Covid-19 tại TP.HCM: Thực phẩm, hàng hóa dồi dào, người dân phải đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị
Các chợ, siêu thị tại TP.HCM không còn cảnh chen chúc, giành nhau mua thực phẩm, gạo, mì gói như hai đợt dịch trước. Tiểu thương, doanh nghiệp khẳng định hàng hóa vẫn dồi dào, giá ổn định. Người dân khi đi mua sắm phải đeo khẩu trang phòng Covid-19.
Sau khi TP.HCM xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, ghi nhận của Dân Việt cho thấy tại TP.HCM không còn cảnh người dân kéo nhau đi mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu như hai làn sóng dịch trước. Thay vào đó, hoạt động mua sắm hàng hóa, thực phẩm trên địa bàn vẫn diễn ra bình thường.
Chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) sáng 4/12 nhộn nhịp, đông đúc người mua và người bán. Các tiểu thương cho biết sức mua vài ngày qua không biến động mạnh như hồi tháng 3, tháng 4. Nếu như giai đoạn Covid-19 đầu tiên trước khi giãn cách xã hội, các đại lý, tiệm tạp hóa phải hoạt động hết công suất, mỗi khách mua vài bao gạo, vài thùng mì gói dự trữ, hiện tượng này nay đã không còn.
Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm, phòng Covid-19. Ảnh: Hồng Phúc
Video đang HOT
Bà Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết người dân không quá lo lắng như hai đợt dịch trước nên không có cảnh ùn ùn đi mua. “Vài ngày qua, thành phố chưa có ca nhiễm mới nên tiểu thương chúng tôi và khách hàng tin tưởng TP sẽ vượt qua đợt dịch này. Dù vậy, chúng tôi cũng không chủ quan, người bán, người mua đều đeo khẩu trang”, bà Lan nói.
Không chỉ tại khu chợ này, các chợ khác trên địa bàn như chợ Đa Kao, Tân Định, Nguyễn Văn Trỗi,… hàng hóa vẫn dồi dào và không có hiện tượng đổ xô đi mua sắm. Các chợ cũng tăng cường phát loa yêu cầu người dân đeo khẩu trang, ghi nhận cho thấy hầu hết đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Tại các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại cũng không có cảnh “vét” quầy hàng thực phẩm, gạo, mì gói. Tại Co.opmart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận), hoạt động mua sắm vẫn bình thường. Điểm khác biệt duy nhất là tất cả khách mua sắm đều chủ động đeo khẩu trang phòng Covid-19.
“Các địa điểm mà bệnh nhân Covid-19 từng ghé qua theo tôi biết là tập trung tại quận 6, 10, 11, nên tính ra khu vực này vẫn an toàn, nhưng bây giờ ra đường là phải đeo khẩu trang hết. Tôi cũng không mua nhiều, thực phẩm đủ dùng 1-2 ngày thôi. Nếu dịch diễn biến phức tạp, siêu thị có dịch vụ giao tận nhà mà nên tôi không lo lắng”, chị Lệ (trú quận Phú Nhuận) cho hay.
Đại diện Saigon Co.op cho biết tại các siêu thị Co.opmart tại khu vực quận 6, sức mua mặt hàng nước uống đóng chai, gạo, dầu ăn và thực phẩm khô, mì gói tăng nhẹ, vì đây là khu vực có ca nhiễm Covid-19. Ngoài ra, quận xung quanh như Bình Tân cũng ghi nhận sức mua tăng nhẹ do tâm lý. Một số siêu thị khác như Co.opmart Văn Thánh, Rạch Miễu, Co.opXtra Vạn Hạnh, các mặt hàng phòng, chống dịch như khẩu trang y tế, khẩu trang vải sát khuẩn, gel rửa tay, được nhiều người tiêu dùng chọn mua.
Tại các siêu thị như Aeon, Lotte Mart, Big C, mặt hàng phòng dịch cũng tăng nhẹ. Các hệ thống này cho biết nguồn cung đảm bảo dồi dào, giá cả ổn định, một số mặt hàng còn được khuyến mãi, giảm giá. Các siêu thị cũng đang “kích hoạt” hệ thống phòng dịch. Như tại siêu thị Aeon, ngay lối vào cửa, khách được sát khuẩn tay, đo thân nhiệt và bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Ngay sau khi TP.HCM có ca nhiễm Covid-19, Sở Công Thương TP đã yêu cầu các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch. Cụ thể, Sở đề nghị các đơn vị thực hiện việc tổng vệ sinh, phun thuốc diệt khuẩn, trang bị nước rửa tay kháng khuẩn tại nơi ra vào, cửa thang máy. Đồng thời, các đơn vị phải vận động và thường xuyên nhắc nhở tiểu thương, thương nhân và khách hàng đeo khẩu trang trong lúc mua sắm.
Có ca COVID-19 cộng đồng, sẽ phạt nặng tổ chức, cá nhân làm lây lan dịch
Sau ca bệnh 1.347 lây nhiễm cộng đồng tại TP.HCM công bố chiều tối nay, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có công điện yêu cầu giám sát chặt người nhập cảnh, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân làm lây lan dịch.
Điểm tặng thực phẩm được tổ chức để hỗ trợ người khó khăn trong giai đoạn nóng của dịch COVID-19 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo công điện do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ký, gửi các bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao và các UBND tỉnh thành, Ban chỉ đạo cho biết tiếp tục quán triệt chống dịch với mức độ cảnh giác cao nhất, gắn trách nhiệm với địa phương, đơn vị trong triển khai phòng chống dịch.
Ban chỉ đạo cũng yêu cầu tổ chức giám sát chặt chẽ tại khu vực cửa khẩu, biên giới đường bộ, đường biển, rà soát các trường hợp đi về từ nước ngoài, ngăn chặn nhập cảnh trái phép.
Tại các khu cách ly, yêu cầu không để người không có trách nhiệm vào khu cách ly và yêu cầu những người được cách ly thực hiện đúng quy định: thường xuyên đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần với người xung quanh.
Cơ quan chức năng địa phương thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cách ly tại khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, tại nơi lưu trú, đánh giá và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về cách ly, làm lây lan dịch ra cộng đồng.
Trước đó, bệnh nhân 1.342 (tiếp viên hàng không) từ Nhật về TP.HCM ngày 15-11 và được xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính, ngày 18-11 bệnh nhân di chuyển tới địa điểm cách ly mới và ở cùng 2 người bạn, 1 trong 2 người bạn sau đó lại về nhà ở cùng mẹ và 3 em, đồng thời đi dạy và đi nhiều nơi khác.
Đến 28-11 tiếp viên hàng không kể trên có kết quả xét nghiệm dương tính (bệnh nhân 1.342), người bạn đi dạy, đi nhiều nơi khác kể trên cũng được xét nghiệm ngay và trở thành bệnh nhân 1.347. Mẹ bệnh nhân 1.342 cũng từng đến gặp con hôm 20-11 để đưa thức ăn và sau đó lại đi gặp nhiều người khác.
Trường hợp này đã vi phạm quy định về cách ly, do thời gian cách ly hiện đang là 14 ngày.
Lo lắng bữa ăn ở trường, phụ huynh chi tiền triệu mua máy "thần kỳ" Vừa qua, có một số vụ học sinh bị ngộ độc trong bữa ăn bán trú tại nhà trường xảy ra khiến không ít phụ huynh lo lắng, loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề. Giữa lúc các vụ ngộ độc thức ăn liên tiếp xảy ra ở các lớp bán trú trong thời gian gần đây, vì lo lắng nhiều bậc...