Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.
Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu (Ảnh: Đại học Southampton).
Nói về khám phá vũ trụ, nhiên liệu vẫn là một trong những trở ngại chính, khiến tầng của tên lửa không thể đi xa hơn với nguồn năng lượng bị hạn chế.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố mới đây có thể tạo ra bước ngoặt, khi cho phép tên lửa được phóng đi xa hơn, và qua đó mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng ta vào vũ trụ.
Để làm điều này, các kỹ sư thiên văn tại Đại học Southampton thử nghiệm một hệ thống tên lửa đẩy mới, có thể cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ di chuyển giữa các vì sao bằng cách sử dụng bất kỳ loại kim loại nào làm nhiên liệu.
Video đang HOT
Họ cho biết điều này nghĩa là các tàu vũ trụ giờ đây có thể bay vô thời hạn bằng cách nạp lại nhiên liệu từ các khoáng chất thu được từ các tiểu hành tinh hoặc mặt trăng xa xôi.
“Tàu vũ trụ có lượng nhiên liệu hạn chế, vì chi phí và năng lượng khổng lồ cần thiết để phóng chúng vào không gian”, TS Minkwan Kim, nhà khoa học của dự án chia sẻ.
“Tuy nhiên, động cơ đẩy mới có khả năng hoạt động nhờ bất kỳ kim loại nào có thể cháy được, chẳng hạn như sắt, nhôm hoặc đồng”.
Theo đó, sau khi lắp đặt, tàu vũ trụ có thể hạ cánh trên sao chổi hoặc mặt trăng, nơi giàu các khoáng chất, và thu thập những gì cần thiết trước khi tiếp tục hành trình với bình nhiên liệu được nạp đầy.
Công nghệ mang tên Super Magdrive này có tiềm năng lớn đến mức gần đây, chính phủ Anh đã tài trợ 1 triệu bảng Anh để hiện thực hóa ý tưởng.
TS Kim, người đã thiết kế động cơ đẩy plasma cho tên lửa SpaceX Falcon 9 được phóng vào năm ngoái, cho biết ông hy vọng công nghệ này có thể được sử dụng cho các sứ mệnh không gian sâu trong tương lai.
“Hệ thống này có thể giúp chúng ta khám phá các hành tinh mới, tìm kiếm sự sống mới và đến những nơi chưa từng biết trước đây”, TS Kim cho biết. “Đó là hành trình khám phá không bao giờ kết thúc”.
Được biết, sau khi được đưa lên khỏi bầu khí quyển của Trái Đất, tàu vũ trụ chủ yếu được đẩy bằng nhiên liệu dạng khí hiếm như xenon hoặc krypton. Đây cũng là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho vệ tinh Starlink.
Khi nguồn năng lượng này cạn kiệt, tàu vũ trụ buộc phải quay trở lại Trái Đất để bắt đầu quá trình tái sử dụng. Điều này sẽ tốn nhiều ngân sách, chủ yếu đến từ quá trình tiếp đất và phóng tên lửa một lần nữa khỏi Trái Đất.
NASA: Boeing sử dụng kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm để chế tạo tên lửa
Tổng thanh tra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một báo cáo về một dự án phát triển tên lửa của Boeing đang bị chậm trễ nhiều năm.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, sau khi kiểm tra bộ phận phát triển tên lửa của tập đoàn Boeing, Tổng thanh tra của NASA kết luận tên lửa đẩy thế hệ tiếp theo của Boeing, có tên gọi là Block 1B, đã chậm tiến độ nhiều năm, vượt mức chi quá nhiều so với ngân sách dự kiến và do các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm chế tạo.
Phát triển từ năm 2014, Block 1B của Hệ thống phóng không gian NASA ban đầu được lên lịch phóng như một phần của sứ mệnh Artemis II bay tới Mặt Trăng vào năm tới. Tuy nhiên, việc ra mắt của tên lửa này đã bị đẩy lùi lại cho sứ mệnh Artemis IV hạ cánh trên Mặt Trăng vào năm 2028. Trong một thông báo vào ngày 8/8, Văn phòng Tổng thanh tra NASA cảnh báo đợt ra mắt mới có thể bị trì hoãn thêm một lần nữa.
Cũng trong báo cáo, Văn phòng Tổng thanh tra NASA kết luận Boeing phải chịu một phần trách nhiệm cho sự chậm trễ này.
Các thanh tra viên của NASA đã đến kiểm tra cơ sở lắp ráp Michoud của Boeing ở bang Louisiana và phát hiện những thiếu sót rõ ràng về chất lượng. Số lượng yêu cầu khắc phục các thiếu sót lên tới 71 lần và họ lưu ý đây là một con số cao đối với việc phát triển một hệ thống tên lửa vũ trụ ở giai đoạn này.
Những thiếu sót trên xảy ra phần lớn là do Boeing không có đủ số lượng kỹ thuật viên hàng không vũ trụ được đào tạo và có kinh nghiệm. Văn phòng Tổng thanh tra phát hiện các kỹ thuật viên không có kinh nghiệm của Boẹing không thể hàn một bình nhiên liệu theo tiêu chuẩn của NASA. Những mối nối hàn cẩu thả này trực tiếp dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình phát triển tầng trên của tên lửa.
"Quy trình giải quyết các thiếu sót của Boeing cho đến nay vẫn chưa hiệu quả và công ty nhìn chung không phản hồi trong việc thực hiện các hành động khắc phục khi các vấn đề kiểm soát chất lượng tương tự tái diễn", báo cáo tuyên bố.
Ban đầu, Boeing cam kết sẽ giao tầng trên tên lửa vào tháng 2/2021 và hiện khẳng định sẽ hoàn thành vào tháng 4/2027. Chi phí để sản xuất tầng trên tên lửa cũng đã tăng vọt, với ước tính của NASA chỉ ra họ sẽ mất 2,8 tỷ USD vào năm 2028, gấp đôi so với ước tính năm 2017 là 962 triệu USD mà Boeing đưa ra.
Văn phòng Tổng thanh tra khuyến nghị Boeing nên bị phạt vì không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành của NASA Catherine Koerner đã tuyên bố trong ngày 8/8 rằng công ty sẽ không bị phạt.
Boeing một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý vào tháng 6 khi tàu vũ trụ Starliner của hãng này gặp trục trặc, khiến hai phi hành gia mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các phi hành gia ban đầu dự kiến ở lại ISS trong một tuần, nhưng hiện họ đã ở ngoài không gian hơn 65 ngày và chưa rõ ngày trở về. Ngày 7/8, NASA thông báo hai phi hành gia này có thể bị mắc kẹt trong không gian cho đến tháng 2/2025, khi tàu Crew Dragon của SpaceX dự kiến đưa phi hành gia mới lên vũ trụ và đón họ trở về.
Triều Tiên xác nhận phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật bằng công nghệ dẫn đường mới Truyền thông Triều Tiên sáng 18/5 đưa tin nước này đã phóng thử một tên lửa đạn đạo chiến thuật được trang bị hệ thống định vị "tự động" mới nhằm nâng cao khả năng vũ khí của mình. Phóng viên TTXVN tại Đông Bắc Á dẫn thông tin từ Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết độ chính xác...