COVID-19 tại ASEAN hết 28/2: Thêm 10.247 ca mắc mới; Thái Lan bắt đầu tiêm chủng toàn quốc
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 28/2, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 10.247 ca mắc COVID-19 và 223 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.443.112 ca, trong đó 52.963 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại ASEAN, Indonesia tiếp tục là nước có ca mắc mới cao nhất khối trong ngày 28/2. Nước này thông báo ghi nhận thêm 5.560 ca mắc COVID-19 và 15 ca tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và tử vong ở nước này lần lượt là 1.334.634 và 36.116.
Nhân viên y tế khích lệ một em bé sau khi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, đứng thứ hai về số ca mắc ngày 28/2 là Maylaysia . Nước này ghi nhận thêm 2.437 ca mắc và 9 trường hợp không qua khỏi. Như vậy, tính đến nay, Malaysia 300.752 ca mắc và 1.130 ca tử vong.
Tại Philippines , Bộ Y tế nước này ngày 28/2 thông báo ghi nhận thêm 2.113 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 576.352 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã tăng lên 12.318 ca, sau khi có thêm 29 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Philippines vào tháng 1/2020. Đến nay, Philippines đã xét nghiệm được hơn 8 triệu người trong tổng số 110 triêu dân ở nước này.
Theo kế hoạch, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Philippines sẽ bắt đầu từ ngày 1/3, sử dụng vaccine CoronaVac của công ty Sinovac (Trung Quốc). Một máy bay quân sự của Trung Quốc chở lô vaccine CoronaVac đầu tiên đã đến Philippnes ngày 28/2. Đây là số vaccine Chính phủ Trung Quốc tặng Philippines và là số vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên mà Philippines có được.
Ngoài vaccine của Trung Quốc, Philippines sẽ triển khai tiêm chủng bằng vaccine của AstraZeneca được phân phối theo cơ chế COVAX. Dự kiến, lô hàng 525.600 liều vaccine AstraZeneca sẽ tới Philippines vào ngày 1/3.
Chính phủ Philippines đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người dân nước này trong năm nay để sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Đối tượng ưu tiên tiêm chủng gồm nhân viên y tế, cảnh sát và quân nhân.
Video đang HOT
Tại Thái Lan , báo cáo của Trung tâm kiểm soát tình hình dịch COVID-19 (CCSA) cho biết ngày 28/2 nước này ghi nhận 70 ca nhiễm mới, trong đó có tới 62 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 8 ca nhập cảnh. Trong 62 ca lây nhiễm trong cộng đồng, ổ dịch Samut Sakhon có 49 ca. Thủ đô Bangkok ngày 28/2 không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á này là 25.951 ca, trong đó 83 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 28/2, Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong số những người được tiêm vaccine đầu tiên có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, các bộ trưởng nội các, giới chức và các chuyên gia y tế. Riêng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, 66 tuổi, sẽ phải đợi Bộ Y tế hoàn tất các thủ tục giấy tờ và kiểm tra chất lượng cho lô vaccine của hãng dược AstraZeneca trước khi ông được tiêm ngừa.
Tờ Bangkok Post dẫn lời Chủ tịch Tiểu ban quản lý vaccine ngừa COVID-19 Sopon Mekthon giải thích lý do tại sao kế hoạch tiêm chủng cho Thủ tướng dự kiến trong ngày 28/2 đột ngột bị hoãn là vì Bộ Y tế vẫn phải hoàn tất việc kiểm tra chất lượng đối với vaccine AstraZeneca. AstraZeneca hôm 27/2 cho biết việc kiểm tra chất lượng bắt buộc của nhà nước đối với lô vacicne đầu tiên của họ sẽ được hoàn thành vào tuần thứ hai của tháng 3.
Theo ông Sopon, đợt tiêm chủng đầu tiên sử dụng một loại vaccine khác là CoronaVac do công ty Sinovac có trụ sở tại Trung Quốc phát triển vẫn được thực hiện trong ngày 28/2 theo kế hoạch.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Loại vaccine được Thái Lan sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên là vaccine do hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Vaccine này được dùng cho các đối tượng từ 18 đến 59 tuổi, do đó Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, 66 tuổi, không nằm trong nhóm được tiêm lần này.
Phó Thủ tướng Anutin Charnvirakul cho biết Thái Lan hi vọng việc tiêm chủng vaccine giúp bảo vệ người dân cũng như cho phép Thái Lan sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
Trong tuần này Thái Lan đã nhận 200.000 liều vaccine CoronaVac đầu tiên từ hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc. Vaccine này đang được phân phối tới 13 tỉnh thành có nguy cơ lây nhiễm cao. Dự kiến Thái Lan sẽ được cung cấp thêm 1,8 triệu liều CoronaVac vào tháng 3 và tháng 4/2021. Ngoài ra, theo kế hoạch, Thái Lan cũng sẽ nhận 17.000 liều vaccine của AstraZeneca trong tuần thứ 2 của tháng Ba.
Cho tới thời điểm hiện tại, Thái Lan chưa có xuất hiện ổ dịch mới nào và chỉ với hơn 25.000 ca nhiễm bệnh nói chung. Chính phủ Thái Lan cho biết họ có kế hoạch tiêm chủng cho hơn một nửa dân số trưởng thành trong năm nay
Campuchia ngày 28/2 thông báo các nhân viên thu gom và xử lý rác thải tại thủ đô Phnom Penh được tiêm miễn phí vaccine COVID-19, nêu rõ họ nằm trong các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 18/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo, Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng cho biết: “Bộ Y tế mời tất cả các nhân viên thu gom rác thải, tuổi từ 18-59, ở thủ đô Phnom Penh đến tiêm phòng trên cơ sở tự nguyện ngay từ bây giờ tại các điểm tiêm phòng được chỉ định”.
Campuchia bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 từ ngày 10/2 vừa qua sau khi nhận lô vaccine đầu tiên của công ty Sinopharm (Trung Quốc). Trong số các nhóm ưu tiên tiêm chủng có nhân viên y tế, thành viên và quan chức chính phủ, nhân viên và thành viên Thượng viện và Quốc hội, người đứng đầu chính quyền thành phố và các tỉnh, các lực lượng vũ trang, cảnh sát, nhà báo và nhân viên xử lý rác thải…
Theo số liệu chính thức, đến ngày 26/2, hơn 63.000 người đã được tiêm phòng COVID-19 tại Campuchia. Nước này đã ghi nhận tổng cộng 805 ca nhiễm, không có ca tử vong, trong khi 477 bệnh nhân đã bình phục và xuất viện.
Thành phố thông minh ASEAN: Ý tưởng hay thời đại dịch COVID-19
Thích ứng và duy trì phát triển trong những thời điểm khó khăn luôn là thách thức không nhỏ với mỗi người và thậm chí là từng quốc gia. Đại dịch COVID-19 hiện nay chính là một thách thức như thế.
Khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung đang đối mặt với một hoàn cảnh trăm năm có một. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang là ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân và hoạt động các nền kinh tế trên khắp thế giới. Ở thời điểm này, bối cảnh ấy thúc giục các chính phủ tìm kiếm những công cụ công nghệ và giải pháp đô thị mới để có thể đương đầu với khủng hoảng, cũng như định hướng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.
Cách tiếp cận chung của nhiều chính phủ trên thế giới đối với đại dịch COVID-19 đó là đẩy nhanh việc phát triển các đô thị, thành phố thông minh, đồng thời tìm tòi những hướng đi mà ở đó công nghệ thành phố thông minh có thể được ứng dụng trong xử lý khủng hoảng và phát triển kinh tế-xã hội.
Theo một báo cáo của Viện McKinsey Toàn cầu (MGI), các thành phố thông minh được chờ đợi tạo ra từ 1,2 tới 1,5 triệu việc làm mới, ngăn chặn từ 260.000-270.000 kilotron khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giúp các nước ASEAN tiết kiệm từ từ 9-16 tỷ USD chi phí sinh hoạt. Đại dịch COVID-19 đang cho thấy rõ tầm quan trọng của các đô thị thông minh, với những công nghệ số giúp tạo thuận lợi hơn cho viễn thông và giao dịch tài chính toàn cầu, vốn đóng vai trò then chốt trong vận hành các chức năng của nền kinh tế đô thị.
Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN
Tại Đông Nam Á, các thành phố thông minh sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo tăng trưởng kinh tế và giải quyết những thách thức đô thị phức tạp. Đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, Đông Nam Á dự kiến chứng kiến khoảng 100 triệu người di cư từ các vùng nông thôn tới thành phố. Thực trạng này thêm phức tạp bởi vấn đề già hóa dân số nhanh chóng tại những nước như Singapore, Thái Lan và sự nổi lên của tầng lớp trung lưu tại những quốc gia như Việt Nam và Myanmar.
Bất chấp tình trạng đa dạng dân số và mức độ phát triển kinh tế khác nhau, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang ngày càng thống nhất tin tưởng các thành phố thông minh có thể giữ vai trò quyết định đối với việc xử lý các thách thức đô thị và kinh tế xã hội mà các nước đang đối mặt trong bối cảnh hiện nay.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 diễn ra tháng 6/2020, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã kêu gọi ASEAN "sử dụng Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN để trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19".
Ra đời vào ngày 28/4/2018, Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN) nhằm khuyến khích tăng cường hợp tác giữa 10 nước thành viên ASEAN để thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và bền vững. Trong phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh "đảo quốc sư tử" chủ trương đẩy mạnh ASCN "để giúp giảm chi phí thương mại và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững cho toàn khu vực trong giai đoạn hậu COVID-19".
Đổi mới công nghệ mang tính định hướng
Yếu tố trung tâm của bất kỳ đô thị thông minh nào cũng là cơ sở hạ tầng đô thị và công nghệ. Nó bao hàm các thành phần "cứng" như các loại cảm biến, camera và các mạng lưới thông minh. Cùng với đó là các yếu tố phần "mềm" như phân tích dữ liệu, công nghệ trí tuệ nhân tạo....
Trong khi ứng dụng các cảm biến và mạng lưới thông minh vào cơ sở hạ tầng đô thị sẽ cho phép các chính phủ tiếp tục tập hợp dữ liệu để thiết kế và vận hành hiệu quả hơn các thành phố, thì những phần mềm thông minh sẽ giúp phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, qua đó tạo điều kiện để cả chính phủ và doanh nghiệp nắm bắt tốt hơn suy nghĩ của người dân và sở thích của khách hàng.
Kinh nghiệm cho thấy từ ý tưởng "Quốc gia Thông minh" của Singapore cho tới kế hoạch "Thái Lan 4.0" và "Making Indonesia 4.0", chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đang chủ trương định hướng phát triển đô thị thông minh và chuyển đổi số. Những ý tưởng này sẽ tạo ảnh hưởng to lớn đối với phát triển kinh tế và đô thị trong toàn khu vực.
Mô hình các đô thị thông minh sẽ càng phát huy hiệu quả trong những thời điểm khó khăn như đại dịch COVID-19. Các thành phố hoàn toàn có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến để kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các chùm lây lan, như giám sát hành trình của nhân viên và khách tới thăm để ngăn chặn hoặc truy vết trong trường hợp có ca bệnh, hay đánh giá tình trạng sức khỏe của nhân viên. Công nghệ này sẽ giúp đảm bảo cả doanh nghiệp và nhân viên được an toàn trước đại dịch.
ASCN được kỳ vọng sẽ là động lực để các nước thành viên ASEAN phát triển nhanh các đô thị thông minh nhằm giai quyết những thách thức của đô thị, cũng như tao ra nguồn lực tăng trưởng mới. Đây là cơ hội tôt để ASEAN phát huy nội lực, đồng thơi tranh thủ sự hô trợ từ các đôi tác ngoài khôi nhằm vượt qua giai đoan kho khăn do anh hưởng của đai dịch COVID-19.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng con đương xây dựng mang lưới các thành phô thông minh tai ASEAN vẫn còn không ít trở ngại và thách thức, một phần bởi trinh độ công nghê ở môi quôc gia thành viên là khá khác nhau.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 26/2, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar dưới sự chủ trì của Chủ tịch Volkan Bozkir. Binh sĩ gác tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 1/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ Christine Schraner Burgener,...