Công ty mẹ của Google điều chỉnh chiến lược kinh doanh thế nào giữa đại dịch?
Alphabet, công ty mẹ của Google, đang tạm dừng một số khoản đầu tư trong thời gian còn lại của năm 2020 khi cuộc khủng hoảng vẫn diễn biến phức tạp. Hoạt động tuyển dụng của công ty cũng bị chậm lại.
CEO Alphabet Sundar Pichai
Alphabet, công ty mẹ của Google, đang tạm dừng một số khoản đầu tư trong thời gian còn lại của năm 2020, khi cuộc khủng hoảng do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Hoạt động tuyển dụng của công ty cũng bị chậm lại.
“Chúng tôi tin rằng bây giờ là lúc cần hoãn các kế hoạch tuyển dụng, đồng thời duy trì động lực ở một số sản phẩm chiến lược mà người dùng và doanh nghiệp dựa vào Google. Chúng tôi cần hỗ trợ liên tục các doanh nghiệp đang sử dụng sản phẩm của Google, điều đó rất quan trọng đối với thành công của họ”, CEO Sundar Pichai nói với các nhân viên trong một thông điệp.
“Ngoài việc hoãn kế hoạch tuyển dụng, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư, nhưng sẽ đánh giá lại trọng tâm và tốc độ đầu tư vào các lĩnh vực như trung tâm dữ liệu và máy móc, tiếp thị và sản phẩm thiết yếu”.
Video đang HOT
Một phát ngôn viên của Google đã xác nhận kế hoạch hoãn tuyển dụng và đầu tư của công ty. “Chúng tôi sẽ giảm tốc độ tuyển dụng, trong khi vẫn duy trì động lực ở một số mảng chiến lược”, đại diện Alphabet nói trong một tuyên bố với hãng tin CNBC.
CEO Pichai lưu ý rằng công ty đã tuyển dụng 20.000 nhân viên trong năm 2019 và đã lên kế hoạch thực hiện tương tự trong năm nay. Hiện từ đầu năm, hãng đã có thêm 4.000 nhân viên mới và hàng ngàn người khác dự kiến sẽ sớm gia nhập.
Thông báo này được đưa ra khi công ty phải đối mặt với tác động kinh tế do dịch bệnh gây ra cho toàn cầu. Alphabet cũng bắt đầu hoãn các nguồn đào tạo nhân lực cho những nhà thầu và công nhân tạm thời, lực lượng chiếm gần một nửa số lao động của mình. Động thái này diễn ra khi công ty cố gắng thúc đẩy lực lượng lao động tập trung vào nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh số đơn đặt hàng từ xa, mà cụ thể là từ nhà khách hàng, tăng cao do dịch bệnh.
Giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, toàn bộ nền kinh tế thế giới đang bị tổn thương và Google cũng như Alphabet không tránh khỏi những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu này. “Chúng tôi tồn tại trong một hệ sinh thái hợp tác và kinh doanh kết nối với nhau, nhiều người trong số họ đang cảm thấy bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, CEO Alphabet Sundar Pichai nói.
B.T
EU cấm công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Google đồng tình, Microsoft phản đối
EU đang cân nhắc một lệnh cấm kéo dài 5 năm đối với công nghệ đang hot này.
Vấn đề quản lý công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang gây ra bất đồng lớn giữa các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Trong khi CEO Alphabet và Google, Sundar Pichai, nhận định rằng một lệnh cấm tạm thời như những gì mà EU vừa đề xuất gần đây là điều cần thiết, thì Giám đốc pháp lý của Microsoft, Brad Smith, lại tỏ ra không hài lòng với sự can thiệp đó.
Pichai nói trong một hội thảo tại Brussels hôm thứ Hai tuần này rằng việc các chính phủ can thiệp, đưa ra những quy định để sớm ràng buộc công nghệ nhận dạng khuôn mặt, đồng thời tạo ra một khung pháp lý đối với nó là điều quan trọng phải thực hiện. "Công nghệ này có thể được đưa vào hoạt động ngay lập tức, nhưng có lẽ nên có một khoảng chờ trước khi chúng ta thực sự nghĩ ra cách sử dụng nó... Tùy thuộc vào các chính phủ vạch đường vẽ lối".
Nhưng trong một bài phỏng vấn vào tuần trước, Smith, Giám đốc pháp lý của Microsoft, đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng về một lệnh cấm.
"Nhìn mà xem, anh có thể thử giải quyết vấn đề bằng cả một con chặt thịt hay chỉ cần một con dao phẫu thuật nho nhỏ" - Smith nói khi được hỏi về khả năng lệnh cấm xảy ra. "Và, anh biết đấy, nếu anh có thể giải quyết vấn đề theo cách mở đường cho những điều tốt đẹp diễn ra và những điều xấu xa dừng lại... thì cách đó cần một con dao phẫu thuật. Công nghệ non trẻ này sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng cách duy nhất để tiếp tục phát triển nó thực ra là phải để cho càng nhiều người sử dụng nó".
Bình luận của hai nhà lãnh đạo được đưa ra trong bối cảnh EU đang cân nhắc một lệnh cấm trong thời hạn 5 năm đối với việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại nơi công cộng. Dự luật của EU, vốn bị rò rỉ trên báo hồi tuần trước và có thể có những thay đổi khi được công bố chính thức, có nội dung rằng một lệnh cấm tạm thời sẽ cho các chính phủ và các nhà làm luật có thêm thời gian để nghiên cứu những mối nguy hiểm của công nghệ này.
Trên toàn thế giới, lực lượng hành pháp và các công ty tư nhân đang sử dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định người ở nơi công cộng ngày càng nhiều. Dù những người khởi xướng khẳng định công nghệ sẽ giúp giải quyết các vụ phạm tội, nhưng giới phê bình lại cho rằng việc triển khai nhận dạng khuôn mặt mà chưa cân nhắc kỹ càng là một hình thức xem nhẹ quyền tự do dân sự và dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng bởi tính thiên vị tiềm ẩn trong các thuật toán.
Nhận dạng khuôn mặt là một công nghệ trọng yếu được sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc trong nhiều sự kiện, và quốc gia này còn bán công nghệ của họ cho các chính phủ khác trên toàn thế giới. Tại Mỹ, công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng được các cơ quan cảnh sát sử dụng nhiều thông qua các nhà thầu nhỏ. Một bản tin gần đây của tờ New York Times tiết lộ rằng một hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể tìm 3 tỷ bức ảnh lấy từ các website như Facebook mà không cần sự cho phép của người dùng, và được sử dụng bởi hơn 600 cơ quan hành pháp địa phương.
Một sỹ quan cảnh sát Trung Quốc đeo kính tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Bình luận của Pichai đặc biệt đáng chú ý, bởi bản thân Google luôn phủ nhận việc bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho các khách hàng (vì lý do e ngại bị sử dụng sai mục đích hoặc dùng vào hoạt động giám sát trên diện rộng) nhưng từ trước đến nay chưa từng đề xuất lệnh cấm nào. Trong bài viết của mình trên tờ The Financial Times hôm thứ hai, Pichai ủng hộ việc quản lý chặt chẽ hơn nữa công nghệ trí tuệ nhân tạo.
"Tôi không do dự khi nói trí tuệ nhân tạo cần bị quản lý" - ông viết. "Các công ty như chúng tôi không thể cứ phát triển một công nghệ mới đầy hứa hẹn và để cho thị trường quyết định sẽ sử dụng nó ra sao".
Cho đến nay, quả thực thị trường là những người quyết định những quy tắc xoay quanh nhận dạng khuôn mặt, còn các công ty công nghệ lớn thì đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó. Ví dụ, Microsoft bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nhưng vẫn tự đặt ra những giới hạn, như cho phép cảnh sát sử dụng công nghệ này trong nhà tù chứ không phải trên đường phố, và không bán công nghệ cho các cơ quan quản lý nhập cư/nhập cảnh. Amazon thì luôn tỏ ra hào hứng với việc hợp tác với lực lượng cảnh sát, đặc biệt thông qua hệ thống chuông cửa video Ring của hãng - một hệ thống bị các nhà phê bình chỉ trích là tạo điều kiện cho lực lượng hành pháp truy xuất đến một mạng lưới giám sát khổng lồ.
Ít nhất thì tại Mỹ, một lệnh cấm toàn quốc là rất khó xảy ra. Một số thành phố tại Mỹ như San Francisco và Berkley đã cấm công nghệ này, nhưng Nhà Trắng lại nói rằng những biện pháp đó là ví dụ cho thấy chính quyền địa phương đã vượt quá giới hạn. Chính phủ Mỹ thể hiện rõ rằng họ muốn quản lý AI - bao gồm nhận dạng khuôn mặt - theo hướng cho các phía quyền tự đưa ra quyết định, như một hình thức thúc đẩy những công nghệ mang tính biến cải.
Theo GenK
Công ty mẹ của Google gia nhập nhóm doanh nghiệp giá trị nghìn tỷ USD Sự lạc quan của giới đầu tư-phân tích cũng đến từ sự phát triển của hãng công nghệ Mỹ trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây của họ, mặc dù vẫn thua xa hai hãng dần đầu Amazon và Microsoft. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Alphabet công ty mẹ của Google đã đạt giá trị vốn hóa 1.000 tỷ USD,...