng COVID kéo dài, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, với các dấu hiệu tác động tới tim mạch, phổi, máu, thận, nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh và tâm thần. Nghiên cứu của CDC Mỹ nêu rõ những người khỏi bệnh COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh phổi hoặc bệnh hô hấp cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này. Cứ trong 5 người khỏi bệnh COVID-19 (trong độ tuổi từ 18-64) sẽ có 1 người chịu ít nhất 1 triệu chứng COVID kéo dài. Trong khi ở những người trên 65 tuổi, tỷ lệ này là 1/4.

Theo CDC Mỹ, việc thực hiện các chiến lược phòng chống COVID-19, cũng như đánh giá thường xuyên mức độ ảnh hưởng của tình trạng hậu COVID-19 ở những người đã khỏi bệnh là rất quan trọng, giúp hoạch định biện pháp giảm thiểu các ca lây nhiễm và hạn chế các ảnh hưởng trong thời kỳ hậu COVID-19, đặc biệt là ở những người trên 65 tuổi.

New Zealand ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể BA.2.12.1 trong cộng đồng

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 8
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Wellington, New Zealand, ngày 10/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 25/5, nhà chức trách New Zealand thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ BA.2.12.1 của biến thể Omicron trong cộng đồng.

ADVERTISING

X

Bộ Y tế New Zealand cho biết ca nhiễm sống tại Vịnh Hawke’s, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hôm 10/5. Trường hợp này không có mối liên quan đến yếu tố nước ngoài.
Dòng phụ này của biến thể Omicron đang là biến thể chủ đạo khiến dịch bệnh lây lan tại Mỹ và được phát hiện ở các trường hợp nhập cảnh tại New Zealand trong nhiều tuần. Thống kê cho thấy New Zealand đã ghi nhận 29 trường hợp nhập cảnh nhiễm dòng phụ BA.2.12.1 này kể từ tháng 4, nên việc dòng phụ này lây lan trong cộng đồng cũng không nằm ngoài dự đoán của nhà chức trách.

Theo các dữ liệu gần đây, dòng phụ BA.2.12.1 có khả năng lây nhiễm cao hơn biến thể phụ hiện đang chiếm chủ đạo tại New Zealand. Bộ Y tế cho biết lực lượng chức năng vẫn duy trì việc giám sát bộ gene nhằm tăng cường hiểu biết về các loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng như theo dõi sự lây lan của những biến thể này. Trước đó, New Zealand đã ghi nhận các ca nhiễm dòng phụ BA.4 và BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Brunei cập nhật hướng dẫn phòng, chống dịch

Cùng ngày, Chính phủ Brunei cho biết Giai đoạn bệnh đặc hữu sớm của nước này sẽ kết thúc vào ngày 31/5 và nhà chức trách sẽ cập nhật hướng dẫn về các biện pháp kiểm soát COVID-19, bắt đầu từ tháng 6.

Theo chương trình phục hồi quốc gia sau đại dịch COVID-19, Brunei coi COVID-19 là bệnh đặc hữu từ tháng 12/2021 trong bối cảnh tình trạng lây lan dịch bệnh giảm dần, sau khi nước này áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất, trong đó có quy định làm việc tại nhà và ban bố lệnh giới nghiêm.

Theo Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về COVID-19 của Brunei, một số hướng dẫn về phòng, chống COVID-19 sẽ được cập nhật từ ngày 1/6, theo đó sẽ không còn hạn chế số người được phép tập trung tại một sự kiện. Mọi hoạt động thể thao sẽ được phép tổ chức và không hạn chế số lượng khán giả. Hoạt động ăn uống, tôn giáo cũng sẽ không còn bị giới hạn. Tuy nhiên, hướng dẫn cũng khuyến nghị đeo khẩu trang trong các tòa nhà công cộng và khu vực đông người ngoài trời.

Ủy ban này cho biết quyết định trên được đưa ra dựa trên thực tế tình hình dịch COVID-19 tại nước này đã ổn định, tỷ lệ tiêm chủng cao và số giường bệnh còn trống tại các trung tâm cách ly trong nước ở mức cao. Hiện Chính phủ Brunei vẫn đang theo dõi và xem xét dỡ bỏ các hạn chế khác như việc quét mã và mở cửa biên giới để đạt được mục tiêu đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra đại dịch. Các quyết định sẽ sớm được công bố trong vài ngày tới.
Trong ngày 24/5, Brunei ghi nhận 246 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 147.021 trường hợp. Hiện Brunei có 1.633 ca bệnh đang được điều trị và theo dõi và 145.166 trường hợp bình phục. Tính đến ngày 23/5, khoảng 69,7% dân số Brunei đã được tiêm 3 mũi vaccine ngừa COVID-19.

LHQ đánh giá cao kết quả phòng chống dịch COVID-19 của Indonesia

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại Diễn đàn toàn cầu về giảm thiểu rủi ro thiên tai (GPDRR) năm 2022 được tổ chức tại Bali (Indonesia), Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed đánh giá cao các bước Indonesia đã thực hiện để giải quyết và ứng phó thành công đại dịch COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 26/5: Triều Tiên ca mắc mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm - Hình 9
Học sinh tại một trường học ở Bandung, West Java, Indonesia, ngày 12/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Bà Amina Mohammed đánh giá nỗ lực của Indonesia tiêm vaccine cho dân số 217 triệu người là một thành tựu lớn. Chính quyền Indonesia đã triển khai chương trình tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho mọi người và hành động ứng phó với đại dịch COVID-19. Bà Amina Mohammed khẳng định Indonesia là một đối tác rất quan trọng của LHQ trong các nỗ lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết chính phủ nước này đã thực hiện chính sách linh hoạt trong việc đối phó với đại dịch COVID-19 nhằm duy trì sự cân bằng giữa lợi ích sức khỏe và kinh tế. Chính sách này đã được chứng minh là có hiệu quả. Indonesia đã triển khai tiêm được 411 triệu liều vaccine cho người dân.

Tổng thống Joko Widodo cũng cho biết số ca mắc COVID-19 hằng ngày ở Indonesia đã giảm mạnh, từ mức cao nhất 64.000 ca/ngày xuống còn 345 ca/ngày vào ngày 24/5 vừa qua. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức 5,01% và lạm phát ở mức an toàn là 3,5%.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 572.000 ca mắc và 1.264 ca tử vong. Giới khoa học đưa ra dự báo viễn cảnh dịch trong năm 5 tới, trong khi Triều Tiên giảm đáng kể ca sốt và tử vong do COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 1
Nhân viên phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại một vườn thú ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 18/5/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 25/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 528.679.927 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.303.127 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 572.691 và 1.264 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 499.093.576 người, 23.283.224 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 37.991 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 54.198 ca; Australia đứng thứ hai với 42.759 ca; tiếp theo là Mỹ (37.832 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 182 người chết trong ngày; tiếp theo là Brazil với 178 ca và Đức 141 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 85.152.708 người, trong đó có 1.029.308 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.141.200 ca nhiễm, bao gồm 524.490 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.778.815 ca bệnh và 665.905 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 195,6 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 154,3 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 100,68 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 57,4 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 12,1 triệu ca và châu Đại Dương trên 8,44 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Số ca sốt mới tại Triều Tiên tiếp tục giảm

Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24/5, sau khi hệ thống phòng chống dịch khẩn cấp tối đa được kích hoạt, tỷ lệ sốt và tử vong tại nước này đã giảm đáng kể, trong khi số người phục hồi tăng lên.

Cụ thể, theo số liệu của Cơ quan phòng chống dịch khẩn cấp quốc gia Triều Tiên, trong vòng 24 giờ, tính từ 18h ngày 22/5 đến 18h ngày 23/5, Triều Tiên ghi nhận thêm hơn 134.000 người bị sốt, ít hơn khoảng 33.000 người so với ngày trước đó. Như vậy, so với mức đỉnh là khoảng 393.000 người sốt trong ngày 15/5, số ca sốt mới theo ngày đã giảm còn 1/3. Trong khi đó, số người phục bình phục là hơn 213.000 người, và không có thêm trường hợp tử vong nào.

Tổng cộng Triều Tiên đã ghi nhận hơn 2,94 triệu ca sốt, trong đó 2,54 triệu người đã hồi phục và 68 người đã tử vong kể từ cuối tháng 4.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 3
Xe cứu thương di chuyển trên đường phố tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 23/5/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học và tình hình phòng chống dịch trên cả nước, các ngành y tế công và các viện nghiên cứu khoa học của Triều Tiên đã đưa ra các phương pháp điều trị mới, trong đó phân loại bệnh nhân theo độ tuổi, nghề nghiệp, thể trạng và các bệnh mãn tính, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất các bộ xét nghiệm và thuốc chữa bệnh.

Triều Tiên đã áp đặt các biện pháp phong tỏa biên giới nghiêm ngặt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới năm 2020. Ngày 12/5 vừa qua, KCNA đưa tin nhà chức trách đã thu thập mẫu bệnh phẩm từ một nhóm bệnh nhân tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 8/5 và kết quả giải mã gene các mẫu bệnh phẩm này đã phát hiện dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Do đó, nhà chức trách Triều Tiên tuyên bố triển khai hệ thống kiểm soát virus ở "mức khẩn cấp cao nhất".

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 4
Triều Tiên huy động quân đội tham gia vận chuyển thuốc men tại Bình Nhưỡng ngày 16/5/2022. Ảnh: KCNA/AP

Viễn cảnh dịch COVID-19 trong 5 năm tới

Trong một nghiên cứu của Hội đồng Khoa học quốc tế (ISC) vừa công bố, các nhà nghiên cứu đã phân tích và đưa ra 3 viễn cảnh dịch bệnh COVID-19 trong 5 năm tới.

Theo đó, các nhà nghiên cứu tại ISC cho rằng rất có thể vào năm 2027, COVID-19 sẽ trở thành căn bệnh đặc hữu mà con người có thể sống chung nhưng vẫn sẽ gây ra những đợt dịch theo mùa, đòi hỏi phải có các loại vaccine cập nhật để ứng phó. Phần lớn dân số chưa tiêm phòng COVID-19 trên thế giới chủ yếu vẫn sẽ nằm ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi có nguy cơ mất an ninh lương thực và hệ thống y tế có thể sụp đổ. Với tiến trình phục hồi và tỷ lệ tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 không đồng đều giữa các quốc gia, nghiên cứu cảnh báo tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng trên thế giới.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 5
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Trong một viễn cảnh bi quan hơn vào năm 2027, thế giới có chưa đến 70% dân số đã tiêm phòng COVID-19 và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt như phong tỏa diện rộng sẽ được áp dụng ở một số quốc gia. Các nhà nghiên cứu cho rằng thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với những biến động xã hội nghiêm trọng như trường học đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp cao trong thời gian dài, trong khi chủ nghĩa dân tộc ngày càng dâng cao sẽ cản trở nỗ lực tiêm chủng và làm phát sinh thêm xung đột. Thậm chí, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ, nhiều quốc gia sẽ chuyển sang đảo ngược các chính sách bảo vệ môi trường nhằm khắc phục tác động kinh tế do COVID-19 gây ra.

Kịch bản thứ ba và lạc quan nhất, đó là nỗ lực hợp tác toàn cầu sẽ khiến COVID-19 trở thành một căn bệnh dễ kiểm soát hơn và không còn là căn bệnh được ưu tiên giải quyết cấp bách. Vaccine ngừa COVID-19 đã được phân phối công bằng hơn trên toàn cầu - bao phủ hơn 80% dân số - trong khi không còn cần phải đóng cửa các trường học cũng như áp đặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch. Các chuyên gia cho rằng nhờ nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia, thế giới có khả năng giải quyết tốt hơn các cuộc khủng hoảng khác như khủng hoảng an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.

Nhà dịch tễ học tại Đại học Otago (New Zealand), Giáo sư Michael Baker, nhận định nghiên cứu của ISC được công bố vào thời điểm ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Ông Baker cảnh báo virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục biến đổi để né tránh miễn dịch và tăng tỷ lệ tái nhiễm, dẫn đến những làn sóng lây nhiễm tiếp theo trên toàn cầu.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 6
Diễu hành trong lễ hội Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nỗ lực giải mã nguyên nhân gây "COVID kéo dài"

Ngày 23/5, các bác sĩ và các nhà khoa học tại Mỹ đã công bố những kết quả nghiên cứu đầu tiên nhằm giải mã nguyên nhân khiến một số người phải vật lộn với hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) - một trong những "bí ẩn" lớn nhất trong đại dịch COVID-19.

Ngay đại dịch COVID-19 bùng phát, các bác sĩ, các nhà nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã bắt đầu phân tích bệnh án của hàng trăm bệnh nhân nhằm tìm hiểu nguyên nhân khiến những người này mắc hội chứng COVID kéo dài. Song song với đó, hơn 130 thử nghiệm đã được thực hiện này nhằm xác định một loạt câu hỏi: Liệu có bất kỳ tổn thương nào đối với các cơ quan quan trọng trong cơ thể họ hay không? Liệu virus SARS-CoV-2 còn ẩn náu trong cơ thể họ và gây các vấn đề về sức khỏe hiện nay? Hệ thống miễn dịch của họ có bị "chọc thủng", khiến họ bị ốm mặc dù virus đã biến mất ?

Tiến sĩ Michael Sneller phụ trách nghiên cứu cho biết điều trước tiên các nhà khoa học ghi nhận là hơn một nửa số bệnh nhân COVID-19 dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 sau nhiều tháng nhưng vẫn có các triệu chứng mệt mỏi, sương mù não, đau đầu, tức ngực và nhiều biểu hiện khác. Tuy nhiên, họ khẳng định số người gặp các triệu chứng trên không chiếm tới 50% số ca đã khỏi bệnh. Con số thực tế có thể thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, ngay cả con số thực chỉ chiếm một phần nhỏ thì vẫn có rất nhiều người gặp phải hội chứng này.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 7
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 21/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Điều thứ hai là các nhà khoa học hiện chưa thể tìm thấy bằng chứng về việc virus vẫn tồn tại hoặc ẩn náu trong cơ thể. Họ cũng không tìm được bằng chứng cho thấy hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức hoặc hoạt động sai cách có thể gây ra tổn thương cho các cơ quan chính trong cơ thể. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng nhiều phụ nữ mắc hội chứng COVID kéo dài và trải qua cảm giác lo lắng khi gặp phải vấn đề này. Theo Tiến sĩ Sneller, điều này không đồng nghĩa các vấn đề của họ là do tâm lý. Tiến sĩ Sneller hy vọng những phát hiện bước đầu của ông và các cộng sự sẽ giúp các bác sĩ hiểu được phần nào vấn đề của người bệnh và có thể tập trung vào những biện pháp hữu ích, như các phương pháp trị liệu vật lý và nhận thức hành vi.

Tiến sĩ Sneller cho biết thêm rằng ông và các cộng sự tại NIH đang tiếp tục tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn và chuyên sâu hơn với hàng nghìn bệnh nhân nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây hội chứng COVID kéo dài.

Mỹ: Số trẻ mắc COVID-19 tăng 72% trong 2 tuần

Theo báo cáo mới nhất của Viện nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội bệnh viện nhi, công bố ngày 23/5, trong tuần qua, nước Mỹ đã ghi nhận hơn 107.000 ca mắc COVID-19 là trẻ em, tăng 72% so với cách đây hai tuần.

Đây là tuần thứ 6 liên tiếp số trẻ em mắc COVID-19 tăng tại Mỹ. Như vậy kể từ khi bùng phát đại dịch, đến nay Mỹ có 13,3 triệu trẻ em dương tính với virus SARS-CoV-2. Đáng chú ý là trong số này có tới 316.000 trẻ được ghi nhận mắc trong 4 tuần vừa qua. Từ đầu năm tới nay, có gần 5,4 triệu trẻ ở Mỹ mắc COVID-19.

Báo cáo trên cũng cho biết trẻ em chiếm 19% tổng số ca mắc tại Mỹ. AAP cho biết cần khẩn cấp thu thập thêm dữ liệu chi tiết về tuổi để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh liên quan đến các biến thể mới cũng như các tác động tiềm ẩn về lâu dài.

Báo cáo nêu rõ: "Không thể phủ nhận các tác động trước mắt của đại dịch đối với sức khoẻ trẻ em, nhưng chúng ta cần xác định và giải quyết các tác động lâu dài đến tâm, sinh lý và xã hội của thế hệ thanh thiếu niên này".

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 8
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ gần đây bày tỏ lo ngại khi nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, chưa đủ điều kiện để tiêm chủng ngừa COVID-19 theo hướng dẫn của Cục Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm (FDA), đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhập viện lớn nhất trong số bất kỳ nhóm tuổi nào dưới 18 trong giai đoạn biến thể Omicron hoành hành.

Mũi thứ 4 vaccine mRNA có thể tăng gấp đôi kháng thể so với mũi 3

Mũi thứ 4 vaccine công nghệ mRNA ngừa COVID-19 có thể giúp tăng nồng độ kháng thể và phản ứng miễn dịch của tế bào T cao hơn so với mũi thứ 3. Đây là dữ liệu cuộc thử nghiệm được công bố mới đây tại Anh.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đối với 166 người trưởng thành đã tiêm mũi thứ 3 vaccine mRNA của hãng Pfizer/BioNTech sau khi hoàn thành liều cơ bản với vaccine cùng loại hoặc vaccine công nghệ vector của hãng AstraZeneca. Những người này được lựa chọn ngẫu nhiên để tiêm mũi thứ 4 vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna (công nghệ mRNA). Một nửa số người tham gia thử nghiệm trên 70 tuổi và thời gian trung bình kể từ mũi tiêm thứ 3 là 7 tháng.

Kết quả cho thấy, 2 tuần sau mũi tiêm thứ 4, nồng độ kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 cao gấp đôi nồng độ kháng thể được tạo ra ở thời điểm 4 tuần sau mũi tiêm thứ 3. Nồng độ kháng thể sau mũi thứ 4 của vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna là tương đương.

Trong khi đó, phản ứng miễn dịch từ tế bào T cũng tăng mạnh sau 14 ngày kể từ mũi vaccine mRNA thứ 4, nhanh hơn so với 28 ngày sau mũi thứ 3. Tuy nhiên, kết quả này chỉ ghi nhận ở những tình nguyện viên đã tiêm 3 mũi đầu tiên vaccine của Pfizer/BioNTech và mũi thứ 4 là vaccine của Moderna.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 9
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Indonesia xác định sẽ mất hơn 6 tháng để ghi nhận đại dịch COVID-19 kết thúc

ADVERTISING

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 24/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono cho biết sẽ mất hơn 6 tháng để theo dõi tình hình dịch COVID-19 và xác nhận đại dịch kết thúc ở Indonesia.

Phát biểu tại phiên điều trần trước Hạ viện Indonesia (DPR), Thứ trưởng Harbuwono nêu rõ: "Chưa đến lúc đề cập giai đoạn bệnh đặc hữu. Tình hình hiện nay là đại dịch được kiểm soát. Còn phải qua một số giai đoạn nữa".

Theo ông Harbuwono, một trong những thông số để Indonesia bước vào giai đoạn an toàn là duy trì chỉ số lây nhiễm (RT) dưới 1 trong hơn 6 tháng. Chỉ số RT phản ánh số ca nhiễm mới trong cộng đồng sau khi đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát đại dịch, chẳng hạn như hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM), tiêm vaccine ngừa COVID-19 và các biện pháp khác được áp dụng ở Indonesia.

Ông Harbuwono cho rằng có một số giai đoạn để xác định COVID-19 là bệnh đặc hữu, một trong các giai đoạn đó là khi RT ít hơn 1 trong hơn 6 tháng. Ngoài ra, Indonesia vẫn cần theo đuổi mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia nêu rõ COVID-19 không phải là đại dịch đầu tiên bùng phát trên thế giới. Do đó, quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu phụ thuộc vào việc virus SARS-CoV-2 biến mất hoàn toàn.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 10
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Harbuwono nhấn mạnh thêm rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá COVID-19 chưa trở thành bệnh đặc hữu trên toàn cầu và vẫn được coi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC). Điều này đồng nghĩa tình hình dịch bệnh vẫn được theo dõi sát và đánh giá thường xuyên cả về lâm sàng cũng như tại các phòng thí nghiệm trên thế giới.

Theo số liệu cập nhật tiêm chủng COVID-19 của Bộ Y tế Indonesia, tính đến ngày 23/5, số người tiêm đủ liều 2 mũi vaccine tại nước này là 166,9 triệu người, trong khi mục tiêu bao phủ vaccine là hơn 208 triệu người.

Trung Quốc: Giằng co cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Bắc Kinh

Trong khi COVID-19 trên toàn Trung Quốc đang có xu hướng suy giảm trong tuần qua, với tổng số ca nhiễm mới hằng ngày đã xuống dưới 1.200, cuộc chiến chống dịch tại thủ đô Bắc Kinh của nước này vẫn đang trong tình thế giằng co. Mặc dù giới chức Bắc Kinh đã áp đặt nhiều biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, nhưng số ca nhiễm mới mỗi ngày tại đây đã tăng lên đỉnh mới vào hôm 22/5 vừa qua, khiến giới chuyên gia y tế phải lên tiếng cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát mạnh hơn.

Tháng trước, số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày ở Bắc Kinh ở khoảng 50 người. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ (tính đến 15h ngày 22/5), số ca nhiễm trong đợt dịch lần này đã tăng lên mức kỷ lục trong một ngày là 99 người, với 83 ca được xác nhận và 16 ca nhiễm không triệu chứng. Mặc dù trong 24 giờ tiếp theo số ca nhiễm mới giảm xuống còn 63, nhưng các chuyên gia cảnh báo, con số này có khả năng sớm vượt quá 100 mỗi ngày nếu công tác phòng chống dịch bị buông lỏng.

COVID-19 tới 6h sáng 25/5: Dự báo dịch trong 5 năm tới; Triều Tiên giảm mạnh ca sốt và tử vong - Hình 11
Người dân di chuyển trên một đường phố ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Trước tình trạng này, nhà chức trách và các cộng đồng dân cư ở Bắc Kinh đã liên tục siết chặt công tác phòng chống dịch bằng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm sớm dập tắt làn sóng dịch lần này. Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) đã thị sát một số nơi báo cáo xuất hiện các ca nhiễm ở Bắc Kinh. Bà kêu gọi cơ quan chức năng phản ứng nhanh hơn để xóa sổ càng sớm càng tốt các ổ dịch bên ngoài những khu vực được kiểm soát. Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan lưu ý rằng dịch bệnh ở Bắc Kinh nhìn chung đang được kiểm soát, nhưng vẫn những ca nhiễm rải rác. Vì vậy, không được phép buông lỏng công tác phòng chống dịch.

Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng hiện vẫn khó có thể dự đoán về một sự chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống dịch ở Bắc Kinh và nhiều khả năng làn sóng dịch lần này có thể kéo dài đến tháng 6. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng hiện nay hy vọng nhiều hơn là thách thức vì ngày càng có nhiều loại thuốc đang được nghiên cứu và phát triển, trong khi tỷ lệ tiêm chủng cho người dân cũng gia tăng mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024

Tin mới nhất

Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.

Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép

22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.

Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới

22:01:23 18/11/2024
Làn sóng sợ hãi một lần nữa ập xuống Port-au-Prince khi một khu vực của thủ đô rơi vào vòng kiểm soát của băng nhóm tội phạm.

Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách giám sát ngoại hối

21:57:15 18/11/2024
Báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 14.11 cho biết Mỹ đã đưa Hàn Quốc trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về chính sách ngoại hối, một năm sau khi Hàn Quốc được loại khỏi danh sách này.

Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Tổng biên tập tạp chí Mỹ lâu đời nhất gọi cử tri của ông Trump là 'phát xít'

21:51:10 18/11/2024
Tổng biên tập Laura Helmuth của tạp chí Scientific American (Khoa học Mỹ) đã từ chức sau khi gây tranh cãi vì gọi cử tri của Tổng thống đắc cử Donald Trump là phát xít .

Khi Israel thăm dò ông Trump

21:42:52 18/11/2024
Trên danh nghĩa, đây chỉ là đề xuất cá nhân nhưng cũng báo hiệu mức độ đối địch giữa Tel Aviv và Tehran sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tổng thống Biden ra cảnh báo trong cuộc gặp với lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc

21:38:36 18/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15.11 đã cảnh báo về một kỷ nguyên biến động chính trị khi ông gặp các đồng minh quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.

Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng

21:03:51 18/11/2024
Ông Josep Borrell cho rằng đây là phản ứng thỏa đáng trước việc Triều Tiên hỗ trợ phía Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin cho phép tấn công tên lửa tầm xa nên là điều bất ngờ cho Nga.

Nga bán lại nhiều khí đốt hơn cho châu Âu sau khi dừng nguồn cung tới Áo

21:01:57 18/11/2024
Một nguồn tin quen thuộc với nguồn cung cấp khí đốt của Nga tại châu Âu cho biết khí đốt từ Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn khác, do đó, khối lượng khí đốt của Áo đã nhanh chóng được bán lại.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.