Công nghiệp quân sự toàn cầu ốm yếu, Nga sống khỏe nhờ Trung Quốc, Ấn Độ
Ngành công nghiệp quân sự đã nhanh chóng thích nghi với sự thay đổai của tình hình, sáp nhập vì cơ hội thương mại, công ty Lockheed Martin Mỹ vẫn đứng đầu.
Nhật Bản cầu viện Anh để tranh đơn đặt hàng tàu ngầm AustraliaCông nghiệp quân sự Trung Quốc 10 năm nữa sẽ vượt Nga, đuổi MỹTư lệnh Malaysia: Vũ khí phương Tây quá đắt, phải mua của Nga, Trung
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 29 tháng 7 dẫn trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 27 tháng 7 đăng bài viết “Top 100 công ty quốc phòng: Mặc dù lợi nhuận giảm mạnh, nhưng ngành này vẫn đầy sức sống”.
Cụm máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Bài viết cho rằng, do cắt giảm chi tiêu quốc phòng, cộng với Mỹ cắt giảm quân đội quy mô lớn ở khu vực Trung Đông, thu nhập của các nhà thầu quốc phòng năm nay tiếp tục giảm đi.
Tuy nhiên, ở mức độ rất lớn, ngành này đã tránh được sự thay đổi nhanh chóng gây ra từ sự suy yếu ngành trước đó, hoạt động sáp nhập của nó phần nhiều là quyết định xuất phát từ cơ hội thương mại, chứ không phải là sự hoảng sợ vì lợi nhuận giảm.
Trong xếp hạng 100 công ty quốc phòng lớn nhất thế giới của tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ năm nay, công ty Lockheed Martin vẫn giữ vững vị trí đứng đầu.
Năm 2014, tổng thu nhập của công ty nay là 45,6 tỷ USD, thu nhập lĩnh vực quốc phòng là 40,128 tỷ USD. Trong khi đó, thu nhập lĩnh vực quốc phòng năm 2013 của công ty là 40,494 tỷ USD, nhiều hơn 366 triệu USD so với năm nay.
Trong Top 10 công ty, chỉ có thu nhập lĩnh vực quốc phòng của Công ty kỹ thuật thống nhất (United Technologies) Mỹ tăng 9,5% so với năm 2013, đạt 13,02 tỷ USD.
Video đang HOT
Trong nhà máy Izhevsk Nga – nởi chế tạo súng trường dòng AK nổi tiếng
Chuyên gia phân tích cho rằng, mặc dù năm 2014 đã tiếp cận mức thấp nhất của thị trường quốc phòng, nhưng chi tiêu quốc phòng có thể sẽ tiếp tục cắt giảm trong 1 – 2 năm tiếp theo. Cho dù chấm dứt cắt giảm, chi tiêu quốc phòng cũng sẽ không nhanh chóng khôi phục như sau suy thoái lớn vào thập niên 90 của thế kỷ trước.
Nhà phân tích Byron Callan của Công ty đối tác đầu tư Alpha cũng cho rằng, chi tiêu quốc phòng trong vài năm có thể sẽ quanh quẩn ở mức hiện nay.
Steve Glenn, cựu giám đốc chính sách công nghiệp của Lầu Năm Góc, hiện làm cố vấn Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, thị trường có thể sẽ còn tiếp tục ảm đạm trong một thời gian. “Thời kỳ dưới đáy dài dài này có thể sẽ duy trì tăng trưởng thực tế 1% trong thời gian 3 – 4 năm, cho đến cuối thập niên này” – ông nói.
Phần lớn các doanh nghiệp Nga đứng đầu là Công ty Almaz-Antey (xếp vị trí thứ 11) đều đã tăng trưởng 2 con số so với năm 2013. Mặc dù Nga đã bị phương Tây trừng phạt khắc nghiệt do vấn đề Crimea va Ukraine, nhưng khách hàng xuất khẩu chủ yếu của họ bao gồm Trung Quốc va Ấn Độ, vì vậy tiêu thụ quốc phòng vê cơ ban không bị ảnh hưởng.
Máy bay trực thăng vũ trang Ka-52 Nga tại triển lãm
Trong khi đó, mua sắm quốc phòng trong nước của Nga cũng đã phá kỷ lục, đạt 43,8 tỷ USD, đã cung cấp nhiều động lực hơn cho phát triển quân sự của Nga.
Măc du đối mặt với sự ốm yếu trong vài năm, nhưng ngành quốc phòng vẫn đầy sức sống, điều này cho thấy, các doanh nghiệp quốc phòng phản ứng nhanh nhạy với tình hình chi tiêu mới.
Steve Glenn cho rằng: “Nhờ có một đội ngũ lãnh đạo hiện nay của ngành này, ngành mới có thể sống khỏe ngoài dự tính về tài chính. Sau khi các khách hàng chủ yếu nhất giảm mạnh chi tiêu, những công ty này vẫn vận hành tốt”.
Điều này lam cho họ có khả năng thực hiện nhiều loại chiến lược thương mại, chẳng hạn thông qua sáp nhập để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu suất. Ngoài ra, thay đổi mô hình thương mại, từ bỏ những phân khúc thị trường không phù hợp với năng lực cạnh tranh cốt lõi và đối mặt với cạnh tranh gay gắt.
Byron Callan cũng cho rằng, trong tương lai, ngành này sẽ có một số tài sản được tổ chức lại. “Thị trường này có thể sẽ không tăng trưởng tốt như dự đoán của một số nhà phân tích lạc quan, vì vậy tốt nhất cần tập trung vào ưu thế của mình, hơn nữa trong tương lai phần nhiều có thể sẽ phát triển thành tranh đoạt thị phần”.
Radar tìm kiếm đối không tầm xa kiểu cơ động
Top 10 công ty quốc phòng năm nay lần lượt là Công ty Lockheed Martin (Mỹ), Công ty Boeing (Mỹ), Công ty BAE Systems (Anh), Công ty Raytheon (Mỹ), Công ty General Dynamics (Mỹ), Công ty Northrop Grumman (Mỹ), Tập đoàn Airbus (Hà Lan), Công ty kỹ thuật thống nhất (United Technologies, Mỹ), Công ty đầu tư công nghiệp máy móc Italia (Italia) và Công ty viễn thông L-3 (Mỹ).
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo Giaoduc
Tiêm kích không phải là đối thủ chính của F-35
Yếu thế trong không chiến chưa đủ để kết luận đặc tính của F-35 vì tiêm kích này con đươc thiêt kê đê đối pho với các mối đe dọa khác, đặc biệt là tên lửa phòng không.
F-35 là tiêm kích đa nhiệm có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ảnh:Wikipedia
CNN đưa tin, trong tháng 7, Thủy quân Lục chiến Mỹ tuyên bố rằng, phi đội tiêm kích tàng hình F-35B đã đat tới khả năng hoạt động ban đầu. Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu khoảng thời gian 21 năm kể từ khi Mỹ khởi xướng chương trình Công nghệ tấn công tiên tiến kết hợp (JAST), 18 năm sau hồ sơ mở thầu cho chương Tiêm kích tiến công kết hợp JSF, 13 năm sau khi Lockheed Martin nhận hợp đồng phát triển F-35.
Trước khi F-35 đạt đến khả năng hoạt động ban đầu, đặc tính kỹ chiến thuật của nó trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt giữa giới quân sự trong và ngoài nước Mỹ. Đặc biệt, cuộc tranh luận trở nên nóng hơn sau thông tin F-35 không thể chiếm ưu thế trong không chiến giả định với F-16, loại tiêm kích mà F-35 sẽ thay thế.
Cuộc tranh luận về tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ không chỉ dừng lại ở góc độ đặc tính kỹ thuật mà còn ở khía cạnh chi phí. Dự án liên tục chậm tiến độ và đội giá. Tổng chi phí cho kế hoạch sản xuất 2.457 chiếc F-35 lên đến 400 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với dự toán ban đầu. Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc phải chi thêm 1.000 tỷ USD để duy trì hoạt động cho số máy bay này. Điều đó đưa F-35 trở thành chương trình vũ khí đắt giá nhất lịch sử.
Lầu Năm Góc biện minh cho vấn đề chi phí bằng cách so sánh với chương trình EF-2000 Typhoon của châu Âu. Tiêm kích hiện đại nhất khối EU trải qua quãng thời gian phát triển tới 20 năm trước khi chính thức hoạt động từ năm 2003. Đơn giá mỗi chiếc Typhoon lên đến 87 triệu Euro (135 triệu USD), trong khi đó chi phí bình quân cho mỗi tiêm kích F-35 khoảng 106 triệu USD.
Nhiều mối đe dọa chờ đợi F-35
Những hệ thống phòng không tối tân như S-400 Triumf mới chính là mối đe dọa lớn nhất cho tiêm kích F-35. Ảnh: Sputnik
Phe chỉ trích dự án liên tục khoét sâu vào năng lực không chiến yếu của F-35. Họ cho rằng, tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ không có cơ hội khi đối mặt với các tiêm kích hiện đại của Nga và Trung Quốc. Trong khi đó, những người ủng hộ chương trình biện minh rằng, đánh giá hiệu suất chiến đấu của F-35 cần đặt vào môi trường chiến thuật tổng thể chứ không thể kết luận từ một khía cạnh nhất định.
F-35 là một tiêm kích đa nhiệm, nó đảm nhận tất cả các vai trò từ trinh sát, không đối không, đối đất, chế áp phòng không, đặc biệt là khả năng ném bom hạt nhân chiến thuật. Joe DellaVedova, giám đốc công vụ của chương trình lập luận, F-35 yếu thế hơn F-16 trong không chiến vì thiếu bối cảnh phù hợp.
F-16 là một tiêm kích bảo vệ không phận chuyên dụng, các kỹ sư đã từ bỏ một số đặc tính tấn công mặt đất để tập trung cho nhiệm vụ không chiến tầm gần. Ông cho rằng, đánh giá F-35 yếu hơn F-16 trong tình huống này là không công bằng.
Trong khi đó, James Hasik, thành viên cao cấp Hội đồng Đại Tây Dương đánh giá, F-35 còn rất nhiều mối đe dọa khác trên chiến trường chứ không chỉ đơn thuần là các tiêm kích của đối phương. Nhóm thiết kế phải tính đến giải pháp đối phó với một loạt các nguy cơ khác nhau và đưa ra phương án phù hợp cho từng tình huống.
Ở chiến trường hiện đại, tên lửa phòng không chính là mối đe dọa lớn nhất cho các máy bay chiến đấu. Trong tài liệu thuyết trình cho dự án, Lockheed Martin từng dự báo rằng, các chiến đấu cơ thế hệ 4 sẽ chịu tổn thất nặng khi đối mặt với các hệ thống phòng không tối tân như S-300, S-400 của Nga.
Do đó, những tiêm kích có khả năng tàng hình cao như F-35 sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại trong không chiến. Mục tiêu cuối cùng của Lockheed Martin trong việc chế tạo tiêm kích này là đẩy cuộc chiến ra khu vực phong tỏa của các hệ thống phòng không đối phương. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cam kết liên tục cập nhật công nghệ để hoàn thiện năng lực cho tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ.
Trong khi năng lực tổng thể của F-35 chưa có những đánh giá cụ thể thì sự yếu kém trong không chiến tầm gần khiến chương trình sẽ còn là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian tới.
Theo_Zing News
Mỹ có thể triển khai siêu tiêm kích F-35C tới Biển Đông khiến Trung Quốc lo ngại? Việc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 15 F-35C của công ty Lockheed Martin có khả năng được triển khai tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã thu hút sự quan tâm của Bắc Kinh, tờ Global Times cho biết hôm 24-7. Trong Kế hoạch Hàng hải cuối cùng được thông báo hôm 20-7, Tư lệnh hải quân Mỹ - Đô...