Con trai qua đời, con dâu đưa bố chồng về quê còn tặng một túi đồ, mở ra nhìn vật bên trong khiến ông òa khóc như mưa (P2)
Có người con dâu như vậy tôi thực sự rất an tâm, cho dù sau này nó không chăm tôi nữa thì tôi cũng không một lời oán thán.
Tôi cảm thấy rất buồn, ngày nào cũng cẩn thận từng ly từng tí một, muốn làm chuyện gì đó cũng sợ phiền hà, có lúc hút thuốc cũng phải trốn mà hút, sợ con dâu ngửi thấy mùi, muốn uống rượu cũng chỉ dám ở trong phòng riêng uống một mình, ban đêm đi vệ sinh cũng không dám bật đèn, chỉ tự mình chống gậy mò mẫm đi.
Ngoài những chuyện đó ra thì vấn đề lớn nhất giữa chúng tôi chính là thiếu đi sự giáo tiếp. Bố con tôi không có chủ đề chung gì để nói. Ngày nào cũng vậy, bất kể là lúc ăn cơm hay xem tivi, cả nhà cùng ngồi chung với nhau, ấy thế nhưng lại chẳng biết nói với nhau câu gì, những câu được nói nhiều nhất là “Có khó chịu ở đâu không?”, “Hôm nay ăn món gì?”, “Ngủ sớm nhé!”.
Không dưới một lần tôi nghĩ đến việc bỏ đi, muốn con dâu đưa tôi về quê cũ hoặc đưa đến viện dưỡng lão, như vậy sẽ không còn làm phiền đến hai mẹ con, tôi cũng thể sống thoải mái tự nhiên hơn chút. Thế nhưng con dâu tôi không đồng ý, nhất quyết đòi chăm sóc phụng dưỡng tôi, muốn làm tròn trách nhiệm của một người con dâu. Nó nói tôi sống một mình sẽ rất bất tiện, gửi đến viện dưỡng lão thì không yên tâm, tôi thật sự không biết đó chỉ là những lời khách sáo hay thật lòng nữa, chỉ là chưa bao giờ con dâu đưa tôi về quê cả, chúng tôi cứ thế sống chung nhà hơn một năm.
Cuối cùng, một năm sau, con dâu tôi cũng không chịu nổi những ngày tháng như vậy nữa. Sau khi tôi chủ động đề nghị muốn được về quê, lần đầu tiên con dâu không từ chối mà gật đầu rồi hỏi lại tôi: “Bố, liệu về quê sống có ổn thật không? Ở quê không thể nào tìm được người giúp việc, con nghĩ nếu được thì bố nên vào ở viện dưỡng lão, như thế ít nhất tuần nào con cũng chạy qua thăm bố được”.
Tôi cười lắc đầu, ở viện dưỡng lão chắc chắn tiêu tốn tiền, chẳng thà về quê ở, ở quê tôi cũng có khu dành cho người già neo đơn sinh sống, nếu muốn thì tôi có thể ở đó, chắc chắn sẽ rẻ hơn ở thành phố. Con dâu không còn phản đối nữa, nó còn nói sẽ về quê hỏi thăm tình hình, nếu yên tâm thì mới đưa tôi quay về. Con dâu vẫn còn lo lắng nói với tôi: “Thật sự con không muốn bố về quê, con sợ mọi người bàn tán chồng không còn nữa, đứa con dâu này liền đuổi bố đi, không chịu chăm sóc bố, rồi bị người ta đâm chọt sau lưng”.
Tất nhiên tôi hiểu nỗi lo lắng đó, liền khuyên con dâu an tâm, về quê nếu như có ai nói ra nói vào, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối. Con dâu không nói gì nữa, cứ như vậy chuyện của tôi đã bàn xong, tôi sẽ về quê sống một thời gian, chuyện đến viện dưỡng lão ở tạm gác lại, nếu sau này sống không tiện thì lại nói sau. Trong lòng tôi chỉ còn một nỗi lo lắng, tuy rằng có thể về quê cũ là chuyện tốt, thế nhưng tôi sợ dần dần tôi sẽ mất liên lạc với con dâu và cháu nội. Con trai tôi đã mất, giờ tôi cũng rời khỏi đây, sợ rằng sau này cháu nội cũng chẳng về quê nữa, mạch nhà tôi coi như dầu cạn đèn tắt. Trước mắt chỉ hy vọng tôi có thể tự mình sống tốt ở quê, con cháu cũng về chơi nhiều nhiều là vui rồi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ngày con dâu đưa tôi trở lại, bạn bè cũ trong thôn đều đến, ai ai cũng tay bắt mặt mừng. Nhìn ngôi nhà cũ trong lòng tôi dâng lên rất nhiều cảm xúc khó tả. Tôi không cần con dâu đỡ, tự mình chống gậy đi vào trong. Con dâu và cháu trai giúp tôi dọn dẹp nhà cửa một lượt, đổi hết chăn ga trong nhà thành cái mới, quét dọn trong ngoài nhà sạch sẽ. Ngày hôm sau, con dâu lại tất bật đi sắp xếp đồ đạc trong nhà, lắp một chiếc camera giám sát, tìm người đến thay bồn vệ sinh thành kiểu như trong thành phố, còn lắp thêm cả tay vịn cho tôi dễ sử dụng. Nó còn muốn lắp điều hoà cho tôi nhưng tôi không cho, tôi sợ tốn tiền, bình thường dùng quạt điện là đủ rồi.
Cứ như vậy, hai mẹ con ở lại đây 3 hôm, sắp xếp hết mọi thứ trong nhà xong mới quay trở lại thành phố. Trước khi đi con dâu để một chiếc túi trên bàn, bảo tôi nhớ mở ra xem, sau đó lái xe đi. Tôi mở chiếc túi đó ra mà ngơ ngác. Trong túi có vài bộ quần áo mới cùng với một phong bì tiền dày cộp, tôi mở phong bì ra đếm, cọc tiền trong đó phải gần 200 triệu. Tôi hốt hoảng gọi điện cho con dâu hỏi đưa tiền cho tôi làm gì, con dâu nói qua điện thoại:
“Con sợ bố lo sau này con không đến thăm bố nữa, chỗ tiền đó bố cứ cầm cho yên tâm, dù sao để bố sống một mình con cũng tự trách mình nhiều lắm, con biếu bố chút tiền cũng để con yên lòng hơn. Tiền bố cứ giữ, bố muốn ăn gì thì mua, đừng quá tiết kiệm”.
Tôi từ chối mấy lần liền nhưng con dâu kiên quyết không nhận lại, trong phút chốc tôi khóc như mưa, con dâu làm đến như vậy rồi, tôi chẳng có lý gì mà trách nó nữa.
Sau đó, tôi bắt đầu cuộc sống một mình ở quê. Tuy rằng mới đầu mọi thứ khá khó khăn, nấu bữa cơm thôi cũng mệt bở hơi tai, thế nhưng so với cuộc sống ngày trước đúng là dễ thở hơn rất nhiều, bởi dù sao tôi cũng già rồi, chỉ cần mỗi bữa ăn no, quần áo mặc đủ ấm là xong.
Lão Lưu hàng xóm nói với tôi, tôi đúng là tốt số tốt phước mới có đứa con dâu hiếu thảo như vậy. Trước khi đi, con dâu tôi mua một giỏ trứng, một thùng sữa mang đến tặng lão Lưu, nhờ lão Lưu nếu sau này không bận việc gì thì thỉnh thoảng chạy qua nhìn xem tôi có chuyện gì không, sợ tôi sống một mình bất tiện chỗ nọ chỗ kia.
Con dâu lắp chiếc camera đó cũng là để có thể quan sát tình hình của tôi mọi lúc, có một hôm buổi chiều tôi ngủ quên ngoài sân, lúc tỉnh dậy thì trời đã tối, thế là con dâu cứ ở trong camera liên tục gọi tôi đến khi tôi trả lời mới thôi, chắc nó sợ tôi xảy ra chuyện gì đó nên mới hốt hoảng như vậy.
Tất cả những gì con dâu làm cho tôi sự ấm áp cực kì to lớn, có người con dâu như vậy tôi thực sự rất an tâm, cho dù sau này nó không chăm tôi nữa thì tôi cũng không một lời oán thán, dù sao con dâu cũng đã nỗ lực làm hết những gì có thể làm rồi, thay con trai chăm sóc ông lão như tôi, làm sao mà tôi không thấy hạnh phúc được đây?
Chỉ mong tôi khoẻ mạnh, bình an, không gây thêm rắc rối cho con cháu, để con cháu yên tâm làm việc, vậy là đủ rồi.
Chăm sóc mẹ chồng 2 tháng ở bệnh viện, lúc hấp hối, bà đưa một bọc đen, trăng trối 4 từ khiến tôi đau đớn bật khóc
Tôi không ngờ đến lúc cuối đời, mẹ chồng lại nói câu đó với đứa con dâu mà bà từng ghét bỏ.
Gia đình chồng tôi rất khắt khe. Tôi lại là một đứa trẻ mồ côi mẹ từ nhỏ, lớn lên trong sự chăm sóc, dạy bảo của bố và chị gái nên về ứng xử còn nhiều vụng về, thiếu sót. Tôi cũng tự nhận ra điểm yếu của bản thân nên không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị chính mình.
Thời gian đầu về nhà chồng làm dâu, tôi không được lòng mẹ chồng. Thậm chí, nói đúng hơn, mẹ chồng còn có vẻ ghét bỏ tôi. Bà hay chê tôi vụng về, nấu bữa ăn cũng không ngon, lau cái nhà cũng không sạch, rồi cách nói chuyện còn quá nhút nhát, giữ kẽ, chưa hòa nhập với nhà chồng... Lúc đó, tôi áp lực lắm, đi làm về là lại sợ gặp mẹ chồng, sợ ánh mắt của bà nhìn mình.
Sống với nhau 4 năm, mối quan hệ giữa tôi với mẹ chồng mới dần cải thiện. Tôi hiểu được nếp sống của nhà chồng, biết được sở thích của từng người, cũng biết được bố mẹ chồng ghét điều gì nhất. Riêng mẹ chồng, tôi biết bà ghét sự giả dối nên chưa bao giờ dám nói dối, gạt bà dù là những chuyện nhỏ nhất. Có lẽ chính sự chân thành, thật thà của tôi đã làm mẹ chồng hiểu và thương tôi hơn. Bà cũng dạy tôi cách ứng xử với dòng họ bên chồng, cách chuẩn bị và nấu đám giỗ, tiệc tùng vì tôi là con dâu duy nhất trong nhà.
2 tháng trước, mẹ chồng tôi phát hiện bệnh ung thư phổi. Cả nhà đều bất ngờ lẫn lo lắng khi biết tin này. Tôi là người túc trực chăm sóc mẹ chồng nhiều nhất trong 2 tháng qua. Từ bệnh viện, về nhà, lại đi bệnh viện tuyến cao hơn,... tôi luôn rong ruổi theo hành trình chạy chữa cùng mẹ chồng. Vì mẹ, tôi cũng xin nghỉ phép không lương một năm, dự định khi nào tình hình sức khỏe mẹ ổn định hơn thì mới đi làm. Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng hiểu rõ một điều, chỉ sợ mẹ không sống nổi qua một năm. Phần vì ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh đã nặng lắm rồi. Phần vì tinh thần mẹ suy sụp thấy rõ nên việc điều trị càng khó khăn hơn.
Ảnh minh họa
Tuần trước, sức khỏe mẹ chồng tôi sa sút nghiêm trọng nên gia đình quyết định đưa mẹ về nhà. Trong mấy ngày ngắn ngủi ở nhà, bà luôn bảo tôi ở bên cạnh. Nhìn mẹ chồng chỉ còn da bọc xương là nước mắt tôi lại rơi. Lúc hấp hối, bà gắng gượng bảo tôi lấy trong hộc tủ cái bọc màu đen đưa cho bà. Rồi bà cầm cái bọc đó, dúi vào tay tôi, thì thầm 4 từ: "Cho con gái mẹ". Tối hôm đó, bà trút hơi thở cuối cùng.
Sự ra đi của mẹ đã để lại một nỗi đau lớn trong lòng cả nhà. Suốt mấy ngày làm tang lễ, ai cũng đau buồn, khóc lóc. Chỉ có tôi lại thấy mẹ đã được giải thoát khỏi những đau đớn do bệnh tật hành hạ, đó cũng là một điều hạnh phúc rồi. Dù đau lòng, tôi vẫn cố gắng lo chu toàn lễ tang của mẹ, theo đúng những gì bà đã dặn dò lúc tôi còn chăm sóc ở bệnh viện.
Tang lễ xong, tôi và chồng mở bọc đen mẹ đưa. Bên trong là 42 triệu, có cả tiền chẵn lẫn tiền lẻ, từ 5 ngàn đến 500 ngàn đều có đủ và được cột thành từng tập. Nhớ đến câu nói của mẹ, tôi lại bật khóc trong xót xa. Bà không gọi tôi là con dâu mà là con gái, đó là câu nói hay nhất mà tôi - một đứa mồ côi mẹ - được nghe. Nhưng đó cũng là câu nói cuối cùng.
Hôm sau, vợ chồng tôi có nói đến số tiền này với bố chồng và em gái chồng. Em ấy lấy chồng xa, mẹ bệnh cũng không chăm sóc được. Mẹ mất, em ấy mới về chịu tang. Bố chồng bảo chúng tôi chia đôi số tiền ấy ra, cho em chồng một nửa, tuy không nhiều nhưng cũng coi như là tài sản của mẹ. Tôi không có ý kiến gì nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh ấy nói mẹ trăng trối để lại cho tôi thì tôi giữ, đến anh và em gái là con ruột của mẹ cũng không có quyền động vào. Tôi muốn làm gì với số tiền đó thì làm. Tôi phải làm sao mới thỏa đáng nhất đây?
Được mẹ chồng chăm sóc chu đáo lúc ở cữ, tôi choáng váng khi nghe chính bà tiết lộ âm mưu động trời Tôi cố nén uất ức để rời khỏi nhà, không để bọn họ phát hiện tôi đã biết mọi chuyện. Nhưng từ hôm đó đến nay, tâm trí tôi không khi nào được yên. Tôi là người tự chủ về kinh tế, từ lúc chưa kết hôn cho đến bây giờ, khi đã có gia đình và sinh con, tôi vẫn có nguồn...